Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụccần sớm thành hiện thực

cần sớm thành hiện thực


Sáng 14.12, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (Nghị quyết 29, ngày 4.11.2013) của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Lương nhà giáo còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành nghề (trong 5 năm đầu, trung bình chỉ đạt 5 triệu đồng/tháng) ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Lương nhà giáo còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành nghề (trong 5 năm đầu, trung bình chỉ đạt 5 triệu đồng/tháng)

LƯƠNG CÒN THẤP, GIÁO VIÊN TRẺ NGHỈ VIỆC NHIỀU

Theo dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, về vấn đề phát triển đội ngũ, Bộ GD-ĐT cho biết bên cạnh các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút học sinh (HS) giỏi vào ngành sư phạm, Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo tới đội ngũ nhà giáo, với nhiều chính sách hỗ trợ ngoài lương để nhà giáo tăng thêm thu nhập như: phụ cấp thâm niên nhà giáo; phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các cấp học, môn học, đối tượng dạy học theo các mức từ 25 – 70%; phụ cấp vùng miền.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách tôn vinh, khen thưởng đội ngũ nhà giáo đã được các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện kịp thời, công khai, dân chủ…

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, thực tế vẫn còn nhiều bất cập về điều kiện làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ nhà giáo chưa tương xứng; lương nhà giáo còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành nghề (trong 5 năm đầu, lương nhà giáo trung bình chỉ đạt 5 triệu đồng/tháng), chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 29; mức lương và chế độ chưa tạo được động lực trong bối cảnh áp lực công việc của nhà giáo ngày càng lớn.

Tình trạng nghỉ việc của GV có xu hướng gia tăng chủ yếu do áp lực nghề nghiệp và chính sách tiền lương còn nhiều bất cập khiến GV lựa chọn việc làm khác có thu nhập cao hơn.

Báo cáo của Bộ GD-ĐT

Đáng chú ý, số lượng HS cả nước tăng nhanh do gia tăng dân số tự nhiên, cùng với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên (GV) ở nhiều địa phương. Việc tuyển dụng, quản lý biên chế GV theo địa giới hành chính nên khó khăn cho việc sắp xếp, điều chuyển GV từ nơi thừa sang nơi thiếu. Sức hút vào ngành còn hạn chế do áp lực công việc lớn, thu nhập còn thấp, nhất là đối với GV trẻ. Tình trạng nghỉ việc của GV trong mấy năm vừa qua có xu hướng tăng, GV nghỉ việc độ tuổi dưới 35 chiếm 60% tổng số GV nghỉ việc. “Tình trạng nghỉ việc của GV có xu hướng gia tăng chủ yếu do áp lực nghề nghiệp và chính sách tiền lương còn nhiều bất cập khiến GV lựa chọn việc làm khác có thu nhập cao hơn. Đội ngũ nhà giáo đang chịu tác động bởi nhiều văn bản quy phạm khác nhau nên việc điều chỉnh chính sách đối với GV gặp nhiều khó khăn”, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu.

ĐỀ XUẤT KHÔNG CẮT GIẢM BIÊN CHẾ CƠ HỌC

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản GD-ĐT, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, ông Cương cũng nêu thực tế, Hà Nội hiện còn thiếu hơn 10.000 GV so với yêu cầu đặt ra. Mỗi năm số HS của Hà Nội tăng rất lớn, nếu tính trung bình mỗi năm TP phải xây thêm 35 – 40 trường học mới đủ chỗ học cho HS. Ví dụ như năm nay số lượng HS tăng rất lớn, riêng lớp 1 tăng khoảng 7.000 HS, lớp 6 tăng 58.000 HS nên Hà Nội phải rất quyết tâm để đủ chỗ học cho HS.

