Trang chủNewsNhân quyềnBắc Ninh thực hiện 3 đột phá chiến lược thúc đẩy tăng...

Bắc Ninh thực hiện 3 đột phá chiến lược thúc đẩy tăng trưởng cao và đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội

Năm 1997, Bắc Ninh vẫn là tỉnh nghèo, thuần nông, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành (GDRP) mới đạt 2.020 tỷ đồng, xếp thứ 8/11 tỉnh/thành phố đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, đến hết năm 2021, Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hình thành 16 khu công nghiệp tập trung, củng cố các cụm công nghiệp làng nghề, thu hút vốn đầu tư các tập đoàn kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ…

Đến năm 2021, GRDP đã tăng lên 227,7 nghìn tỷ đồng, gấp 113 lần năm 1997, chiếm 3,4% GDP cả nước và xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Đây là dấu ấn quan trọng, đưa Bắc Ninh trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế cả nước.

Quy mô kinh tế tăng nhanh

Dù dân số tăng cao, nhưng GRDP bình quân đầu người của Bắc Ninh vẫn gia tăng và xếp thứ hạng cao trong cả nước. Năm 1997, GRDP bình quân đầu người mới 196 USD, thấp hơn mức 361 USD của cả nước. Đến năm 2021 ước đạt 6.740 USD, gấp 2,4 lần bình quân chung cả nước và xếp thứ 3/63 tỉnh/thành phố (Sau Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM).

Một góc thành phố Bắc Ninh Ảnh Cổng TT Bắc Ninh

Tính chung 25 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh đạt 16,7%/năm, cao hơn mức 7% bình quân chung cả nước. Trong đó, khu vực NLTS tăng thấp nhất (+2,6%/năm); khu vực CN-XD khẳng định vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng đạt 21,2%/năm, còn khu vực dịch vụ cũng đạt tốc độ tăng hai con số với 16,4%/năm. Với tốc độ tăng này, Bắc Ninh không chỉ góp phần trở thành cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô, mà còn đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của cả nước qua từng năm cũng như cả chặng đường 1/4 thế kỷ đã qua.

Nhờ huy động được nguồn vốn đầu tư lớn và gia tăng nguồn thu ngân sách, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Ninh đầu tư nâng cấp, sửa chữa, mở rộng hạ tầng kinh tế – xã hội và gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Trong đó, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn được ưu tiên đầu tư gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện, nâng cao chất lượng sinh hoạt của dân cư nông thôn.

Tính chung giai đoạn 2011-2021, toàn tỉnh đã huy động được 18.874 tỷ đồng để đầu tư cho chương trình. Trong đó, vốn NSTW hỗ trợ là 260 tỷ đồng, chiếm 1,4%; vốn NSĐP chi 14.565 tỷ đồng, chiếm 77,2%; vốn từ DN và dân cư là 727 tỷ đồng, chiếm 3,8% và vốn tín dụng là 3.322 tỷ đồng, chiếm 17,6%.

Chủ trương của tỉnh chú trọng phát triển kinh tế – xã hội có tính bao trùm với chất lượng tăng trưởng nâng lên; các chính sách an sinh xã hội vượt trội; giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội được đầu tư và ô nhiễm môi trường được giải quyết. Những tiến bộ và công bằng xã hội là nền tảng, động lực để thu hút nguồn nhân lực, sự đồng thuận cao giữa Nhân dân và nhà đầu tư, tạo ảnh hưởng lan tỏa từ các khu công nghiệp, đô thị tác động đến nông thôn, phát triển toàn diện.

Văn hóa, xã hội được chú trọng toàn diện, gắn bó với bản sắc văn hóa Bắc Ninh – Kinh Bắc

Ảnh minh họa Bộ Xây dựng

Về phát triển văn hóa, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển văn hóa, con người góp phần tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nghị quyết số 71-NQ/TU ngày 29/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”).

