Trang chủNewsThời sựCông tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây...

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước


Bộ Ngoại giao đã nỗ lực cùng các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, qua đó duy trì môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (phải) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahorm Sar Kheng dự Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 12, tháng 4/2023. (Nguồn: TTXVN)

Với truyền thống là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Công cuộc xây dựng, bảo vệ các đường biên giới, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các quyền và lợi ích của quốc gia gắn với các đường biên giới, chủ quyền lãnh thổ có vai trò trọng yếu đối với việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định, giữ vững quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trên bộ, trên biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bám sát những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, Bộ Ngoại giao đã nỗ lực cùng các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, qua đó duy trì môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể là:

Về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo

Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương biên giới, các cơ quan, lực lượng liên quan của các nước láng giềng triển khai toàn diện công tác phối hợp quản lý biên giới theo các văn kiện pháp lý về biên giới giữa Việt Nam và các nước. Các vụ việc phát sinh trong công tác quản lý biên giới được xử lý thỏa đáng, không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và các nước cũng như giữa các địa phương biên giới. Tình hình trên toàn tuyến biên giới đất liền cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo, tạo thuận lợi cho công tác đàm phán, quản lý cũng như phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh biên giới và cả nước nói chung.

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15. (Nguồn: TTXVN)

Trên biển, tình hình Biển Đông diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường hơn, làm tăng nguy cơ cọ xát, tác động trực tiếp đến môi trường hoà bình và thịnh vượng của khu vực nói chung, công tác bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích trên biển của ta nói riêng. Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao đã chủ động theo dõi sát tình hình, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, các lực lượng chức năng kịp thời đề xuất, tham mưu các biện pháp đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của ta trên Biển Đông từ sớm, từ xa; có các biện pháp thích hợp đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền lợi của ta ở Biển Đông. Nhờ đó, các hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên và đánh bắt thủy hải sản được bảo đảm diễn ra bình thường trên thềm lục địa và các vùng biển Việt Nam.

Về công tác đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới

Về một số vấn đề tranh chấp còn tồn đọng, thời gian qua Bộ Ngoại giao tiếp tục duy trì, thúc đẩy các cơ chế đàm phán với các nước liên quan, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia, Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực, chủ động thúc đẩy đàm phán với phía Campuchia để tìm kiếm giải pháp thỏa đáng.

Với việc giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiên trì phấn đấu nhằm đạt được giải pháp cơ bản, lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, chúng ta đã duy trì và thúc đẩy nhiều cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển với các nước như cơ chế đàm phán với Trung Quốc trong khuôn khổ Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, Nhóm công tác ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cơ chế đàm phán biển với Indonesia, Philippines, Malaysia. Bên cạnh đó, Việt Nam cùng các nước ASEAN duy trì lập trường thống nhất của khối về Biển Đông, cùng các nước ASEAN và Trung Quốc tích cực triển khai hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán, xây dựng nội dung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cùng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông tiến hành cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, đi sâu trao đổi về quan hệ song phương, các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm, ngày 9/11/2023, tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Hòa)

Về công tác phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu biên giới và hợp tác quốc tế

Bên cạnh việc nỗ lực giải quyết các vấn đề biên giới, một trong những điểm sáng là Bộ Ngoại giao đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được Quốc hội thông qua năm 2023, góp phần định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là các khu vực biên giới, biển đảo.

Cùng với đó, Bộ Ngoại giao thường xuyên phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ban, ngành hỗ trợ các địa phương biên giới trong công tác mở/công nhận/nâng cấp cửa khẩu, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông ở khu vực biên giới; nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động thông quan hàng hóa, xuất khẩu các mặt hàng nông sản… Công tác hiện đại hóa quản lý và phát triển biên giới, cùng với việc đưa vào vận hành cửa khẩu số, nghiên cứu hợp tác thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh bước đầu đã đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Trong lĩnh vực phát triển du lịch biên giới, một trong những dấu ấn nổi bật thời gian qua phải kể đến sự kiện Việt Nam và Trung Quốc chính thức vận hành thí điểm khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) ngày 15/9/2023, góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển và đi vào chiều sâu.

