Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững 'chất liệu' nào tạo nên ứng xử văn minh trong học...

Những ‘chất liệu’ nào tạo nên ứng xử văn minh trong học đường?


Thầy cô giáo đừng kiệm lời khen học sinh

Để học trò kính trọng, yêu thương, quý mến thì giáo viên phải có trách nhiệm, tâm huyết, yêu nghề, thương trò. Điều này thể hiện trước hết qua từng trang giáo án được chuẩn bị công phu, chỉn chu, tâm huyết.

Cần nhớ, trong thời đại công nghiệp 4.0, của trí tuệ nhân tạo thì thầy cô không còn là “duy nhất” trên hành trình phát triển của học sinh. Do đó, để dạy tốt, thầy cô phải dành nhiều công sức soạn bài vừa bám truyền thống vừa ứng dụng công nghệ để mãi là “giáo viên hạng một”, không bị robot hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được. Nhận thấy tâm huyết, tình yêu nghề của thầy cô, học trò sẽ tin yêu, thích học, siêng hợp tác nên sự kết nối với thầy cô, bạn bè càng bền chặt.

Khi đánh giá học sinh, giáo viên phải cân nhắc từng câu hỏi, từng bài kiểm tra sao cho công bằng, trung thực, thấy được sự cố gắng của từng em, phù hợp với năng lực mỗi học sinh. Dù dạy nhiều lớp, nhiều học sinh, thầy cô chớ “bỏ quên” em nào. Học sinh luôn nhớ, có khi nhớ mãi mỗi con điểm, lời phê của thầy cô. Vì vậy, thầy cô đừng kiệm lời khen học sinh; ngược lại, phải thận trọng từng câu từ khi chê.

Đây chính là những “chất liệu” đầu tiên tạo nên ứng xử văn minh trong học đường.

Những 'chất liệu' nào tạo nên ứng xử văn minh trong học đường? - Ảnh 1.

Nhận thấy tâm huyết, tình yêu nghề của thầy cô, học trò sẽ tin yêu, thích học, siêng hợp tác nên sự kết nối với thầy cô, bạn bè càng bền chặt

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Hiệu trưởng đừng chạy theo thành tích

Hiệu trưởng hãy là người truyền cảm hứng, hỗ trợ để thầy cô có ứng xử chuẩn mực với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

Hiệu trưởng chính là “tổng công trình sư” để rèn ứng xử văn minh trong học đường. Để làm được điều này, hiệu trưởng phải chịu đọc, chịu học, sâu sát trường lớp, coi trường là nhà, coi đồng nghiệp là bằng hữu, coi học trò là con, là em. Hiệu trưởng đừng coi giáo viên, phụ huynh, học sinh là “hàng hóa” để chạy theo các khoản gọi là “hoa hồng”.

Với thi đua, hiệu trưởng đừng chạy theo thành tích mà khiến quan hệ giữa giáo viên-học sinh, phụ huynh-giáo viên trở nên tệ đi như thời gian qua. Hiệu trưởng hãy dựa trên cơ sở “học thật, thi thật, kết quả thật”. Học thật, thi thật tuy thách thức nhưng khi hình thành thói quen sẽ mang lại cho trường sự an vui. Đây là nền tảng ứng xử văn minh trong học đường.

Cần những điều chỉnh từ các cấp quản lý giáo dục

Không phủ nhận cố gắng của ngành giáo dục trong nhiều năm qua nhưng nhìn lại chương trình giáo dục phổ thông thì thấy càng đổi mới có vẻ càng tăng “tải”; chưa đào tạo kịp giáo viên phù hợp với chương trình mới; trang thiết bị dạy học nơi có, nơi không…

Thầy trò vẫn xoay tít dạy thêm-học thêm. Giáo viên, học sinh căng thẳng, áp lực với việc học hành, thi cử, điểm số dẫn đến tâm lý bất ổn, tiềm ẩn nguy cơ “nổi loạn” bất cứ lúc nào.

Vì vậy, để giáo viên và học sinh hạnh phúc mỗi ngày đến trường, các cấp quản lý giáo dục cần có những điều chỉnh căn bản.

Những 'chất liệu' nào tạo nên ứng xử văn minh trong học đường? - Ảnh 2.

