Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên sư phạm bị 'treo' sinh hoạt phí

Sinh viên sư phạm bị ‘treo’ sinh hoạt phí


Nhiều sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay đã nhiều tháng qua không nhận được tiền hỗ trợ sinh hoạt phí.

Đã khó lại càng khó

Trần Phương Liên, sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết đã ký cam kết làm việc trong ngành giáo dục để được miễn học phí và nhận hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí từ ngân sách.

Tuy nhiên sau đợt chi trả cho học kỳ I năm thứ nhất cách đây gần 1 năm, sinh viên này chưa nhận được thêm khoản hỗ trợ nào. Điều này gây khó khăn cho Liên vì gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. “Chính vì lý do được hỗ trợ sinh hoạt phí nên em đã chọn vào trường sư phạm để đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình” – Liên cho biết.

Khó khăn của Trần Phương Liên cũng là tình cảnh chung của sinh viên nhiều trường sư phạm trên cả nước. Theo Nghị định 116, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền học phí cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt.

Kinh phí này trích từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định.

Chính sách này đã khiến nhiều sinh viên quyết định đăng ký học ngành sư phạm để giảm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, đến giờ các sinh viên sư phạm vẫn bị nợ khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt phí này.

Lý giải việc nợ tiền sinh hoạt phí sinh viên, nhiều trường sư phạm cho biết thực tế này xuất phát từ việc đặt hàng đào tạo theo Nghị định 116 từ các địa phương và công tác phân bổ kinh phí còn nhiều vướng mắc.

Các địa phương không mặn mà đặt hàng do chính sách này quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn kinh phí.

Trong khi đó, lại không có cơ chế ràng buộc nào giữa sinh viên với địa phương. Ngoài ra, ngay cả khi sinh viên tốt nghiệp và quay về, các em vẫn phải thi tuyển viên chức theo các quy định của Bộ Nội vụ và chưa chắc trúng tuyển.

Sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM trong giờ làm đồ án môn học. (Ảnh: TẤN THẠNH)

Sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM trong giờ làm đồ án môn học. (Ảnh: TẤN THẠNH)

Nhiều vướng mắc

Báo cáo mới đây gửi Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho biết tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách.

Số sinh viên đăng ký hưởng chính sách là 30.807 người, trong khi số lượng các địa phương đặt hàng là 1.928 và giao nhiệm vụ là 5.563. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng là 23/63 tỉnh, thành.

Như vậy, số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD&ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học. Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai theo mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.

Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần nhỏ, trong đó có 2 trường trọng điểm là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Điều này ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD&ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cho biết do sự phát triển không đồng đều, chênh lệch điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cũng không thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật. Sinh viên đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu được chi trả kinh phí từ ngân sách địa phương nhưng sau khi tốt nghiệp có thể không trúng tuyển vào công tác trong ngành giáo dục của địa phương.

Thứ hai, việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ địa phương khác đến học không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vì kinh phí địa phương nào thì chỉ dùng để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đó.

Một bất cập nữa là nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên gắn với việc cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm nhưng không gắn với quyền được tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp làm cho các địa phương e ngại trong việc bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng không tuyển dụng được sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức phân công cho các cơ quan trên địa bàn triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đặt hàng đào tạo.

Sớm chi trả cho sinh viên

Trước khó khăn của sinh viên khi chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết trường phải làm công tác tư tưởng, động viên sinh viên để các em chia sẻ với khó khăn chung.

Với sinh viên diện chính sách, đặc biệt khó khăn, trường hỗ trợ trước một phần từ nguồn lực của trường. Dự kiến trong tuần tới, Bộ GD&ĐT có thể rót kinh phí hỗ trợ về. Khi có tiền, trường sẽ sớm chi trả cho sinh viên.

Địa phương đặt hàng theo nhu cầu

Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD&ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm.

