Trang chủNewsNhân quyềnĐa dạng các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Đa dạng các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học


Vườn Quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị ĐDSH cao, nơi lưu giữ, bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu, các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. Những năm qua, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước triển khai thực hiện công tác khảo sát, điều tra đánh giá tính đa dạng đối với hệ thực vật nơi đây. Trong quá trình thực hiện đã điều tra, phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị về kinh tế cũng như bảo tồn. Mặt khác, trên cơ sở kết quả điều tra đã đưa ra những biện pháp để khoanh vùng, bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị của các loài thực vật quý hiếm. Với kết quả điều tra khảo sát theo từng giai đoạn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã phát hiện, bổ sung nhiều loài thực vật mới cho danh mục thực vật của Vườn, bổ sung danh mục thực vật của Việt Nam và thế giới.

111d1080957t8714l5-134d0141121t2741l8-9.jpg
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ chú trọng quản lý, bảo vệ rừng, góp phần bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ông Trần Ngọc Cường – Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho biết: “Vườn Quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…”

Không chỉ tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, công tác bảo tồn, phát triển, phát huy các giá trị của tài nguyên thiên nhiên cũng được các địa phương quan tâm thực hiện. Ở xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, để bảo vệ cánh rừng lim 10ha với trên 300 gốc lim cổ quý hiếm, Hạt Kiểm lâm huyện cùng chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát để phòng cháy, chữa cháy rừng, xử lý kịp thời nếu có vụ việc mua bán, khai thác, vận chuyển trái phép từ rừng, đặc biệt là rừng lim cổ.

Cùng với đó, đẩy mạnh trồng cây, trồng rừng để bảo tồn ĐDSH. Hàng năm, Chương trình “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Các ngành chuyên môn, địa phương cùng thông tin, tuyên truyền, vận động người dân trồng các loại cây, nuôi vật nuôi bản địa đặc hữu, động vật hoang dã, góp phần bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của ĐDSH, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm duy trì, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ĐDSH nói riêng, nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH nói chung cho các đối tượng quản lý cấp huyện, xã, cộng đồng dân cư trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐDSH trên địa bàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đầu tư nguồn lực thực hiện nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH…

Bên cạnh đó, Phú Thọ đã xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tích hợp trong quy hoạch tỉnh với mục tiêu bảo vệ giá trị của các hệ sinh thái, các loài, các nguồn gen quý hiếm trên địa bàn, góp phần định hướng, xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Song song đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 1623/QĐ-TTg, ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Trên cơ sở đó đã đưa ra các nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về ĐDSH; chủ động nắm chắc tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến ĐDSH trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; huy động súc mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan trong bảo vệ ĐDSH, đồng thời nâng cao năng lực phục vụ phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan trong bảo vệ ĐDSH.

Nhờ đó, đến nay trên địa bàn đã xác định được nguồn gen các giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm để có giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát triển phù hợp, giảm thiểu các mối đe dọa đến ĐDSH, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò giám sát, phản biện của các Hội đồng Tư vấn

Nhiệm kỳ qua 2 Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ tỉnh đã làm tốt vai trò, chức năng tư vấn, tham mưu giúp cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thực hiện tốt vai trò, chức...

Video khoảnh khắc sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Khoảnh khắc cầu Phong Châu sập được camera hành trình ô tô ghi lại. Trước đó, vào khoảng 10 giờ 30 phút sáng 9/9, lãnh đạo UBND huyện Tam Nông (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận thông tin về việc nước lũ dâng cao chảy xiết đã cuốn sập cầu Phong Châu. Ngay lập tức, các cơ quan chức năng đã đến hiện trường nắm bắt tình hình và triển khai các nhiệm vụ. Mức độ thiệt...

Phú Thọ: sập cầu Phong Châu

Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ sáng nay, cầu Phong Châu (Phú Thọ) đã đột ngột sập xuống. Hiện chưa có thông tin chính thức về vụ việc, tuy nhiên theo một số nguồn tin, thời điểm cầu sập, có khả năng trên cầu có cả ô tô và xe máy. Được biết, cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ,...

Phát hiện ung thư não chỉ trong một giờ

Các nhà khoa học đã tìm ra một cách mới để phát hiện ung thư não nhanh hơn và ít xâm lấn hơn so với sinh thiết phẫu thuật. Chỉ cần 100 microlit máu để thực hiện phương pháp “sinh thiết lỏng” mới lạ này và trong vòng một giờ, phương pháp này có thể phát hiện các dấu ấn sinh học liên quan đến khối u thần kinh đệm -...

Sinh vật kỳ lạ đuôi khủng long, đầu chim ăn thịt

Được đặt tên là Venetoraptor gassenae, sinh vật này là tổ tiên của dực long, những con thằn lằn bay khổng lồ thống trị bầu trời kỷ Phấn Trắng. (Ảnh: Letters from Gondwana) ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tân Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hứa tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ kiểm sát nhân dân phải công minh,...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau ‘siêu bão’ lịch sử

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-6-nhom-nhiem-vu-giai-phap-lon-sau-sieu-bao-lich-su-380035.html

Bài đọc nhiều

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Cùng chuyên mục

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...

UNDP hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái

Ngày 13/9, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã trao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) 700 bộ đồ dùng gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ và người khuyết tật để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái.

Mới nhất

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc...

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu...

Ngư dân Bình Định liên tiếp cứu hộ rùa biển quý hiếm

TPO - Ngày 16/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết, đã có quyết định tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo vệ và bảo tồn rùa biển. Theo Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Bình Định, vào...

Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế cho biết, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố...

‘Từ khi làm Phó Thủ tướng tôi ký văn bản của Bộ Nội vụ nhiều nhất’

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: "Từ khi làm Phó Thủ tướng, tôi ký văn bản cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực của Bộ Nội vụ đầu tiên và nhiều nhất, không có văn bản gì để trên bàn tôi quá 2 ngày". Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khi làm...

Mới nhất