Nhà trường cần tăng cường giáo dục lễ phép, ứng xử chuẩn mực giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô, giữa học sinh với cộng đồng, gia đình

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Chẳng hạn, thiết kế chương trình dạy học ở 2 ngưỡng tối thiểu và tối đa để dành quỹ thời gian cho học sinh rèn luyện kỹ năng sống, chơi thể thao, hoạt động thiện nguyện… Tăng cường giáo dục lễ phép, ứng xử chuẩn mực giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô, giữa học sinh với cộng đồng, gia đình.

Cần sắp xếp lại các trường phổ thông, tăng tỷ lệ trường ngoài công lập phát triển loại hình trường vừa học vừa làm thay cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên hiện nay. Phân luồng học sinh sau THCS, sau THPT góp phần quan trọng để học thật, thi thật. Tính toán lại các trường chuyên, không chạy theo số lượng… Điều này nhằm tái lập kỷ cương học đường, con đường căn bản để rèn ứng xử văn minh trong trường học.

Triệt tiêu lạm thu trường học; dạy thêm, học thêm tràn lan; thực hiện công khai minh bạch trong quản lý giáo dục; chăm lo đời sống thầy cô giáo… Khi những nội dung này cải tiến mới thỏa điều kiện cần và đủ của quá trình trui rèn ứng xử văn minh trong học đường.



Source link

Cùng chủ đề

Hiệu trưởng bị đề nghị xử lý trách nhiệm vì để giáo viên đánh bài ở trường

Ngày 12/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, Phòng đã có đề nghị UBND huyện này xử lý trách nhiệm của ông H.V.T., Hiệu trưởng Trường tiểu học V.P..Trước đó, ngày 18/7, Phòng GD&ĐT huyện Hồng Dân nhận thông tin phản ánh nhân viên, giáo viên Trường Tiểu học V.P. tổ chức đánh bài trong thư viện trường, làm...

Một hiệu trưởng ở Bạc Liêu bị đề nghị xử lý vì để giáo viên đánh bài trong trường

Ngày 12/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc...

Hiệu trường ‘làm ngơ’ để giáo viên đánh bài trong phòng thư viện

Ngày 12/8, xác nhận với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, cho biết đã nhận được báo cáo của Phòng GD-ĐT trước thông tin phản ánh giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Phú (xã Ninh Quới A) đánh bài trong khuôn viên trường. “Trưởng phòng GD-ĐT huyện bận đi công tác. Ngày mai (13/8), huyện sẽ mời lãnh đạo Phòng lên làm việc để có hướng xử lý kịp thời”, vị lãnh đạo huyện...

Thời điểm Hà Nội công bố đề minh họa thi lớp 10 năm 2025

Theo đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, có thể tháng 8 này sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 THPT, thay vì công bố vào tháng 5 - trước kỳ thi một tháng, như năm 2024. Về phương án thi cụ thể, đơn vị này sẽ sớm công bố đến thí sinh và phụ huynh. Năm 2024, thí sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội thi 3 môn, trong đó Toán và Ngữ văn theo hình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch Đà Nẵng tăng tốc, chuẩn bị cho cuộc chơi mới

Là thành phố biển hàng đầu, nhưng nếu chỉ dựa vào dải bờ biển xinh đẹp, du lịch Đà Nẵng khó có 15 năm tăng trưởng ngoạn mục và vị thế như ngày hôm nay. Các chuyên gia dự báo, đầu tư chiều sâu vào sản phẩm du lịch vẫn là yếu tố quan trọng để Đà Nẵng tiếp tục cạnh tranh với các điểm đến khác. "Lột xác" từ chủ trương đúng đắn Khép lại 7 tháng, du lịch Đà...

Bài đọc nhiều

Trường đại học Sư phạm Hà Nội ‘bắt tay’ Đại học Seitoku đào tạo sư phạm mầm non

Chia sẻ về cảm nhận khi đến Đại học Seitoku, PGS.TS Bùi Thị Lâm, trưởng khoa giáo dục mầm non Trường đại học Sư phạm Hà Nội, cho hay rất ngạc nhiên, ngưỡng mộ Đại học Seitoku với nền giáo dục vững vàng và kiên định mục tiêu giáo dục phẩm chất cho trẻ em, mà không bị áp lực bởi sự...

Học sinh Bạc Liêu, Nam Định, Hải Phòng đi học ngày nào?