Trên biển, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ta đã tích cực trao đổi và mở rộng hợp tác quốc tế về biển với các nước trong và ngoài khu vực có cùng quan tâm như Ấn Độ, Pháp, Australia… trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Bên cạnh đó, ta tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế về biển và đại dương; chủ động nghiên cứu tham gia điều ước quốc tế về biển, ký kết các dự án, chương trình hợp tác về biển. Qua đó, thúc đẩy kinh tế biển phát triển, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, tăng cường xây dựng lòng tin, xây dựng cơ chế phối hợp tích cực trong hợp tác quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh trên biển, tạo môi trường thuận lợi để sớm hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ chủ trì Hội thảo quốc tế về pháp luật biên giới lãnh thổ tổ chức tại Hà Nội, tháng 9/2023.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ chủ trì Hội thảo quốc tế về pháp luật biên giới lãnh thổ tại Hà Nội, tháng 9/2023. (Nguồn: TTXVN)

Về công tác thông tin, tuyên truyền

Với nhiều nỗ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức mới đa dạng, phong phú, các cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đã có được nhận thức đúng đắn đối với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Lập trường chính nghĩa của ta được đông đảo đối tác, bạn bè quốc tế ủng hộ. Nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới lãnh thổ, tập huấn nâng cao năng lực quản lý biên giới được Bộ Ngoại giao chú trọng đẩy mạnh đã góp phần làm sâu sắc hơn hiểu biết và nhận thức của người dân về công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới lãnh thổ, trong đó phải kể đến Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho các già làng, trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam – Lào (12/2022), các hội thảo quốc tế tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ký kết UNCLOS 1982, 10 năm ban hành Luật Biển Việt Nam, 20 năm ban hành Luật Biên giới quốc gia…

Có thể nói, từ sau Hội nghị Ngoại giao 31 đến nay, công tác biên giới lãnh thổ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, thực chất với các nước; qua đó thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại được đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng; nâng cao rõ rệt vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tham luận tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho các Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam-Lào, ngày 6/12/2022.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều bất ổn, thách thức, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ cũng như phát huy tốt tiềm năng để phát triển ở các vùng biên giới, biển đảo, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương thời gian tới cần làm tốt một số nhiệm vụ: (i) quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về biên giới, lãnh thổ quốc gia; phát huy hiệu quả các cơ chế phối hợp quản lý biên giới; (ii) kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh trên biên giới; (iii) ứng phó hiệu quả, sáng tạo, linh hoạt với những vấn đề, thách thức mới nổi tại khu vực biên giới cũng như trên biển; (iv) tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quản lý đường biên giới; (iv) đẩy mạnh hơn nữa giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới của ta với các địa phương các nước láng giềng tiếp giáp; (v) làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm củng cố vững chắc lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đường lối, chính sách về biên giới lãnh thổ.

Để sớm đạt được những mục tiêu này, điều quan trọng là cần thúc đẩy sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, lực lượng làm công tác biên giới, bám sát các nguyên tắc chỉ đạo và mục tiêu cụ thể đã đề ra tại Đại hội XIII, tận dụng điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giải quyết, xử lý vấn đề biên giới lãnh thổ và thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế – xã hội.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trường nói gì về việc “bắt học sinh cởi áo khoác diễn giữa trời lạnh”

(NLĐO) - Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân - Đà Nẵng cho biết tiết mục đồng diễn chỉ trong 5-7 phút nên giáo viên có yêu cầu "cởi áo khoác". ...

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Ngày 18/12, Vanuatu đã đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ sau trận động đất có độ lớn 7,3 tàn phá nước này trước đó 1 ngày, buộc chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong 7 ngày, cùng lệnh giới nghiêm từ 18h-6h.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Cùng chuyên mục

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm vá nhiều chỗ. ...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng,...

Chỉ đạo rà soát lại công tác quy hoạch, trật tự xây dựng khu bãi sông

Kinhtedothi-Qua phiên giải trình cho thấy, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, đạt nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Sau một thời gian làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, phiên giải trình của Thường...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô...

Mới nhất

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

THILOGI là đơn vị góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nhằm tiếp cận với các xu hướng logistics mới, xây dựng mạng lưới đại lý,...

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch,...

Nhặt được 40 triệu đồng, một phụ nữ nộp lại để trả người đánh rơi

Trong lúc đến chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, anh Kim Hùng Cường đánh rơi hơn 40 triệu đồng, bốn tờ 2 USD cùng giấy đăng ký xe. Chỉ 3 phút sau, chị Nguyễn Ngọc Hương nhặt được và mang đến công an giao...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. ...

Mới nhất