Cộng hòa Dân chủ Congo là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo còn được gọi là Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire.
Vùng lãnh thổ thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi định cư của hai nhóm sắc tộc Bantu và Pygmy, bị phân chia thành những địa hạt tù trưởng và các vương quốc. Lịch sử vùng này được đánh dấu bởi sự ra đời của ba vương quốc lớn. Vương quốc Kongo được thành lập trên phần lãnh thổ phía Bắc Angola hiện nay, bên vùng cửa sông Congo từ thế kỷ XIV.
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hợp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía. Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc gia có đường bờ biển dài chỉ 40 km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương.
Người dân Cộng hòa Dân chủ Congo rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. (Nguồn: AFP)
Khi nhắc đến Congo, thật ra người ta chưa chỉ đích danh một trong hai quốc gia bên dòng sông Congo ở châu Phi. Cụm “Tết Congo” vốn quen thuộc với nhiều người Việt, nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết Congo lại là tên của hai quốc gia trên thế giới. Nước lớn hơn nằm phía đông nam châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo, nước nhỏ hơn là Cộng hòa Congo nằm phía tây bắc. Brazzaville là thủ đô của CH Congo, trong khi Kinshasa là thủ đô của nước CHDC Congo. Hai thủ đô nằm đối diện nhau qua dòng Congo, gần tới mức người từ bờ bên này có thể nghe thấy tiếng hét của người bên kia sông.
Thủ đô Brazzaville chỉ được ngăn cách với thủ đô Kinshasa bằng dòng sông Congo. Ảnh: Waters Economics. Đường biên giới khác thường này chính là kết quả của quá trình phân chia thuộc địa từ thời đế quốc: Brazzaville dưới quyền thực dân Pháp và Kinshasa dưới quyền đế quốc Bỉ. Sông Congo có dòng chảy không đủ cho tàu bè qua lại, vì vậy hai chính quyền Pháp và Bỉ từng xây hệ thống đường sắt cho hai thuộc địa bắt đầu từ cùng một điểm. Từ năm 1960, hai quốc gia Congo đều giành độc lập nhưng lại phát triển theo hai hướng khác nhau.
CHDC Congo cáo buộc Rwanda hậu thuẫn cho nhóm vũ trang M23 gia tăng hoạt động dẫn đến việc di tản của hàng chục nghìn người CHDC Congo kể từ cuối năm 2021. Rwanda phủ nhận cáo buộc này. Vụ tấn công xảy ra tối 23/10 tại khu vực ngoại ô Oicha ở vùng Beni, thuộc tỉnh Bắc Kivu. Thị trưởng Oicha cáo buộc nhóm Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF) có liên quan đến IS đứng sau vụ tấn công này. Theo một số nhân chứng sống sót trong vụ tấn công, sau sự việc trên, nhiều dân làng đang di chuyển đến khu vực an toàn hơn.
Ngày 30/10, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết xung đột và bạo lực leo thang đã khiến 6,9 triệu người ở Cộng hòa Dân chủ Congo phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, chủ yếu là cư dân ở miền Đông quốc gia châu Phi này. Xung đột và thiên tai trong nhiều năm qua đã trở thành hai trong số những tác nhân gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu từ Liên hợp quốc, hầu hết những người buộc phải rời bỏ nhà cửa đều sống ở các tỉnh miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm Bắc Kivu, Nam Kivu, Ituri và Tanganyika. IOM cho biết thêm chỉ riêng ở Bắc Kivu, có tới 1 triệu người đã phải di tản do xung đột giữa quân đội với nhóm phiến quân M23.
Ngày 11/12, Mỹ cho biết các bên liên quan trong cuộc xung đột ở miền Đông CHDC Congo nhất trí về một lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, bà Adrienne Watson cho biết Chính phủ Mỹ sẽ giám sát hoạt động của các nhóm vũ trang trong suốt thời gian ngừng bắn. Căng thẳng leo thang đã khiến khu vực dọc biên giới giữa CHDC Congo và Rwanda rơi vào tình cảnh khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. Trong khi đó, người phát ngôn lực lượng nổi dậy M23, ông Willi Ngoma khẳng định lệnh ngừng bắn trên không liên quan đến lực lượng này, tuy nhiên, M23 khẳng định tôn trọng lệnh ngừng bắn./.
Bùi Tuệ (tổng hợp và bình luận)