Trang chủNewsThế giớiCửa ải lớn mà EU phải vượt qua nếu muốn kết nạp...

Cửa ải lớn mà EU phải vượt qua nếu muốn kết nạp Ukraine



Lực cản từ Hungary là thách thức không nhỏ trong nỗ lực kết nạp Ukraine của Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng Budapest sẽ không tham gia “trong quyết định tồi tệ này”. (Nguồn: AP)
Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng Budapest sẽ không tham gia “trong quyết định tồi tệ này”. (Nguồn: AP)

Ngày 14/12, trước sự ngạc nhiên của thế giới, EU đã “bật đèn xanh” cho đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova. Theo Le Figaro (Pháp), đây là “quyết định mang tính lịch sử, tiến gần đến việc mở rộng một khối đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Nga”.

Trên mạng xã hội X, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh quyết định này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng, “đây là dấu hiệu về hy vọng cho Ukraine và châu lục”. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhận định: “Đây không phải hành vi từ thiện, mà là khoản đầu tư về an ninh”.

Tuy nhiên, nỗ lực ấy mới chỉ là bước chạy đà để vượt qua rào cản Hungary.

Cốc cà phê lịch sử

Thực tế, quyết định trên chỉ có sự đồng thuận của 26 nước thành viên EU. Cuộc họp tại Brussels không có mặt Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ông ghi rõ trong bản báo cáo của cuộc họp này là ông không tham gia biểu quyết. Tuy nhiên, EU vẫn sẽ cần sự ủng hộ của lãnh đạo Hungary tháng 3 hoặc tháng 6/2024 về điều kiện mà Ukraine phải tuân thủ để gia nhập khối. Hiện vẫn còn 3/7 điều kiện chưa được đáp ứng. Les Echos (Pháp) bình luận, quyết định của EU chỉ mang tính chính trị và “việc mở rộng khối sẽ là thách thức lớn cho việc quản trị EU”.

Nhiều nguồn tin cho rằng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đích thân trao đổi và đề nghị người đồng cấp Hungary ra ngoài uống cà phê. Một quan chức EU nói: “Không ai nghe thấy họ nói gì. Song không có vẻ ông Scholz ra lệnh cho ông Orban. Thủ tướng Hungary tự nguyện rời đi và tới phòng phái đoàn của mình”.

Với việc ông Orban ra ngoài theo đúng nghĩa đen, 26 nhà lãnh đạo còn lại đã tiếp tục thảo luận và cuộc bỏ phiếu không gặp trở ngại gì sau đó. Có nguồn tin cho rằng ý tưởng để ông Orban rời phòng họp nhằm cứu nỗ lực gia nhập EU của Ukraine đã được lên kế hoạch từ trước. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thừa nhận ý tưởng này là nỗ lực tập thể. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas gọi đây là “sự kiện thú vị trong sử sách” và đáng để bà đưa vào hồi ký sau này, nếu có.

Trong khi đó, ông Orban đã đăng một video lên mạng xã hội, mô tả điều này là “hoàn toàn vô nghĩa, phi lý và sai lầm”. Nói về quyết định bỏ phiếu trắng, Thủ tướng Hungary cho biết mình đã “dành tám tiếng để thuyết phục họ không làm điều này”. Theo ông, lãnh đạo EU khác muốn kết nạp Ukraine một cách “bất chấp”, vì vậy ông đồng ý với họ rằng ông sẽ mặc kệ mối nguy hiểm và để họ tự lo liệu.

Ngoài Ukraine, EU đã “bật đèn xanh” thúc đẩy hồ sơ ứng viên của Georgia và Bosnia – Herzegovina. Tuy nhiên, các nước này khó có thể gia nhập ngay trong nay mai, nhất là khi ông Viktor Orban sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên EU kể từ tháng 7/2024. Đáng chú ý, Le Monde cho biết, dù phản đối Ukraine gia nhập EU, Hungary lại ủng hộ hồ sơ của các nước vùng Balkan. Nhà nghiên cứu Ivana Rankovic tại Trung tâm Chính sách an ninh (Mỹ) nhận định từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2010, “ông Viktor Orban muốn đưa Hungary trở thành cường quốc khu vực. Các nước vùng Balkan có thể giúp Budapest thực hiện điều này”.