Tuy nhiên Bộ GD&ĐT đề xuất không bắt buộc các địa phương phải thực hiện mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thực hiện theo Nghị định số 32 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Bộ GD&ĐT cho rằng quy định này bảo đảm quy định rõ trách nhiệm ngân sách nhà nước phải bảo đảm kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo phân cấp ngân sách.

Cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành trung ương thì ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí, cơ sở đào tạo thuộc các địa phương thì địa phương bố trí kinh phí thực hiện.

“Quy định này bảo đảm các sinh viên sư phạm sẽ được chi trả kinh phí theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay.

Đồng thời quy định này vẫn giải quyết được nhu cầu của các địa phương muốn đặt hàng tại các cơ sở đào tạo của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo khác có chất lượng cao hơn” – Bộ GD&ĐT nêu rõ. 

Hoãn thu học phí để giảm khó khăn

Đại diện Đại học Sài Gòn cho biết có gần 1.600 sinh viên trong 3 khóa đăng ký hưởng chính sách theo Nghị định 116. Ở mỗi khóa, trường đều gửi thông tin đến UBND, Sở GD&ĐT các tỉnh, thành nhưng hầu hết không phản hồi.

Hiếm hoi, năm 2021, chỉ Long AnNinh Thuận thông báo đặt hàng 34 sinh viên. Các em này đã được chi trả học phí và sinh hoạt phí đợt 1 và sắp được trả đợt 2. Năm 2022 và 2023 có Long An đã gửi thông báo đặt hàng và đang thực hiện các bước tiếp theo để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho các em.

Với số còn lại, nhà trường gửi đơn vị chủ quản là UBND TP HCM để giải quyết hỗ trợ. “Cả 3 năm qua, chúng tôi đều làm đúng quy trình nhưng hiện hơn 1.500 sinh viên chưa được nhận hỗ trợ”– đại diện Đại học Sài Gòn nói.

Hiện các trường làm nhiều cách để hỗ trợ sinh viên. Như tại Đại học Sài Gòn, trường hoãn thu học phí để sinh viên giảm bớt áp lực, đồng thời tiếp tục đề xuất đến cơ quan chủ quản.

(Nguồn: Người Lao Động)



Nguồn

Cùng chủ đề

Chàng trai Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Nhận ra niềm khao khát được đứng trên bục giảng, trở thành giáo viên dạy Văn, Thành quyết định từ bỏ công việc mình đã làm 3 năm qua để thi lại đại học sư phạm. Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp...

Kiến nghị sinh viên ngành “ít người học” được hưởng chế độ như sư phạm

Đó là một trong những nội dung kiến nghị của Câu lạc bộ Khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Tôn vinh những người dám dấn thân làm việc trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần có chính sách lương, thưởng, ưu đãi thỏa đáng cho...

Sinh viên ngành “đắt giá” nhất trường Sư phạm khoe tài năng nghệ thuật

Đêm hội chào tân khoa Toán - Tin tối ngày 12/10 có sự tham gia của gần 400 tân sinh viên K74. Chương trình nằm trong một chuỗi sự kiện được thiết kế dành riêng cho sinh viên năm thứ nhất. Khoa Toán - Tin hiện có hơn 2.000 sinh viên, điểm đầu vào năm qua là 26,04 đến 27,68 điểm cho tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, ngành Toán học lấy 26,04; sư phạm...

Học đến năm 2, sinh viên sư phạm chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí

Một phụ huynh có con học ngành sư phạm tại Trường đại học Sài Gòn phản ánh đến báo Tuổi Trẻ về việc sinh viên chậm nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí theo nghị định 116.Theo phụ huynh này, con anh đang học năm 2 sư phạm tiếng Anh ở Trường đại học Sài Gòn. Sinh viên vẫn chưa nhận được...