Nhà giáo có vai trò, tính chất quyết định trong công cuộc đổi mới giáo dục ẢNH: NHẬT THỊNH

Nhà giáo có vai trò, tính chất quyết định trong công cuộc đổi mới giáo dục

Ông Cương đề xuất một số kiến nghị, trong đó cần bổ sung vào dự thảo về việc chưa thực hiện được chính sách về lương cho nhà giáo theo Nghị quyết 29. Cụ thể là “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bảng lương hành chính sự nghiệp”, do vậy đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện chính sách lương cho nhà giáo đã quy định tại Nghị quyết 29. Đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ bổ sung biên chế tuyển dụng GV để giải quyết vấn đề thiếu GV của Hà Nội và các địa phương hiện nay; không áp dụng máy móc yêu cầu giảm tối thiểu 10% biên chế đối với các cơ sở giáo dục. “Đề xuất Bộ Nội vụ nghiên cứu điều chỉnh xem xét điều chỉnh tăng số lượng cấp phó tại các trường có quy mô lớn như trường liên cấp, trường có nhiều cấp học, trường trọng điểm. Nếu quy định chỉ có 2 cấp phó như hiện nay thì rất khó cho các cơ sở giáo dục có quy mô lớn”, ông Cương nói.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng mong muốn bổ sung vào nghị quyết về quy định tự chủ trong giáo dục phổ thông công lập vì hiện trong dự thảo mới đề cập đến các cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục ĐH. Ngành GD-ĐT Hà Nội đang tham mưu rất quyết liệt về vấn đề tự chủ cho trường công lập trên địa bàn TP. Sẽ tính toán về giá dịch vụ đối với GD-ĐT để góp phần giải quyết “nút thắt” trong việc thiếu biên chế, phát huy vai trò tự chủ trong các trường học.

NHÀ GIÁO CÓ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng trong kết luận của Bộ Chính trị trong thời gian tới, chắc chắn có mấy điểm cần đề cập tới, xoay quanh 3 vấn đề chính: nhận thức, thể chế và nguồn lực.

Vấn đề nhận thức, bản thân Nghị quyết 29 đã là đổi mới về quan điểm đối với giáo dục; nhưng nhận thức ở trong các cấp, các ngành trong giáo dục vẫn là một vấn đề lớn; sẽ còn phải tiếp tục nhận thức về đầu tư cho giáo dục, về tự chủ trong giáo dục, về xã hội hóa trong giáo dục và nhận thức trong các vấn đề chuyên môn của ngành. Bên cạnh một nhận thức cho đầy đủ và thấu đáo, quan trọng hơn cần sự hành động tương xứng và cần sự hành động cho đến nơi đến chốn.

“Nếu chỉ gia tăng về nhận thức thì hằng ngày chúng ta vẫn nói với nhau rằng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhưng sẽ chỉ dừng ở đó mà thôi. Câu chuyện hành động cho tương xứng với nhận thức vẫn là câu chuyện lớn cần làm tiếp để cho những vấn đề của Nghị quyết 29 được thực hiện một cách đầy đủ và triệt để trong thời gian sắp tới”, Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Về vấn đề thể chế, Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng sẽ cần tiếp tục rà soát các văn bản, các bộ luật, xây dựng luật mới là luật Nhà giáo và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để mở đường cho xã hội hóa trong giáo dục, tự chủ trong giáo dục và mở đường cho những đổi mới khác.

Vấn đề nguồn lực, bao gồm tài chính giáo dục, đầu tư cho giáo dục và nguồn lực con người. Hai từ khóa rất quan trọng là tiền và con người. Càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc và toàn diện vai trò có tính chất quyết định của lực lượng nhà giáo trong công cuộc đổi mới này và chắc chắn chúng ta sẽ phải làm nhiều việc hơn nữa phát triển đội ngũ nhà giáo để hoàn tất các mục tiêu đổi mới giáo dục trong thời gian sắp tới.

Ông Sơn cũng cho biết sau hội nghị này, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục các ý kiến và tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.

Ngân sách cho GD-ĐT chưa đảm bảo tỷ lệ tối thiểu

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo; tỷ lệ chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 20% theo yêu cầu của Nghị quyết 29 và luật Giáo dục 2019. Việc phân bổ ngân sách còn bất cập, ngân sách địa phương phân bổ cho hoạt động giáo dục chủ yếu chi cho lương, thậm chí một số địa phương không bảo đảm cơ cấu chi cho giáo dục.

