Trang chủNewsNhân quyềnTỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn...

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2022

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81 điểm phần trăm trong giai đoạn 2016-2022.

Nông dân huyện Đăk Tô Kon Tum tích cực lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo

Thành tựu trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều những năm gần đây, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025, đang tạo bước tiến mới trong giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, nỗ lực thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác.

Tổng cục Thống kê cho biết, theo kết quả khảo sát mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2022.

Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81 điểm phần trăm trong giai đoạn 2016-2022.

Theo Tổng cục Thống kế, trong giai đoạn 2016-2022, khoảng cách về tỷ lệ nghèo đa chiều giữa dân tộc Kinh, dân tộc Hoa và các dân tộc thiểu số khá lớn nhưng đã được thu hẹp dần.

Kết quả này là nhờ hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ, toàn diện để hỗ trợ người nghèo. Đó là các chính sách giảm nghèo đặc thù, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.

Cơ quan thống kê nêu số liệu cụ thể, năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều tại các vùng dân tộc thiểu số là 23,7%, giảm 12,8 điểm phần trăm so với năm 2016, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2022 giảm 2,13 điểm phần trăm; dân tộc Kinh và dân tộc Hoa có tỷ lệ nghèo đa chiều là 2%, giảm 2,8 điểm phần trăm và bình quân mỗi năm giảm 0,47 điểm phần trăm.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, một số địa phương có tỷ lệ nghèo đa chiều còn cao do trình độ sản xuất thấp, hệ thống hạ tầng cho phát triển kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, sản xuất chủ yếu bằng các nghề thủ công và tự cung tự cấp.

Tính theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2021: Điện Biên có tỷ lệ nghèo đa chiều cao nhất là 34,5%, bình quân mỗi năm giảm 3,88 điểm phần trăm; Lai Châu là 2,9%, giảm 3,28 điểm phần trăm; Hà Giang là 25%, giảm 2,94 điểm phần trăm; Sơn La là 23,9%, giảm 2,84 điểm phần trăm; Kon Tum là 20,6%; giảm 2,67 điểm phần trăm; Gia Lai 22,7%, giảm 2,66 điểm phần trăm…

Còn theo chuẩn nghèo đa chiều mới theo Nghị định 07/2021 của Chính phủ, các tỉnh có tỷ lệ nghèo đa chiều cao nhất cả nước là: Hà Giang 37,9%; Lai Châu 28,6%; Điện Biên 27,8%; Sơn La 23,9%; Gia Lai 22,7%; Cao Bằng 20,1%…

Tại các Vùng kinh tế – xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi tất cả 6 vùng kinh tế đều có tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2021 giảm hàng năm, đặc biệt tại các vùng khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

Công nhân Công ty Điện lực tỉnh Hà Giang kéo điện lên thôn vùng cao

Theo Tổng cục Thống kê, vùng trung du và miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có thành tựu giảm nghèo nhanh nhất cả nước khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2021 là 12,1%, giảm 9,6 điểm phần trăm so với năm 2016 và bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2021 giảm 1,92 điểm phần trăm.

Tiếp đến là vùng Tây Nguyên 10,1%, giảm 8,5 điểm phần trăm so với năm 2016 và bình quân mỗi năm giảm 1,69 điểm phần trăm.

Xếp thứ 3 là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 5,7%, giảm 5,8 điểm phần trăm và bình quân mỗi năm giảm 1,17 điểm phần trăm; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 3,8%, giảm 4,8 điểm phần trăm và bình quân mỗi năm giảm 0,96 điểm phần trăm.

Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỷ lệ nghèo đa chiều thấp nhất cả nước lần lượt là 1,2% và 0,2%, giảm so với năm 2016 lần lượt là 1,8 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm, bình quân mỗi năm giảm lần lượt là 0,37 điểm phần trăm và 0,15 điểm phần trăm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành thường xuyên có những chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt những gia đình sinh sống tại các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Những kết quả ấn tượng của đất nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo suốt hàng chục năm qua có tác động rất lớn trong việc khơi dậy ý chí, nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo của cộng đồng xã hội.

Cùng chủ đề

Thi Bàn tay vàng ngành cấp nước TP.HCM: Xử lý tình huống sát thực tế

Sáng 15-11, Sawaco tổ chức hội thi “Bàn tay vàng công nhân ngành cấp nước TP.HCM” năm 2024 với chủ đề “Cấp nước an toàn - Trách nhiệm và tận tâm với xã hội”. ...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1386/ QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp...

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2024: Eurowindow Twin Parks

Chương trình bình chọn “Dự án đáng sống 2024” là năm thứ 7 Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đứng ra tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và sự ủng hộ của Hội đồng cố vấn gồm những chuyên...

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước và các địa phương

(ĐCSVN) - Sau nhiều năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long đã đi vào thực chất, phát huy được hiệu quả công tác, giúp các cơ quan hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Ngày 15/11, tại tỉnh Vĩnh Long, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã chủ trì...

Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

(ĐCSVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết hiệu quả, bền vững và thực chất giữa “ba Nhà” (Nhà nước - Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp) trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Cùng chuyên mục

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia...

Ngày 15/11, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp cùng Bộ Công an và UN Women tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái, hướng tới bình đẳng và...

Hà Nội ủy quyền cho địa phương về công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư

Từ ngày 12/11/2024 đến 12/11/2026, UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố cho UBND quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại). Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cưNhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô, từ ngày 12/11/2024 đến 12/11/2026, UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Mới nhất

Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc bị kết án, khó có thể tranh cử

(CLO) Lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc Lee Jae-myung bị tuyên án một năm tù treo vì tội khai man trong chiến dịch tranh cử tổng thống trước đây. ...

4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

Có phải bạn đã vô tình quên mật khẩu điện thoại? Dưới đây là 4 cách mở khóa nhanh chóng cho điện thoại Samsung khi quên mật khẩu đơn giản và nhanh chóng nhất!

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn...

Nữ idol TikTok LIVE Trần Hà Linh và bí quyết kết nối hàng triệu người hâm mộ

Để có được thành công như hiện tại, nhà sáng tạo nội dung TikTok LIVE Trần Hà Linh...

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Mới nhất