Gần 750 sinh viên sư phạm sắp được chi trả học phí và chi phí sinh hoạt

Tại buổi họp báo, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, về tiến độ triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại ca giang hồ một thời Bình ‘Kiểm’ vừa ra tù đã bị bắt giữ

Một nguồn thông tin cho hay, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an phía Nam vừa phối hợp cùng một số đơn vị liên quan, bắt giữ đại ca giang hồ một thời Bình “Kiểm”, tức Phạm Đức Bình (54 tuổi, quê Quảng Ninh).Thông tin cho hay, Bình “Kiểm” bị bắt để điều tra liên quan đến một vụ mua bán vũ khí quân dụng của đối tượng có biệt danh V. “mèo”.Bình “kiểm” từng bị tuyên...

Ông Kim Sang-sik thăm dò Indonesia, HLV đối thủ lên tiếng

Tại ASEAN Cup 2024 (tiền thân là AFF Cup) đội tuyển Việt Nam nằm chung bảng B ASEAN Cup 2024 cùng Myanmar, Lào cùng 2 đội mạnh là Indonesia và Philippines. Để chuẩn bị cho giải đấu, ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam đã lên kế hoạch bay sang 2 nước Indonesia và Philippines, dự khán các trận đấu của hai đội tuyển này trong đợt tập trung FIFA Days tháng 11. Khi được báo chí hỏi về...

Loại lá mọc đầy vườn không ai hái lại là kho canxi, tốt cho gan

Bổ sung canxi tự nhiênĐể có hệ xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương, chúng ta thường nghĩ ngay đến sữa. Tuy nhiên, lá ớt lại là lựa chọn bất ngờ không kém. Với hàm lượng canxi lên đến 233mg/100g, lá ớt vượt xa sữa tươi (chỉ chứa khoảng 118mg/100g), biến chúng trở thành một nguồn bổ sung canxi tự nhiên vô cùng quý giá. Không chỉ vậy, lá ớt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất...

Bị ngã rạn xương, ‘Nữ hoàng Wushu’ Thuý Hiền trình diễn thế nào ở ‘Chị đẹp’?

Đúng với tinh thần của Chị đẹp đạp gió Thúy Hiền đã “đạp” những cơn “sóng gió” đầu tiên khi cô vượt qua cơn đau vì chấn thương. Trước đêm diễn, cựu vận động viên Wushu Thúy Hiền gặp sự cố ngã mạnh, dẫn đến bị rạn xương, trật khớp và không thể di chuyển. Cô phải nhờ một nhân viên trong ê-kíp hỗ trợ cõng lên sân khấu. Năm 1993, khi mới 14 tuổi, Thúy Hiền đã xuất...

Chân xuất hiện 5 dấu hiệu này có thể thận đang ‘kêu cứu’

Dưới đây là 5 dấu hiện cảnh báo thận đang “kêu cứu” tuyệt đối không được coi nhẹ.Màu sắc da bất thườngDa là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là một trong những bộ phận đầu tiên báo hiệu những vấn đề bên trong. Khi thận suy yếu, da trở thành “người phát ngôn” cho những thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể.Sự tích tụ chất thải trong máu do thận không thể lọc...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo doanh nghiệp và ứng viên GenZ

(NLĐO) – Không chỉ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, ngày hội Thực tập và Việc làm TP HCM 2024 còn mở rộng cơ hội ứng tuyển là người lao động khu vực lân cận. ...

Mới nhất

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác thương mại với Ả-rập Xê-út

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim vừa...

Trí Việt dự tính mua lại 8 triệu cổ phiếu quỹ, “cược” lớn vào cổ phiếu MWG

Một phần ba tài sản của Trí Việt đang sử dụng để đầu tư vào cổ phiếu MWG và tạm thời ghi nhận khoản lãi lớn. Công ty này cũng nằm trong số ít doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu của chính công ty. Trí Việt dự tính mua lại 8 triệu cổ phiếu quỹ, “cược”...

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ...

Thúc đẩy hợp tác thông tin và truyền thông với các nước Trung Đông

Các buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại UAE, Saudi Arabia và Qatar góp phần đưa quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông của Việt Nam với Trung Đông ngày càng thiết thực, hiệu quả. Từ ngày 28-31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến...

Mới nhất