Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh Việt chuộng tiếng Pháp, Nhật ngoài tiếng Anh

Học sinh Việt chuộng tiếng Pháp, Nhật ngoài tiếng Anh


Trong hơn 60.000 học sinh theo học ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh ở trường, phần lớn chọn tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Trong dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (2013-2023), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết việc dạy và học ngoại ngữ có nhiều chuyển biến tích cực.

Đến nay, có 61 tỉnh, thành triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo. Tất cả tỉnh, thành đã dạy tiếng Anh hệ 10 năm, bắt đầu từ lớp 3. Số học sinh được học hệ 10 năm tăng 39% so với năm học 2013-2014, lên mức 68%, tương đương khoảng 12,2 triệu học sinh.

Ngoài tiếng Anh, 41 địa phương tổ chức dạy ngoại ngữ khác với hơn 60.000 em theo học. Trong đó, tiếng Pháp được dạy và học nhiều nhất với gần 30.800 học sinh. Kế đến là tiếng Nhật, Trung Quốc. Đây cũng là những môn ngoại ngữ được dạy ở cả ba cấp là tiểu học, THCS và THPT.

Các ngoại ngữ còn lại gồm tiếng Đức, Hàn, Nga chỉ được dạy trong một số ít trường THCS và THPT.

Trước đây, Ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc ở tiểu học mà ở bậc THCS và THPT. Theo chương trình phổ thông mới (chương trình 2018), Ngoại ngữ là môn bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Ngoài tiếng Anh, trong danh mục môn Ngoại ngữ còn có tiếng Trung, Đức, Nhật, Hàn, Pháp, Nga.

Theo hướng dẫn của Bộ, các trường dựa trên điều kiện thực tế và nhu cầu của học sinh, phụ huynh, chọn một trong số các ngoại ngữ nói trên để giảng dạy như môn bắt buộc (gọi là Ngoại ngữ 1). Ngoài ra, các trường có thể dạy thêm ngoại ngữ khác cho học sinh (Ngoại ngữ 2).

Thực tế hầu hết trường học chọn tiếng Anh làm Ngoại ngữ 1. Một số trường học ở các địa phương biên giới chọn tiếng Trung Quốc, trong khi tiếng Pháp, Nhật, Hàn được dạy chủ yếu ở các thành phố lớn.

Hà Nội, cô Nguyễn Thị Nhung, Hiệu phó trường THCS và THPT Lômônôxốp, cho biết hầu hết ngoại ngữ khác tiếng Anh được dạy trong trường phổ thông sẽ như “Ngoại ngữ 2” – môn tự chọn, tùy thuộc nhu cầu của phụ huynh và điều kiện của từng trường.

Như tại trường Lômônôxốp, ba môn Ngoại ngữ 2 được đưa vào giảng dạy gồm tiếng Đức, Nhật và Hàn. Trong đó, môn tiếng Đức đã được dạy từ lâu do trường là đối tác của Viện Goethe, trong khi hai môn tiếng Hàn và Nhật được đưa vào khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc đưa các ngoại ngữ này vào giảng dạy cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

“Chúng tôi mong muốn học sinh có cơ hội biết thêm nhiều ngoại ngữ để có thể tiếp cận với kiến thức trên thế giới dễ dàng hơn, trở thành những công dân toàn cầu, có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực”, cô Nhung nói.





Một tiết học với giáo viên nước ngoại tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) năm 2019. Ảnh: Lê Nam

Một tiết học với giáo viên nước ngoại tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) năm 2019. Ảnh: Lê Nam

Chương trình môn Ngoại ngữ 1 ở phổ thông có thời lượng 1.155 tiết. Trong đó, cấp tiểu học 420 tiết (4 tiết/tuần), cấp THCS có 420 tiết (3 tiết/tuần), còn ở THPT, học sinh học 315 tiết (3 tiết/tuần).

Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trường có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kỳ lớp nào, tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Đi cà phê, học ngoại ngữ miễn phí

Nằm trong một con hẻm cụt, The-Link thoạt đầu chỉ đơn thuần là không gian uống cà phê, kết hợp giữa phòng lạnh với sân vườn. Thế rồi những buổi học ngoại ngữ bắt đầu, dần hình thành lớp học và hoàn toàn miễn phí cho bất kỳ ai có nhu cầu học ngoại ngữ.Tôi muốn chia sẻ những điều nhận được...

Học sinh xem công cụ AI là ‘người thầy thứ hai’

Sau thuở bỡ ngỡ làm quen, trí tuệ nhân tạo đang trở thành công cụ 'bất ly thân' với nhiều học sinh trong quá trình học tập, phát triển bản thân cũng như xét tuyển vào các trường ĐH. Tìm ý tưởng viết luận, giải đề toán Bắt đầu tìm hiểu các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) từ đầu năm 2022, từ không biết nên nhập lệnh ra sao để AI có thể làm theo ý mình, đến nay...

Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền (TP Hải Phòng) đoạt giải nhất cuộc thi”Thiếu nhi Việt Nam – Vươn ra thế giới” năm 2024

Ngày 29-6, tại Nhà thiếu nhi TPHCM (quận 3, TPHCM) diễn ra  vòng chung kết toàn quốc và trao giải cuộc thi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới” năm 2024. Đây là một trong những sân chơi được tổ chức hàng năm dành cho học sinh của 63 tỉnh, thành trên cả nước tham dự. Đến tham dự vòng chung kết và trao giải có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa phụ huynh để vận động tài trợ sau bão số 3

Theo đó, để tránh áp lực đối với cha mẹ học sinh trong điều kiện khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm quy định về công khai học phí, các khoản thu, nhất là các khoản dịch...

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Tay máy Nha Trang đoạt giải thưởng cao nhất từ Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Thái Lan

Ông Lâm kể niềm đam mê với nhiếp ảnh đến với ông từ thời còn là sinh viên Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn (nay là Trường đại học Quy Nhơn). Khi đó thấy bạn học thường mang theo máy ảnh để chụp, ông tìm hiểu và dần đam mê nhiếp ảnh."Dù công tác trong ngành giáo dục, đam mê về...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Mới nhất

Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(MPI) – Tại Thông báo số 416/TB-VPCP ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp của Tổ Công tác số 2 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng...

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2, bạo lực chính trị đang trở thành điều bình thường ở Mỹ?

Sau nhiều thập kỷ không xảy ra bạo lực chính trị nhằm vào các ứng viên tổng thống của một trong hai đảng lớn, nước Mỹ đã trải qua hai sự cố trong vòng hai tháng và cả hai đều nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump. Theo kênh CNN, vào giữa tháng 7, ông Trump suýt bị một tay...

TS Nguyễn Ngọc Huy: “Vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc tới bão số 3”

(Dân trí) - "Nhìn lại thiệt hại sau bão số 3, tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin dự báo thời tiết", TS Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ cảm xúc.   "Nhìn lại thiệt hại sau bão số 3, tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết...

“Dạ tiệc đêm Rằm” – Lan tỏa tinh thần sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, 20h tối ngày 16-17/9, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dạ tiệc...
12:37:03

Xúc động những hình ảnh tiếp sức người dân Làng Nủ và vùng lũ

VOV.VN - Ở những nơi lũ bắt đầu rút, nhiều đoàn cứu trợ tiếp tục vận chuyển những chuyến hàng “0 đồng” từ khắp cả nước... đến vùng lũ, vùng cao để trao tận tay các hộ gia đình gặp khó khăn, bị thiệt hại do bão lụt gây ra.   VOV.VN Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/xuc-dong-nhung-hinh-anh-tiep-suc-nguoi-dan-lang-nu-va-vung-lu-post1121547.vov

Mới nhất