Tỉnh chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa; quản lý tốt các hoạt động lễ hội, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; tăng cường công tác quản lý, tu bổ, các di sản văn hóa, di tích lịch sử, cách mạng. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường tuyên truyền và nâng cao chất lượng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”…

Trong công tác phát triển giáo dục – đào tạo, Bắc Ninh là địa phương có phong trào giáo dục mạnh của cả nước, công tác dạy và học tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng, kết quả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọc duy trì trong tốp dẫn đầu toàn quốc. Quy mô, mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng, bố trí hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia được đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng đồng bộ và hiện đại với tỷ lệ 100% trường công lập được kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia. Chương trình “Sữa học đường” tiếp tục được triển khai hiệu quả ở 100% các cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân được nâng cao, người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng. Cơ sở vật chất ngành y tế được quan tâm đầu tư; bảo hiểm y tế mở rộng diện bao phủ; Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai hiệu quả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội.

Tỉnh cũng quan tâm giải quyết vấn đề việc làm và an sinh xã hội: Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội; hệ thống an sinh xã hội tỉnh ngày càng hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng được mở rộng, đảm bảo người dân trên địa bàn tỉnh đều được tiếp cận và hưởng đầy đủ các chính sách về an sinh xã hội, trợ cấp xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Công tác đào tạo lao động, giải quyết việt làm được quan tâm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường lao động. Tỉnh hỗ trợ gần 800 lao động nông thôn học nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 76%…

Nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy mạnh hơn trong công tác đào tạo và vấn đề việc làm để có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND quy định hỗ trợ học phí cho học sinh tốt nghiệp THPT học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021- 2022 đến hết năm học 2025-2026; phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện để mọi người lao động có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề.

Số người lao động có việc làm tăng thêm là 89.162 người, trong đó số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 1.262 người, số lao động được giải quyết việc làm thông qua Quỹ cho vay giải quyết việc làm là 15.466 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm, từ 1,74% (năm 2020) xuống 1,72% (năm 2022).

Phương Anh 

Cùng chủ đề

Hiện trạng dự án đường hơn 6.000 tỉ đồng làm 16 năm chưa xong

TPO - Dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) theo hình thức hợp đồng BT còn chậm tiến độ. Hiện nay dự án đã kéo dài 16 năm vẫn chưa thể hoàn thành. 16/11/2024 | 17:22 ...

TP.HCM hoàn thành hải trình mang tình yêu đến biển đảo tây nam Tổ quốc

Sáng 16-11, đoàn đại biểu TP.HCM đã về đến cảng Lữ đoàn 125 hải quân (TP Thủ Đức, TP.HCM), khép lại hành trình hướng về biển đảo phía tây nam của Tổ quốc. Ông Lộc nêu rõ trong những năm qua TP.HCM đã có...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng giữ chức Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 15/11/2024). * Ông Võ Văn Hưng sinh năm 1972, quê quán ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh...

VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai

Trong bước tiến mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tự hào đồng hành cùng Thủ Đức Innovation Fest 2024 (TDIF), sự kiện công nghệ ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Sự kiện diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/11 tại Công viên Bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức, dự kiến thu hút hơn 100.000 người và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Lớp nghề đặc biệt giúp con em dân tộc thiểu số chăm sóc cây trồng

Huyện Cư Jút, Đắk Nông có lớp Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hi vọng làm thay đổi thói quen canh tác, giúp con em nông dân, dân tộc thiếu số ứng dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đã tổ chức khoảng 13 - 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó...

Cùng chuyên mục

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo trao đổi về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, và xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong dịp này Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã trao vốn đồng hành cùng phụ nữ biên cương cho 13 phụ nữ nghèo của huyện biên giới Ea Súp với tổng...

Mới nhất

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm

(ĐCSVN) - Chuyên gia tin rằng trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, văn hóa tiết kiệm sẽ tiếp tục lan tỏa trong toàn xã hội, và việc xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm tiếp tục đạt được kết quả thực chất. Trả lời phóng viên TTXVN tại Trung Quốc về bài viết “Chống lãng phí”...

Hơn 4.000 thí sinh ở TP HCM tranh tài giải toán quốc tế

(NLĐO) - ELMO là cuộc thi Olympic toán học quốc tế được tổ chức hàng năm. Khi tham gia cuộc thi, học sinh Việt Nam sẽ...

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc được công nhận là Di tích Quốc gia

Tượng đài là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc-Nam son sắt, thủy chung và là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030. Nằm bên bờ Nam sông Ông Ðốc, tượng đài được xây dựng với chiều...

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Ngân hàng Thế giới vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 6,5% vào năm 2025... Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á...

Mới nhất