Trang chủNewsNhân quyềnCông tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã...

Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã có những bước tiến quan trọng

Vừa qua, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gặp mặt những nhà tài trợ tiêu biểu, tấm lòng vàng tâm huyết với sự nghiệp an sinh, xã hội, có đóng góp tích cực cho các hoạt động vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2023.

Theo Phó Chủ tịch nước, với những chủ trương, chính sách, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã có những bước tiến bộ quan trọng. Các vấn đề nảy sinh được giải quyết kịp thời và hiệu quả hơn. Những kết quả đạt được nhờ sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân với các nhà tài trợ tiêu biểu tấm lòng vàng đóng góp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam năm 2023 Ảnh VPCTN

Phó Chủ tịch nước biểu dương Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức hoạt động, vận động được khoảng 110 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 125 nghìn lượt trẻ em – đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2023. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh, thể hiện nỗ lực to lớn, đóng góp nhân văn của những tấm lòng nhân ái, góp phần chung tay tạo nên một hình ảnh đẹp về sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, xã hội đối với trẻ em.

Đặc biệt biểu dương sự tích cực ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất cho các hoạt động vì trẻ em Việt Nam của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, Mạnh Thường Quân trong suốt thời gian qua, Phó Chủ tịch nước cũng ghi nhận sự đóng góp các bộ, ngành liên quan, trong đó nòng cốt là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đã có những chỉ đạo sát sao, quan tâm định hướng đến Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để các hoạt động đúng quy định của Đảng, Nhà nước, theo kịp tình chung của trẻ em Việt Nam; ghi nhận sự hỗ trợ kịp thời của các thành viên Hội đồng Bảo trợ trong triển khai các hoạt động của Quỹ.

Phó Chủ tịch nước mong muốn, trong thời gian tới, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp tục nỗ lực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, các thức vận động phù hợp với tình hình mới, ngày càng huy động được nhiều tấm lòng nhân ái, lan tỏa ý nghĩa hoạt động của Quỹ để chăm lo cho trẻ em một cách căn cơ, bền vững.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, thành viên Hội đồng Bảo trợ tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật về trẻ em; nắm chắc tình hình và đề xuất kịp thời các chính sách để giải quyết tốt nhất các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đồng thời, Phó Chủ tịch nước mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục chung tay, góp sức với cả hệ thống chính trị và xã hội trong chăm lo cho trẻ em, đặc biệt trẻ có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện phát triển toàn diện.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quà động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Thanh Hà vào tháng 62023 Ảnh VPCTN

So với các tổ chức, hội, quỹ khác, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có căn cứ pháp lý quan trọng, là quỹ duy nhất của Nhà nước thành lập từ năm 1992 theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (nay là Luật Trẻ em 2016), được quốc tế công nhận. Hoạt động của Quỹ nhận được sự quan tâm của các bộ ngành, địa phương, nhất là các nhà hảo tâm. Trong năm 2023, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam nỗ lực thay đổi nội dung và hình thức hoạt động, bước đầu có nhiều đổi mới để thực hiện nhiệm vụ và đạt kết quả tích cực.

Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam còn phối hợp các quỹ, hội, tổ chức trong và ngoài nước để triển khai các hoạt động thiết thực để trẻ em được chăm lo tốt nhất; kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân và thành viên Hội đồng Bảo trợ có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội, sự nghiệp vì trẻ em.

Theo báo cáo, trong năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã huy động được hơn 99 tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 125.500 lượt trẻ em. Hoạt động hỗ trợ của Quỹ tập trung chủ yếu vào nhu cầu thực tế của trẻ em ở vùng khó khăn cũng như các mục tiêu mà nhà nước ưu tiên cho trẻ trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ.

Một số hoạt động tiêu biểu như phẫu thuật nụ cười; hỗ trợ xây dựng lớp học, nhà nội trú; hỗ trợ xe đạp; hỗ trợ học bổng… Các hoạt động của Quỹ ngày càng thiết thực đã tạo thêm niềm tin, uy tín của Quỹ với các nhà tài trợ và với cộng đồng xã hội.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

Hướng tới Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV – năm 2024: Ngày hội lớn của đồng bào các...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV - năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 11. Là địa phương có trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, Đồng Nai xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng...

30 năm Chủ nhật xanh: Hành trình vì TP Bác xanh hơn

Tính từ ngày ra đời, Chủ nhật xanh đến nay đã bước qua chặng đường 30 năm, một hành trình đủ dài để có thể khẳng định sức sống của một phong trào hành động cho TP Bác xanh hơn. Phó bí thư Đoàn...

Báo Tuổi Trẻ chuyển tặng hơn 1.000 quyển sách cho học sinh ở Hà Tĩnh

Ngày 12-11, ông Trần Đề - hiệu trưởng Trường TH & THCS Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh - cho biết nhà trường đã nhận thêm 580 quyển sách quý do báo Tuổi Trẻ chuyển đến từ TP.HCM giúp xây thư viện cho các em học sinh. ...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang tỉnh...

(Bqp.vn) - Ngày 08/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư cảm ơn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định trong việc phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ thành công phi công. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:Kính gửi:...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số tại Binh chủng Hóa học

(Bqp.vn) - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số tại Binh chủng Hóa học. Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì buổi làm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích...

Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn… Nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý và sử dụng vật liểu nổ công nghiệp...

Hãng tàu MSC Thụy Sĩ đóng góp hơn 700 triệu đồng, mong bà con vùng bão lũ sớm ổn định cuộc sống

Chiều 12-11, đại diện Công ty TNHH Mediterranean Shipping Company (MSC) Việt Nam đã đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ gửi gắm 25.000 franc Thụy Sĩ (hơn 700 triệu đồng) đến đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại của bão lũ vừa qua. ...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và...

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn...

Mới nhất