Lịch tựu trường 2024 của 63 tỉnh thànhLịch tựu trường 2024 Bạc LiêuNgày 12/8, Sở GDĐT tỉnh Bạc Liêu cho biết, học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 19/8; các khối lớp còn lại tựu trường vào ngày 26/8; khai giảng năm học...

Thời điểm Hà Nội công bố đề minh họa thi lớp 10 năm 2025

Theo đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, có thể tháng 8 này sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 THPT, thay vì công bố vào tháng 5 - trước kỳ thi một tháng, như năm 2024. Về phương án thi cụ thể, đơn vị này sẽ sớm công bố đến thí sinh và phụ huynh. Năm 2024, thí sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội thi 3 môn, trong đó Toán và Ngữ văn theo hình...

Cập nhật học phí các trường Y Dược phía Bắc năm 2024

Theo thống kê, học phí tại nhiều trường Y Dược phía Bắc năm 2024 dao động từ 15 đến 55 triệu đồng/năm. Dưới đây là chi tiết học phí của các trường Đại học Y Dược phía Bắc.

Cùng chuyên mục

Thách thức trước thềm năm học mới

Khó đảm bảo sĩ số theo quy địnhMới đây, Bộ GDĐT tiếp tục yêu cầu các địa phương bảo đảm sĩ số HS/lớp theo quy định tại Điều lệ của trường tiểu học, đảm bảo sĩ số 35...

Chưa có bằng tốt nghiệp cấp 3 có được cấp bằng cử nhân, tiến sĩ?

Trường hợp ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 nhưng được cấp bằng cử nhân và tiến sĩ gây xôn xao dư luận. Vậy, những trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp cấp 3 liệu có được cấp bằng cử nhân, tiến sĩ? Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đối tượng và điều kiện tham gia...

Ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/7/2024, sở có buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ về việc xác minh quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt. Qua buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ gồm danh sách thí...

Các trường đại học phía Nam bắt đầu lọc ảo

TPO - Nhóm lọc ảo ở khu vực các trường đại học (ĐH) phía Nam sẽ do ĐH Quốc gia TPHCM điều phối, dự kiến lọc ảo khoảng 10 lần. Sau phiên lọc ảo toàn quốc lần cuối cùng, các trường ĐH tải kết quả xử lý nguyện vọng và chuẩn bị cho việc công bố điểm chuẩn. Theo ghi nhận của PV, hôm nay (13/8), các trường ĐH khu vực phía Nam đã hoàn tất...

Mới nhất

Festival sông Hồng năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn

Chiều 13/8, Lào Cai tổ chức cuộc họp Tiểu ban Nội dung Festival sông Hồng năm 2024 để bàn kế hoạch triển khai. Theo đó,...

Đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam trong khu vực động đất tại Nhật Bản

(Dân trí) - Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản khẩn trương nắm tình hình thực tập sinh, người lao động đang gặp khó khăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Trước tình hình động đất xảy ra tại một số khu vực ở Nhật Bản, gây...

Hội An trao nhiều giải thưởng hấp dẫn cuộc thi mô hình nông thôn mới

Triển khai trong 7 tháng qua, cuộc thi có gần 50 hộ gia đình và các thôn trên địa bàn 4 xã Tân Hiệp, Cẩm Thanh,...

VN-Index sẽ thử thách ngưỡng 1.240 điểm

>> Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/8 VN-Index đang cải thiện với đa số các vị thế mua ở vùng giá quanh 1.200 điểm - 1.210 điểm Sau phiên tăng điểm ngày 12/8, thị trường giao dịch phiên hôm nay trong trạng thái giằng co. VN-Index có 2 lần kiểm định mốc 1.223 điểm, tuy nhiên, lực cầu...

Du lịch Đà Nẵng tăng tốc, chuẩn bị cho cuộc chơi mới

Là thành phố biển hàng đầu, nhưng nếu chỉ dựa vào dải bờ biển xinh đẹp, du lịch Đà Nẵng khó có 15 năm tăng trưởng ngoạn mục và vị thế như ngày hôm nay. Các chuyên gia dự báo, đầu tư chiều sâu vào sản phẩm du lịch vẫn là yếu tố quan trọng để Đà Nẵng tiếp...

Mới nhất

Lạc lối ở Chiang Mai