Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Trung Quốc có "đòn bẩy" rất mạnh

Kinh tế Trung Quốc có “đòn bẩy” rất mạnh


Kinh tế Trung Quốc tăng tốc phục hồi, bất chấp mọi khó khăn trong năm nay. Đà đi lên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mang lại “sức sống” rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu, đang bị che mờ bởi tốc độ tăng trưởng chậm và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Khách du lịch mua sắm tại khu phức hợp mua sắm miễn thuế ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc, ngày 12/7/2023. (Tân Hoa Xã/Yang Guanyu)
Khách du lịch ở Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc, ngày 12/7. (Ảnh: Yang Guanyu/Xinhua)

Không thể phủ nhận, một số lĩnh vực của Trung Quốc vẫn đang phải hứng chịu những “cơn gió ngược” kinh tế từ cả trong và ngoài. Nhưng trong ba quý năm 2023, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu thành tích mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu

Nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% đặt ra cho năm 2023.

Thời gian gần đây, đất nước tỷ dân có những dấu hiệu phục hồi và chính phủ đã triển khai một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới trong dài hạn.

Thị trường tiêu dùng của nước này – được củng cố bởi dân số hơn 1,4 tỷ người và nhóm thu nhập trung bình ngày càng mở rộng – sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và thu hút các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.

Chi tiêu tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, đóng góp 83,2% vào tăng trưởng kinh tế trong ba quý đầu năm.

Bên cạnh đó, là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới và thị trường thương mại điện tử lớn nhất, quốc gia này đã chứng kiến ​​doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, với mức tăng 7,6% trong tháng 10/2023.

Ngoài ra, lĩnh vực chuyển phát nhanh của Trung Quốc đã xử lý kỷ lục 120 tỷ bưu kiện trong năm nay. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng liên tục phục hồi.

Trong 15 năm tới, nhóm thu nhập trung bình của đất nước dự kiến vượt quá 800 triệu người, tạo nên một thị trường tiêu dùng khổng lồ.

Dân số ngày càng thịnh vượng và quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu dùng và đầu tư còn khá lớn. Những điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phát triển ổn định về lâu dài.

Khả năng phục hồi đáng chú ý

Nền kinh tế Trung Quốc thể hiện khả năng phục hồi đáng chú ý. Nước này tăng cường điều tiết kinh tế vĩ mô trong năm nay để đối phó với những thách thức từ bên ngoài và duy trì sự ổn định kinh tế – xã hội.

Khi các chính sách của chính phủ dần có hiệu lực, lạm phát tiêu dùng vẫn được Trung Quốc duy trì ở mức thấp; việc làm, thu nhập của người dân ổn định và rủi ro tài chính được kiểm soát.

Dù vẫn còn lượng nợ khổng lồ, tình trạng thất nghiệp gia tăng và loạt vấn đề cần giải quyết nhưng ông Neumann nhìn nhận, Trung Quốc vẫn có “đòn bẩy” rất mạnh bởi theo một nghĩa nào đó, các vấn đề không đủ tệ để thực sự gây ra một cuộc khủng hoảng lớn.

Trong khi đó, nợ chính phủ ở mức trung bình và thấp trên phạm vi quốc tế, kết hợp với lạm phát nhẹ, các nhà hoạch định chính sách có nhiều không gian để nghiên cứu chính sách và nhiều lựa chọn để hành động trong trường hợp xảy ra những thách thức bất ngờ.

Không chỉ thế, còn có các yếu tố khác đóng góp vào khả năng phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Trong 13 năm liên tiếp (2009-2022), lĩnh vực sản xuất của nước này đứng đầu thế giới về quy mô, đóng góp tới hơn 30% tổng giá trị của thế giới.

Song song với đó, lĩnh vực công nghệ cao tiếp tục phát triển mạnh. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, Chỉ số đổi mới – thước đo khả năng đổi mới của đất nước – đã tăng 5,9%, lên 155,7 điểm vào năm 2022 so với năm 2021.

Kinh tế TQ
Nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% đặt ra cho năm 2023. (Nguồn: Reuters)

Vẫn còn một “ngọn đồi dốc phải leo lên”

Thế giới đang háo hức nhìn vào tiềm năng của Trung Quốc trong thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu, khi nước này tiếp tục cơ cấu lại kinh tế và mở cửa hơn nữa.

Pin mặt trời, pin lithium-ion và xe điện – đã thay thế quần áo, thiết bị gia dụng và đồ nội thất – để trở thành động lực hàng đầu cho ngoại thương của Trung Quốc. Ba lĩnh vực này duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng, với tổng giá trị xuất khẩu tăng 41,7% trong ba quý đầu năm nay, so với cùng kỳ năm 2022.

Nền kinh tế lớn thứ hai đang theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon. Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo của quốc gia này đã vượt qua năng lượng than vào tháng 6. Năng lượng tái tạo cũng chiếm gần một nửa tổng năng lượng của cả nước.