Việc đầu tư ngân sách cho giáo dục ĐH còn rất thấp, nhiều cơ sở giáo dục ĐH công lập không có đủ nguồn tài chính cần thiết để bù đắp chi phí đào tạo (tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định) và tái đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo; học phí của các cơ sở giáo dục ĐH công lập còn chậm được điều chỉnh để bảo đảm bù đắp đủ chi phí theo lộ trình quy định nên ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục ĐH. Chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục.



Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học, sao không có chính sách để giáo viên ‘sống khỏe’?

Nhiều bạn đọc tranh luận về đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học dưới mọi hình thức. Bài viết "Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức" được nhiều bạn đọc tham gia góp ý kiến...

Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong năm 2025

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Quốc hội quyết nghị số thu ngân sách Nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng.Sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển...

Quốc hội chốt chưa tăng lương công chức trong năm 2025

Quốc hội chốt chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Sáng 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 với trên 89% đại biểu tán thành.  Theo đó, số thu ngân sách nhà nước là hơn 1,9 triệu tỷ đồng. Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy...

Hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc, cần chính sách giữ chân

Bộ trưởng Y tế cho biết, thời gian qua có hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc. Hiện đội ngũ nhân viên y tế công lập chiếm 95%, là lực lượng rất quan trọng, nếu không có chính sách tốt để giữ chân họ thì sẽ rất khó khăn. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu quan tâm đến câu chuyện bác sĩ nghỉ việc khu vực công chuyển sang bệnh viện tư...

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

Những thói quen ít người biết dễ khiến thận suy yếu

Thận có chức năng chính là lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời cân bằng đường huyết và nồng độ khoáng chất trong máu. Tuy nhiên, thận cũng dễ bị tổn thương. Một số thói quen...

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Nhiều đại biểu lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và 'lỡ hẹn' như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Song, Bộ trưởng GTVT cho biết đã nhận diện và nghiên cứu kỹ các nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn. Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

100.000 đồng nghĩa tình của thầy cô huyện đảo

Hằng tháng, các thầy cô huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM cùng nhiều bà con mỗi người đóng góp 100.000 đồng để hỗ trợ học sinh, người khó khăn trên địa bàn. Tháng 11-2021, hội nhóm thiện nguyện 100k của huyện đảo Cần Giờ ra...

Hiệu trưởng xin “đổi hoa lấy quà” ngày 20/11

Bức thư ngỏ xin "đổi hoa lấy quà" của thầy hiệu trường một trường tiểu học tại TPHCM khiến nhiều người bất ngờ, thêm tin yêu vào những điều tốt đẹp. ...

Điều chỉnh tổ hợp xét tuyển đại học năm 2015

Từ năm 2025, các trường đại học dự kiến điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Điều này sẽ tác động tới việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. ...

Tuyến đường sắt nào dài nhất thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tuyen-duong-sat-nao-dai-nhat-the-gioi-ar907108.html

Mới nhất

“Điểm tên” lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt. Ông Donald Trump đề cử người dẫn chương trình truyền hình làm Bộ trưởng Quốc phòng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald...

Giá xăng dầu dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 14/11/2024

Giá xăng dầu trong nước ngày mai (14/11) được dự báo sẽ quay đầu giảm theo giá thế giới. Ngày mai (14/11) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh...

Long Châu đầu tư khóa đào tạo chuyên sâu cho bác sĩ, điều dưỡng tiêm chủng

Tại Tiêm Chủng Long Châu, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu từ các chương trình đào tạo liên tục với các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.Chuẩn xác, nhạy bén, tốc độ – “Chất ” của đội ngũ tiêm chủng Long ChâuXác định “sức khỏe khách...

Thẩm phán hoãn quyết định về việc hủy bỏ bản án của ông Trump

(CLO) Thẩm phán New York trong vụ án làm giả hồ sơ kinh doanh của ông Donald Trump sẽ hoãn quyết định có nên hủy bỏ vụ án hay không. ...

Trời nắng đẹp, ‘nàng thơ’ check-in Giáng sinh sớm lung linh sắc màu

TPO - Còn hơn một tháng nữa mới đến Noel nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã ngập tràn các đồ trang trí đón Giáng sinh sớm. Phố Hàng Mã thường ngày đã rực rỡ sắc màu nay lại càng thêm phần lung linh, huyền ảo. Còn hơn 1 tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng...

Mới nhất