Trang chủNewsThế giớiNăm cùng tháng tận, khủng hoảng ngân sách ở Đức vẫn dai...

Năm cùng tháng tận, khủng hoảng ngân sách ở Đức vẫn dai dẳng


Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng bế tắc tài chính kéo dài theo sau phán quyết gây chấn động của Tòa Hiến pháp Liên bang – một trong những tòa án tối cao của Đức – hồi giữa tháng 11.

Phán quyết đặt ra câu hỏi về các khoản “quỹ đặc biệt” ngoài ngân sách liên bang thường xuyên và tạo ra “lỗ hổng” tài chính trị giá khoảng 17 tỷ Euro khiến liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz phải vật lộn để “vá” nếu muốn thông qua ngân sách năm 2024.

Hôm 7/12, bà Katja Mast, một nhà lập pháp cấp cao từ Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông Scholz, thừa nhận rằng liên minh cầm quyền “đèn giao thông” sẽ không thể “chốt” được ngân sách năm 2024 trước cuối năm nay. 

Ngay cả khi liên minh 3 bên – bao gồm Đảng SPD, Đảng Xanh (Greens) và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) – đạt được sự nhất trí về dự thảo ngân sách trong những ngày tới, bà Mast cho biết, sẽ không có đủ thời gian để họ nhận được sự chấp thuận cần thiết của Quốc hội Đức (Bundestag) trước khi năm 2023 khép lại.

Áp lực đang đè nặng lên Thủ tướng Scholz, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner – mỗi người đại diện cho một đảng trong liên minh cầm quyền với những ưu tiên thường trái ngược nhau – về việc nhanh chóng nhất trí với nhau về một thỏa thuận ngân sách có thể được Quốc hội Đức thông qua vào đầu tháng 1.

Việc cho đến thời điểm này Chính phủ Đức vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận ngân sách càng làm nổi bật những rạn nứt sâu sắc trong nội bộ liên minh cầm quyền.

Thế giới - Năm cùng tháng tận, khủng hoảng ngân sách ở Đức vẫn dai dẳng

Quang cảnh đường phố ở Frankfurt am Main – thủ đô tài chính của châu Âu, miền Tây nước Đức, ngày 20/11/2023. Ảnh: Euronews

Đảng Xanh và SPD mong muốn duy trì các khoản trợ cấp, chẳng hạn như các khoản trợ cấp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy sản xuất vi mạch và pin ở Đức.

Trong khi đó, để bù đắp lỗ hổng 17 tỷ Euro nói trên, Đảng FDP do ông Lindner dẫn dắt muốn cắt giảm chi tiêu và giảm trợ cấp. Ông Lindner không tin rằng Đức có thể đảm bảo khả năng cạnh tranh, sự thịnh vượng và an sinh xã hội thông qua các khoản trợ cấp như vậy.

Bộ 3 gồm ông Scholz, ông Habeck và ông Lindner đã đồng ý nối lại đàm phán ngân sách sau khi Bộ trưởng Tài chính trở về sau cuộc họp với các đối tác Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels.

Khi mục tiêu để Nội các thông qua ngân sách mới và gửi tới Quốc hội để phê duyệt vào cuối tháng 12 đã trở nên “ngoài tầm với”, ông Lindner sẽ phải vạch ra một kế hoạch tạm thời để thúc đẩy chính phủ hoạt động trong những tháng đầu năm 2024.

“Tôi đã lưu ý rằng các đối tác liên minh đã có một thời gian biểu rất tham vọng nhưng sẽ không phải là khủng hoảng nếu chúng ta không có luật ngân sách cho đến năm sau”, ông Lindner nói với các phóng viên ở thủ đô của Bỉ hôm 7/12.

“Nhà nước hoàn toàn có khả năng hoạt động, không cơ quan chức năng nào phải đóng cửa, không có khoản lương nào không được trả, và không ai sẽ không nhận được hỗ trợ tài chính mà họ đang mong đợi”, ông Lindner bổ sung.

Khi được hỏi liệu các nhà đầu tư có nên lo lắng về tình trạng bất ổn ngân sách ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu hay không, ông Lindner nhấn mạnh rằng Đức vẫn là “mỏ neo ổn định” với tỉ lệ nợ trên GDP giảm và thâm hụt hàng năm thu hẹp.