Khó sẽ thêm khó

Trên thực tế, đàm phán về tư cách thành viên EU sẽ bao gồm một loạt vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng và tính kỹ thuật. Ukraine sẽ mất nhiều năm để có thể sẵn sàng gia nhập khối. Và Thủ tướng Viktor Orban hiểu rõ ông vẫn còn nhiều cơ hội khác để ngăn quá trình này.

Nếu các nhà lãnh đạo EU nhận định Thủ tướng Hungary có thể bất ngờ rơi vào tình thế khó khăn thì họ đã phải thất vọng. Các cuộc đàm phán tiếp theo tại Brussels gặp trục trặc khi ông Orban sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn quyết định cụ thể và cấp bách hơn nhiều là gửi gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro (khoảng 55 tỷ USD) cho Kiev. Đây không phải là lần đầu tiên chính trị gia này sử dụng quyền phủ quyết để giành những nhượng bộ cho Budapest như miễn trừ nhập khẩu dầu của Nga, dù ông chưa bao giờ ngăn cản một thỏa thuận của EU.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “Hungary được tôn trọng trong Hội đồng châu Âu. Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của ông Orban, song sự tôn trọng ấy bao hàm trách nhiệm. Do đó, tôi mong rằng những tháng tới… ông ấy sẽ cư xử như người châu Âu và không ‘bắt cóc’ tiến bộ chính trị của chúng ta”.

Đáp lại, ông Balazs Orban, Cố vấn chính trị của Thủ tướng Hungary, cho rằng Budapest không tống tiền EU, mà trên thực tế là ngược lại. Ông ngụ ý nước này chỉ bắt đầu hợp tác nếu EU giải ngân khoản tiền 20 tỷ Euro, vốn bị đóng băng vì lo ngại của EU về quyền con người và tham nhũng ở nước này. Ông nhấn mạnh Hungary muốn có số tiền đó trước khi EU đồng ý chi thêm cho Ukraine.

Bất chấp diễn biến hậu trường, giới lãnh đạo châu Âu khẳng định sẽ giải quyết vấn đề viện trợ tài chính cho Ukraine đầu năm tới. Họ tin rằng có thể thuyết phục Thủ tướng Viktor Orban vào cuộc hoặc tìm cách thông qua viện trợ dù không có sự ủng hộ của Budapest. Khi được hỏi làm nào để thuyết phục chính trị gia này thay đổi lập trường về Ukraine, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel chỉ đáp lại, ông sẵn sàng đón nhận các đề xuất. EU đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, cho phép tất cả các thành viên, trừ Hungary, cấp tài trợ song phương cho Ukraine ngoài ngân sách năm 2024.

Với tinh thần “Hy vọng vào điều tốt nhất, nhưng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”, liệu EU và Ukraine có thể vượt “ải” Hungary?





Nguồn

Cùng chủ đề

Không chính danh vẫn có tác động

Thủ tướng Hungary Viktor Orban lại một lần nữa làm cho giới lãnh đạo EU bực bội khi tới Georgia ngay sau cuộc bầu cử quốc hội ở nước này. Hungary hiện là chủ tịch luân phiên đương nhiệm của EU còn Georgia...

Ông Trump cảnh báo EU sẽ trả giá đắt

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo nếu ông tái đắc cử, Liên minh châu Âu (EU) sẽ trả giá đắt vì không mua đủ hàng hóa Mỹ. ...

Hungary: Georgia đã tránh được nguy cơ trở thành Ukraine thứ 2

(Dân trí) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng, quốc gia Liên Xô cũ Georgia đã tránh được mối nguy trở thành Ukraine thứ 2. Trong chuyến thăm Tbilisi với tư cách Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu, ông Orban cho rằng người dân Georgia đã đưa ra lựa chọn đúng đắn khi ngăn đất nước họ trở thành một Ukraine thứ 2."Người dân Georgia đã đưa ra quyết định: Họ bỏ phiếu cho hòa bình....

Nga bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử tại Georgia

(Dân trí) - Nga ngày 28/10 lên tiếng bác bỏ cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử cuối tuần qua ở Georgia, trong đó đảng cầm quyền "Giấc mơ Georgia" giành chiến thắng với gần 54% số phiếu bầu. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ bất kỳ sự can thiệp nào của Nga vào cuộc bầu cử quốc hội tại Georgia vào cuối tuần này."Chúng tôi kịch liệt bác bỏ những cáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Israel phá đường dây gián điệp Iran, Ukraine “kêu” Mỹ tăng hỗ trợ quân sự, Nga triệu Đại sứ Phần Lan phản đối tịch...

Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Bài đọc nhiều

Có gì trong thiết bị lặn không người lái vừa được Thổ Nhĩ Kỳ trình làng?

Công ty quốc phòng STM ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa giới thiệu mẫu phương tiện lặn không người lái (UUV), dự kiến sử dụng cho nhiều nhiệm vụ dưới nước. ...

Google khởi tạo công nghệ AI có thể điều khiển máy tính

Google, công ty con của Alphabet, hiện phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể quản lý trình duyệt web để hoàn thành các tác vụ như tìm kiếm thông tin và mua sắm, theo báo cáo của The Information...

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu 19

Trung Quốc ngày 30.10 phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 19 lên trạm vũ trụ Thiên Cung, đánh dấu lần phóng thứ 4 trong giai đoạn ứng dụng và phát triển của trạm vũ trụ của nước này....

Bà Harris và ông Trump ‘so găng’ gay cấn trong các cuộc thăm dò toàn quốc

Kết quả thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos cho thấy Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump 3% trên toàn quốc. ...

Mỹ cảnh báo Trung Quốc về can thiệp bầu cử, Đức triệu Đại sứ Iran tại Berlin, Trung Quốc bắt “gián điệp” Hàn Quốc

Hezbollah bổ nhiệm thủ lĩnh mới, Indonesia và Nga tập trận hải quân lịch sử, Ấn Độ và Trung Quốc đẩy nhanh rút quân ở biên giới, Triều Tiên nhận công nghệ vũ khí từ Nga khiến Hàn Quốc lo lắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Israel phá đường dây gián điệp Iran, Ukraine “kêu” Mỹ tăng hỗ trợ quân sự, Nga triệu Đại sứ Phần Lan phản đối tịch...

Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nhà sản xuất UAV Mỹ nêu thiệt hại do lệnh cấm vận từ Trung Quốc

Công ty sản xuất máy bay không người lái (UAV) Skydio của Mỹ nói rằng lệnh cấm vận của Trung Quốc sẽ cản trở chuỗi cung ứng của họ trong nhiều tháng. ...

Thủ tướng Nhật Bản kỳ vọng bước đột phá mới trong hợp tác với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang sắp xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề một hội nghị quốc tế dự kiến diễn ra giữa tháng 11.

Mỹ cam kết hỗ trợ Hàn Quốc bằng năng lực hạt nhân

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Washington sẵn sàng hỗ trợ Seoul bằng cả năng lực quân sự hạt nhân và phi hạt nhân. ...

Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ “nỗi lo”

Nhật Bản đánh giá, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phóng sáng 31/10 có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm trước đây.

Mới nhất

QatarEnergy bàn thảo hợp tác cùng PVN, chờ sửa Luật Điện lực để làm dự án điện khí

Quốc vụ khanh Saad bin Sherida Al Kaabi nhất trí với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí cần lâu dài, ổn định với lộ trình, bước đi phù hợp, để hai bên 'không bỏ lỡ cơ hội...

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sửa khoản 3 Điều 15 dự thảo về hoàn thuế giá trị gia tăng

Đề nghị làm rõ hơn về khoản 3 Điều 15 về hoàn thuế giá trị gia tăng Liên quan đến nội dung sửa đổi quy định về hoàn thuế GTGT tại dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT được nêu trong Tờ trình của Bộ Tài chính gửi đến Chính phủ. Theo đó, tại Khoản 3, Điều 15 của...

Gia Lai đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

(ĐCSVN) - Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình trong phát triển nông nghiệp, Gia Lai đang tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp...

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động giữa Việt Nam và Qatar

(ĐCSVN) - Tiếp lãnh đạo Bộ Lao động Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động đi vào chiều sâu, bền chặt, ổn định, bài bản hơn, thúc đẩy đàm phán hiệp định về lao động và ký kết vào thời gian phù hợp; cho biết sẽ cử Bộ...

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu. Nhu cầu toàn cầu đối với sản phẩm bền vững ngày càng tăng Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà...

Mới nhất