Trang chủNewsNhân quyềnQuyền con người trong thời đại số hóa ở Việt Nam

Quyền con người trong thời đại số hóa ở Việt Nam


Việt Nam luôn nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số.

Quyền con người thời số hóa

Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ khóa 77 tại New York (Mỹ). (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại New York)

Nhiều lợi ích từ công nghệ số

Những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là việc Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm tiến bộ, tích cực về nhân quyền, tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng các quyền của mình.

Hiện nay, số người dùng Internet tại Việt Nam đã lên đến hơn 70 triệu người, cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Hạ tầng viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và Internet cáp quang đã tới 98% số phường xã. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội cũng chiếm tới 78% dân số.

Không thể phủ nhận những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số tạo ra trong đời sống xã hội. Tại Việt Nam, người dân nhận được nhiều lợi ích từ chuyển đổi số và Internet. Nhờ chuyển đổi số, cuộc sống của con người đã quen dần với dịch vụ công trực tuyến và thụ hưởng nhiều giá trị mà Internet mang lại.

Sự phát triển của Internet và công nghệ số đã và đang mở ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Những tiện ích, dịch vụ số đang từng bước được phủ rộng trên cả nước. Hơn thế, sự ra đời và phát triển của các dịch vụ, ứng dụng, sản phẩm công nghệ trên nền tảng số đã đem lại sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam cũng đạt được nhiều thành quả trong quá trình chuyển đổi số, bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do Internet.

Tuy nhiên, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các dịch vụ mạng cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nhiều cảnh báo nguy cơ đến từ những giao dịch trên môi trường số. Đặc biệt, nạn tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền con người cũng như quyền riêng tư của cá nhân lẫn doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi phải có chủ trương, chiến lược và chính sách phù hợp, có tính dự báo để giải quyết thách thức và tận dụng các cơ hội mà Internet mang lại.

Quyền con người trên môi trường số
Trong thời đại số, với sự phát triển mạnh mẽ, không giới hạn của công nghệ thông tin, con người cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, quyền con người bị ảnh hưởng. (Nguồn: CAND)

Đảm bảo nhân quyền trên không gian mạng

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Có thể nói, Cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo làm thay đổi cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau trong xã hội số, đồng thời cũng đặt ra vấn đề an ninh và quyền riêng tư cá nhân. Vì vậy, cần nhận diện những lợi ích và thách thức trên không gian mạng về vấn đề bảo vệ quyền con người.

Các chuyên gia cho rằng, cần có những chính sách để quản lý hoạt động trên không gian mạng. Đặc biệt, có các quy định để bảo đảm quyền con người trong quá trình chuyển đổi số, để không ai bị bỏ lại phía sau. Theo thống kê của Bộ Công an, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Vì vậy, vấn đề quan trọng là làm sao để vừa quản lý, sử dụng hiệu quả, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân.

Trong thời đại số, thông tin cá nhân, dữ liệu hành vi của mỗi con người bị kiểm soát, thu thập là một nguy cơ không thể phủ nhận. Để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng, Việt Nam đã ban hành Luật an ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin… Trong đó, có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh doanh trên mạng Internet.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. Giải pháp này sẽ góp phần bảo vệ bí mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân và an ninh mạng. Đáng chú ý, Nghị định 13 được tiếp thu, hài hòa với thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền con người.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình ấy, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng để bảo đảm tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.

Nhiều chuyên gia nêu quan điểm, quyền con người ngoài đời thực được bảo vệ như thế nào thì trên không gian mạng cũng cần được bảo vệ như vậy. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước phục vụ nhân dân, quyền con người luôn là mục tiêu của sự phát triển.

Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực ASEAN và thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Điều đáng nói, nước ta luôn bảo đảm quyền con người, nhất là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số; nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào cuối năm 2025?

Theo thông tin mới nhất, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm biến thể Galaxy S25 Slim mới vào cuối năm 2025, sau khi các phiên bản Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra được trình làng.

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Động lực thực sự của kinh tế Hòa Bình

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Hòa Bình chú trọng việc phát triển công nghiệp, coi đây là hành trình tất yếu và đặt mục tiêu đưa lĩnh vực này thực sự trở thành động lực của nền kinh tế.

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày 20/11, mong nhận quà khác

Một hiệu trưởng ở TPHCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin...

Tuần Văn hóa – Thể thao

(ĐCSVN) - Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 04/12 với 11 hoạt động chính được tổ chức tại TP.Tân An, huyện Bến Lức, Đức Huệ. ...

Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

(ĐCSVN) - Hội thảo là cầu nối giữa các cơ quan Chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước và các chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế quý báu trong hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới,...

Triển khai Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(ĐCSVN) - Ngày 12/11, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được tổ chức nhằm cụ thể hóa, triển khai hiệu quả các quan điểm, mục...

Mới nhất