“Nơi tốt nhất để đầu tư hiện nay là Đức”, Bộ trưởng Lindner khẳng định.

Ông Scholz, ông Habeck và ông Lindner dự kiến sẽ gặp nhau vào tối 10/12 để hoàn tất thỏa thuận về ngân sách năm 2024, sau đó họ có thể trình bày với giới truyền thông vào sáng ngày 11/12.

Minh Đức (Theo Politico EU, Bloomberg)





Nguồn

Cùng chủ đề

Đức giải quyết xong khủng hoảng ngân sách sau 200 giờ đàm phán

Gần 1 tháng trôi qua sau khi phán quyết “gây chấn động” của Tòa Hiến pháp Liên bang Đức để lại lỗ hổng trong dự thảo ngân sách năm 2024 của quốc gia Tây Âu. Cuối cùng, hôm 13/12, liên minh cầm quyền ở Berlin đã vượt qua những rạn nứt nội bộ để cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng ngân sách khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu chao đảo. Kế hoạch chi tiêu cho...

Phép thử đối với liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Phán quyết “gây chấn động” của Tòa Hiến pháp Liên bang Đức đã vô hiệu hóa phần cốt lõi trong chương trình nghị sự lập pháp của Chính phủ Đức, khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu chao đảo. Để vượt qua các biện pháp hạn chế thâm hụt được đặt ra, gọi là “phanh nợ” (debt brake), vốn khiến Chính phủ Đức không có nhiều dư địa để chi tiêu nhiều hơn số tiền họ thu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Google có nguy cơ mất trình duyệt Chrome?

Hãng Bloomberg ngày 18.11 đưa tin các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi đề nghị lên thẩm phán nhằm yêu cầu Google phải bán lại trình duyệt Chrome nhằm phá thế độc quyền. ...

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Loạt cựu quan chức Hàn Quốc bị tố làm lộ tin tình báo về THAAD

Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc cáo buộc các cựu quan chức dưới thời Tổng thống Moon Jae-in tiết lộ thông tin tình báo về Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ cho...

Cùng chuyên mục

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối...

Sau vụ tấn công của Nga bằng tên lửa siêu thanh Oreshnik mới trong ngày 21/11, Đại sứ Ukraine tại Anh, cựu Tổng Tư lênh Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) Valeriy Zaluzhny tuyên bố về Thế chiến III.

Ông Putin tuyên bố dùng tên lửa đạn đạo đời mới tấn công Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định loại tên lửa đạn đạo tầm trung vừa được Moscow dùng để tấn công Ukraine 'hiện chưa có cách đối phó'. ...

Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow, Nga đáp trả bằng ICBM?

Chiến sự giữa Ukraine và Nga ngày thứ 1002 nổi bật với những diễn biến nóng liên quan các vụ tấn công tên lửa tầm xa từ cả 2 phía. ...

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Mới nhất

Trình Quốc hội 2 dự án luật quan trọng về thuế

Quốc hội sẽ nghe tờ trình, thẩm tra và thảo luận dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa...

Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn

Bộ GTVT được đề nghị phối hợp với các địa phương đánh giá, làm rõ về sơ bộ tổng mức đầu tư, sự chênh lệch trong suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku giữa hai đoạn tuyến trên địa bàn 2 tỉnh Bình Định, Gia Lai. Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy...

Tiêm vắc xin vì ám ảnh đau do zona thần kinh

Nhiều người lớn chủ động tiêm vắc xin zona thần kinh do từng trải qua những cơn đau kinh hoàng hoặc chứng kiến người thân quen khổ sở vì mắc bệnh. ...

Có một Sài Gòn tự do và phóng khoáng

Người TP. Hồ Chí Minh, hay người Sài Gòn, giống như cư dân của những đô thị lớn khác, không cố gắng khắc hoạ hình ảnh chính mình. Người dân nơi đây thường nhìn nhận bất kì một ai khác đang hiện diện nơi này như một phần cá tính của thành phố. Điều này thể hiện rõ nhất qua...

Tôm nõn HTX Hoa Linh Chi ở Hà Tĩnh là sản phẩm OCOP 4 sao, nhìn thôi đã thấy ngon rồi

Bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Phạm Thị Hoa – Giám đốc HTX Hoa Linh Chi, ở thôn...

Mới nhất