Trang chủNewsNhân quyềnTruyền thông quyền con người thế nào cho hiệu quả?

Truyền thông quyền con người thế nào cho hiệu quả?

Để có thể truyền thông hiệu quả về các quyền con người, điều quan trọng nhất là xác định được trọng tâm truyền thông là gì. Điều này được khẳng định trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chú trọng mọi định hướng phải tập trung lấy dân làm gốc: “… trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Hội thảo Quyền con người quyền công dân theo tinh thần Nghị quyết 27NQ TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới do Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức Ảnh Viện Nhà nước và Pháp luật

Trước nguyên tắc này, các chương trình tuyên truyền sẽ phải tập trung vào trọng tâm đó. Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” (Đề án 407) và Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (Đề án 1079) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022. Thông qua 2 Đề án tuyên truyền này, người dân sẽ hiểu rõ các giá trị của quyền con người.

Hiểu đúng về quyền con người

Theo đề án 1079, truyền thông quyền con người bao gồm: (1) Hiểu biết một cách đúng đắn về quyền con người cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền con người là điều kiện tiên quyết để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người một cách hiệu quả; (2) Công tác tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài; (3) Truyền thông về quyền con người cần được triển khai trên cả 3 nội dung chính: phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền con người; tuyên truyền về các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người; giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình quyền con người ở Việt Nam.

Ở nước ta, công tác truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng với phương châm truyền thông phải đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lí hiệu quả đối với những xu hướng thông tin sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Truyền thông chính sách (TTCS) và truyền thông quyền con người (TTQCN) đều tập trung phục vụ cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà xuyên suốt là lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực cho sự phát triển; và phát huy tối đa yếu tố con người, bao gồm yếu tố năng lực, trí tuệ, đạo đức, phẩm chất con người Việt Nam.

Đảng, Nhà nước không có mục tiêu nào ngoài mục tiêu làm cho Nhân dân sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Mọi chủ trương, chính sách phải hướng đến người dân, người dân phải tham gia vào xây dựng chính sách pháp luật – tham gia tổ chức thực hiện chính sách pháp luật với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ – phản hồi lại các chính sách nào được, chưa được, chính sách nào cần bổ sung, hoàn thiện. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đích đến cuối cùng là xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

5 nội dung truyền thông về quyền con người

Việt Nam hướng tới chăm lo tất cả quyền con người của mỗi công dân trong đó có trẻ em Ảnh minh hoạ VOV

TTVQCN bao gồm 5 nội dung xác lập tại Đề án 1079, trong đó 2 nội dung: Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người (QCN), kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về QCN, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập; Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm QCN trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại phía sau, những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về kết quả công tác bảo đảm và phát triển QCN của Việt Nam.

Các thông tin tích cực, đề cao các giá trị đạo đức, hướng thiện, lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Về bản chất, 2 nội dung này cũng bao gồm việc TTCS của Đảng, Nhà nước và thực tiễn thực thi chính sách.  

Đề án 1079 nêu rõ nội dung truyền thông luật pháp quốc tế về QCN, trong đó đặc biệt quan tâm tới 7 công ước quốc tế cơ bản về QCN mà Việt Nam là thành viên. Nội dung này xuất phát từ thực tiễn tính chất toàn cầu, phổ quát của QCN mà khi TTQCN cần phải soi chiếu và các chuẩn mực, pháp lí phổ quát về QCN.

Về bản chất, quá trình xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay không thể thiếu giai đoạn nghiên cứu khả thi, kinh nghiệm quốc tế và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, về bản chất nội dung của 2 công tác truyền thông này không khác nhau, trong đó, TTVQCN được qui định theo Đề án 1079 chi tiết, cụ thể hơn.

Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí, Nghị định 09/2017/NĐ-CP và Nghị định 72/2015/NĐ-CP là các sở cứ quan trọng, chủ yếu cho công tác TTCS và TTVQCN, được qui định rõ trong Đề án 1079 cũng như Đề án 407 về TTCS.

TTQCN cũng vậy và được nêu rõ trong Đề án 1079 ở phần quan điểm là “Công tác tuyên truyền về QCN là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài. Kết quả tuyên truyền về QCN là một trong những tiêu chí khách quan đánh giá hiệu quả công tác QCN của các cấp, các ngành. Công tác bảo đảm và thúc đẩy QCN đạt kết quả tốt là điều kiện quyết định để công tác TTVQCN đạt hiệu quả tốt”.

Một trong trong 5 mục tiêu của Đề án 1079 cũng là “100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kì cho báo chí về công tác QCN theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác QCN kịp thời và tương xứng với các nỗ lực và thành tựu đảm bảo QCN của các cơ quan chức năng nói riêng và cả nước nói chung”.

Những yêu cầu mới trong kỷ nguyên số

Hiện nay, truyền thông số phát triển mạnh mẽ thay đổi thói quen tiếp cận thông tin của người dân, mang theo cả các lợi ích và mặt trái, buộc các lực lượng làm công tác truyền thông phải luôn cập nhật, nâng cao kỹ năng, hạn chế tối đa tác hại. Nhiều vụ việc nổi cộm trên không gian báo chí, truyền thông (trong đó có vụ việc trở thành “sự cố truyền thông”) ảnh hưởng lớn đến tâm lý xã hội, sản xuất kinh doanh, thậm chí trật tự an ninh, đối ngoại… có nguyên nhân xuất phát một phần từ sự thiếu kinh nghiệm xử lí truyền thông hiệu quả từ phía các cơ quan hành chính nhà nước.

Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa hình thành được đội ngũ cán bộ làm TTCS chuyên trách, chuyên nghiệp, chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí được nguồn lực phù hợp…

Do đó, cần thống nhất trong tư duy tiếp cận về TTCS: TTCS thuộc chức năng của chính quyền, là nhiệm vụ của chính quyền. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh, là phương thức, là công cụ tuyên truyền cho chính sách mới, nhưng gốc vẫn là việc hoạch định chính sách. Việc hoạch định, ban hành và thực thi chính sách nhiều lúc, nhiều nơi thiếu hẳn khâu đánh giá tác động truyền thông, dẫn đến không được truyền thông đúng cách và đủ “liều lượng”.

Cụ thể đối với TTQCN, cần xác định rõ các bộ, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ cũng như sở, ngành thành viên các Ban Chỉ đạo Nhân quyền địa phương nói riêng và toàn bộ hệ thống chính trị nói chung có trách nhiệm TTQCN, truyền thông về quá trình xây dựng, thực thi và hoàn thiện chính sách với trung tâm là phục vụ nhân dân – lấy con người làm yếu tố trung tâm.

Các bộ, ngành và địa phương cần khẩn trương ban hành kế hoạch tổng thể và cụ thể về TTCS, TTQCN, để từ đó có lộ trình, bước đi, đội ngũ và nguồn lực triển khai công tác truyền thông một cách bài bản, chuyên nghiệp. Hiện tại mới có 10 bộ và 24 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 1079.

Kinh tế báo chí chưa được chú trọng đúng mức để cơ quan báo chí có thêm nguồn lực tham gia vào quá trình TTCS, TTQCN một cách hiệu quả. Công tác quản lý báo chí chủ yếu được coi là việc của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, trong khi nhiều cơ quan chủ quản gần như buông lỏng. Việc báo chí thực hiện chức năng phản biện chính sách cũng rất quan trọng, vì nó góp phần hoàn thiện chính sách. Phải khẳng định rằng không phải sự cố “khủng hoảng truyền thông” nào cũng có nguyên nhân từ báo chí. Do đó, cần thiết các địa phương cũng như các bộ, ngành Trung ương quan tâm đúng mức, giao nhiệm vụ tương xứng, đảm bảo đủ điều kiện, nguồn lực cho cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ.

Công tác truyền thông có lúc, có nơi chưa được coi trọng. Một số cơ quan chưa biết cách làm công tác này. Năng lực giải thích, diễn giải cụ thể chính sách, qui định của một số cơ quan nhà nước để người dân hiểu và chủ động tuân thủ còn hạn chế. Việc chủ động tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí vẫn được coi là việc “khó”, tâm lí cán bộ ngại tiếp xúc với báo chí khá phổ biến ở nhiều bộ ngành, địa phương, dẫn đến việc báo chí gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn thông tin chính thống để giải thích chính sách. Đây là các khâu yếu cần khắc phục mà Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền và các bộ, ngành Trung ương sẽ tiếp tục duy trì công tác tập huấn, nâng cao năng lực truyền thông cho các lực lượng.

Cần khẳng định các lực lượng truyền thông như các cán bộ làm công tác QCN ở Trung ương và các địa phương, cơ sở là lực lượng nòng cốt trong triển khai công tác TTCS và TTQCN. Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang giao các đơn vị chức năng thực hiện việc hướng dẫn, cầm nhịp, hỗ trợ các địa phương trong triển khai công tác truyền thông. Các đại biểu của Ban Tuyên giáo các tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, Công an các tỉnh – thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền của địa phương và cơ quan báo, đài các tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với nhau và với các đơn vị chức năng của Bộ, Ban Chỉ đạo Nhân quyền để truyền thông thỏa đáng về chính sách và thành tựu QCN ở Việt Nam, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đại hội Đảng XIII và các văn bản pháp luật hiện hành về tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Vi Minh

Cùng chủ đề

Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1

UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng Krí, xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để xây dựng Thủy điện Đăk Lô 1. Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng...

Mê “chất sống hàng hiệu”, cư dân tấp nập đổ về San Hô

Được bao quanh bởi “thiên đường vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng” đa trải nghiệm, phân khu San Hô - Vinhomes Ocean Park 2 được khách hàng ưa chuộng vì nhìn thấy “chất sống hàng hiệu” vừa tiện nghi, hiện đại, vừa tĩnh tại, an nhiên. Mê “chất sống hàng hiệu”, cư dân tấp nập đổ về San Hô - Vinhomes Ocean Park 2Được bao quanh bởi “thiên đường vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng” đa...

Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines

Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vừa được Bộ GTVT cấp lại cho Vietravel Airlines, toàn bộ cổ đông của hãng bay du lịch này đều là các pháp nhân trong nước. Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vừa được Bộ GTVT cấp lại cho Vietravel Airlines, toàn bộ cổ đông của hãng bay du lịch này đều là các pháp nhân trong nước. ...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục và tăng cường dạy học tiếng Việt tại Hungary

Sau chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hungary. ...

Cục Thuế trả lời vụ tiền đất tăng đột biến ở Nha Trang do tỉnh chưa có chỉ đạo khác

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản trả lời việc chủ dự án ở TP Nha Trang xin nộp tiền đất theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhưng không được. Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài "Vì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Mới nhất

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Ngày hội Đại đoàn kết cùng người dân Lào Cai

Sáng 10/11, nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con nhân dân tại Nhà Văn hóa Hữu nghị Việt - Trung ở xã Bản Phiệt, huyện...

Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tiếp tục bất bại trước Viettel

(NADS) - Làm khách trên sân Mỹ Đình của chủ nhà Viettel, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tiếp tục bất bại. Làm khách trên...

Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCM

Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch...

Mới nhất