Tuy nhiên, theo ông Frederic Neumann, kinh tế trưởng khối Nghiên cứu kinh tế châu Á (Ngân hàng HSBC), nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn một “ngọn đồi dốc phải leo lên”.

Theo số liệu công bố chính thức, xuất khẩu của Trung Quốc tháng 11/2023 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng này trái ngược hoàn toàn với dự báo sụt giảm 1,1% của các chuyên gia phân tích. Trong tháng 10/2023, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 11/2023 tuy nhiên lại giảm 0,6%, trái ngược so với dự báo tăng 3,3% của chuyên gia cũng như mức tăng trưởng 3% của tháng 10/2023. Thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo lắng về kịch bản nhu cầu nội địa vẫn còn ở ngưỡng yếu.

Ông Frederic Neumann nhấn mạnh: “Sẽ không có bước tiến nào về phía xuất khẩu trong vài tháng tới. Và khi nhập khẩu lại giảm, điều đó chỉ rõ rằng, để tạo đà tăng trưởng mạnh, Bắc Kinh vẫn còn một ngọn đồi dốc phải leo lên”.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm trong năm nay do tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

“Tất cả các chỉ số hướng tới tương lai – ví dụ như các đơn đặt hàng mới cho thiết bị điện tử, các đơn đặt hàng xuất khẩu mới – đều cho thấy rằng, nhu cầu không tăng. Trên thực tế, nhiều khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong năm tới và phần các thị trường mới nổi cũng vậy. Vì thế, rất có thể, tình hình xuất khẩu của Trung Quốc chưa được cải thiện”, kinh tế trưởng khối Nghiên cứu kinh tế châu Á (Ngân hàng HSBC) khẳng định.

Thời gian qua, chính phủ đã “tung” biện pháp kích thích tài chính để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch và ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, mức tăng trưởng GDP là 5,4% trong năm nay và 4,6% vào năm 2024.

Dù nước này vẫn còn lượng nợ khổng lồ, tình trạng thất nghiệp gia tăng và loạt vấn đề cần giải quyết nhưng ông Neumann nhìn nhận, Bắc Kinh vẫn có “đòn bẩy” rất mạnh bởi theo một nghĩa nào đó, các vấn đề không đủ tệ để thực sự gây ra một cuộc khủng hoảng lớn. Nhờ đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có thể mang lại “sức sống” rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Nhật Bản kỳ vọng bước đột phá mới trong hợp tác với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang sắp xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề một hội nghị quốc tế dự kiến diễn ra giữa tháng 11.

Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi

Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa từ các quốc gia kém phát triển nhất thế giới bắt đầu từ tháng 12, một động thái dự kiến ​​sẽ giảm chi phí vận chuyển từ một số khu vực của châu Phi và châu Á và giúp Bắc Kinh có nhiều ảnh hưởng hơn trong thương mại toàn cầu.

Tình hình thêm “căng”, Bắc Kinh phản ứng mạnh, “bắn tin” đến WTO

Ngày 30/10, Trung Quốc đã phản ứng mạnh sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của nước này.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một tên lửa ICBM trúng nhiều đích của Triều Tiên, Mỹ-Nhật-Hàn khẩn cấp ra tuyên bố chung, HĐBA bị gọi tên

Ngày 1/11, Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thành công trong việc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 thế hệ mới vào trước đó một ngày.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Bài đọc nhiều

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá vàng được “đẩy thuyền” bởi bầu cử Mỹ, nhắm đích 2.800 USD, nhà đầu tư có nên “lên tàu”?

Giá vàng hôm nay 30/10/2024 giữ mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, trong nước "bất động". Chuyên gia nhận thấy, các cuộc bầu cử đang cản trở nhu cầu bán ra, do đó bất kỳ chất xúc tác nào để tăng cường mua vào xuất hiện sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Việt Nam – Cuba củng cố quan hệ hợp tác toàn diện

Ngày 31/10 tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén. Tại cuộc tiếp, ông Vũ Hải Hà cho biết, quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang không ngừng phát triển tốt đẹp, thể hiện qua...

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Mới nhất

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng

Dù thay đổi ứng viên 'giữa dòng', thì ngay từ đầu cho đến lúc này, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay...

Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo ‘choáng váng’

"Không chỉ bất ngờ mà tôi thực sự choáng váng vì mức này gần bằng mức lương hàng tháng của cả hai vợ chồng tôi", chị Thùy Linh (quê Nam Định, hiện đang làm công nhân may) nói.Chị Linh cho hay, từ 2 năm nay, do ở quê ít việc nên vợ chồng chị lên Hà Nội và...

Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày dành cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Sơn Động.Chiều 31/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Ban Dân vận Trung ương...

6 bước skincare sau khi nặn mụn và những điều cần lưu ý

Skincare sau khi nặn mụn là rất quan trọng. Nếu bạn thực hiện đúng cách sẽ tăng hiệu quả giảm mụn và hạn chế hình thành vết thâm. Ngược lại, nếu thực hiện sai...

Mới nhất