Trang chủNewsNhân quyềnĐối thoại chính sách thanh niên với biến đổi khí hậu

Đối thoại chính sách thanh niên với biến đổi khí hậu


Tham dự và phát biểu tại sự kiện có ông Francesco Corvaro, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu, trưởng đoàn đàm phán của Italia; ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Sangji Lee, Chuyên gia kỹ thuật về NDC, kinh tế xanh và chuyển dịch công bằng, UNDP Newyork; bà Antonia Saraiva-Calderia, Phó Vụ trưởng Vụ Khí hậu quốc tế và Phân tích năng lượng, Bộ An ninh năng lượng và Phát thải ròng bằng 0, Vương quốc Anh.

z4954700442003_951dd1cdd6402c69c554cabc9b069236.jpg
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết: Thanh niên Việt Nam chiếm 23% dân số cả nước và được coi là lực lượng đổi mới và hành động. Thanh niên Việt Nam không chỉ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, mà còn có cơ hội đưa ra những quyết định nhằm định hình một tương lai bền vững và kiên cường hơn.

Việc thu hút giới trẻ tham gia đàm phán và hành động về biến đổi khí hậu sẽ tạo điều kiện để thanh niên Việt Nam có cơ hội giao lưu với thanh niên quốc tế và các chính phủ, tổ chức nghiên cứu về hành động và kinh doanh vì khí hậu. Cục Biến đổi Khí hậu sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển về thúc đẩy thanh niên tham gia xây dựng cũng như thực hiện chính sách ứng phó BĐKH. Về chuyển đổi năng lượng công bằng, Cục sẽ tham vấn hàng năm với tất cả các các bên liên quan và mong rằng đại diện thanh niên có thể chuẩn bị và tham gia các cuộc thảo luận này.

mr.-francesco-corvaro-dai-su-bien-doi-khi-hau-truong-doan-dam-phan-bdkh-cua-italia-tai-cop28.jpg
Ông Francesco Corvaro, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu, trưởng đoàn đàm phán của Italia đánh giá cao các dự án ứng phó BĐKH của thanh niên

Việc xây dựng các cơ chế thuận lợi sẽ giúp đẩy nhanh các hành động do thanh niên lãnh đạo và thu hút thanh niên tham gia một cách có ý nghĩa, tạo không gian và cơ hội cho thanh niên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và hoạch định chính sách.

Thực tế, Thanh niên Việt Nam đã ngày càng tích cực hơn trong tham gia xây dựng chính sách và hành động về khí hậu. Các khuyến nghị cụ thể đã được nêu trong Báo cáo đặc biệt về hành động vì khí hậu 2021, trình Chủ tịch Hội nghị COP26 và Báo cáo đặc biệt Thanh niên Hành động vì khí hậu 2022 do hai đại diện thanh niên Việt Nam trình bày tại COP27.

Ông Francesco Corvaro, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu, trưởng đoàn đàm phán của Italia đánh giá cao kết quả các dự án thanh niên. Italia nhận được hàng nghìn dự án từ các quốc gia đang phát triển, trong đó, thanh niên có những dự án khá ấn tượng. Họ cần cơ hội để thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH và môi trường. Ông bày tỏ niềm tin vào khả năng của thế hệ trẻ Việt Nam và cần thảo luận để xây dựng các dự án cụ thể trong thời gian tới.

Đại diện UNDP, bà Sangji Lee cho rằng, thanh niên cần được lắng nghe quan điểm và tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam nên tập trung vào việc triển khai Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP và trong giáo dục, nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu.

ba-sangji-lee-global-technical-specialist-on-ndcs-green-economy-and-just-transition-undp-new-york.jpg
Bà Sangji Lee, Chuyên gia kỹ thuật về NDC, kinh tế xanh và chuyển dịch công bằng, UNDP Newyork chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ thanh niên

Sáng kiến Youth4Climate do UNDP tài trợ theo Chương trình lời hứa khí hậu, hỗ trợ hơn 120 quốc gia trong việc tăng cường Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và nâng cao mục tiêu ứng phó khí hậu. Tại Việt Nam, UNDP khởi xướng sáng kiến Youth4Climate từ năm 2020 với sự phối hợp của Cục BĐKH và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường năng lực của các đại diện thanh niên hiện có và mạng lưới thanh niên và đẩy mạnh các hành động về khí hậu của họ trên các tuyến đầu, đóng góp thúc đẩy Việt Nam đạt được các mục tiêu khí hậu.

Nhằm cung cấp không gian cho thanh niên tìm hiểu về chính sách và khoa học khí hậu, Trung tâm Học tập Youth4Climate đầu tiên đã được thành lập, cùng với Mạng lưới Thanh niên vì khí hậu (YNet) độc lập. Các nhà lãnh đạo trẻ về khí hậu cũng đề xuất Lộ trình hành động về khí hậu trong giai đoạn 2021-2025 với các lĩnh vực chiến lược quan trọng.

Sự phát triển của Lộ trình Youth4Climate 2021-2025 thể hiện rõ nguyện vọng giới trẻ Việt Nam trong việc đóng góp cho các mục tiêu khí hậu quốc gia. Trong năm 2023, Nhóm công tác thanh niên về chính sách về khí hậu của Youth4Climate (YPWG) được thành lập với sự hỗ trợ của UNDP để nâng cao tiếng nói của giới trẻ, cải thiện sự tham gia của thanh niên trong hai lĩnh vực ưu tiên: Chuyển dịch năng lượng công bằng và giáo dục về biến đổi khí hậu.

Tại buổi đối thoại, Đào Mạnh Trí, trưởng nhóm nghiên cứu chuyển dịch lượng công bằng (YPWG) đã trình bày bản tóm tắt chính sách “Thanh niên trong chuyển dịch năng lượng”. Báo cáo đã đề xuất các khuyến nghị thực tế nhằm thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của các thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và toàn diện.

Nguyễn Sơn Trà, thành viên nhóm nghiên cứu giáo dục về biến đổi khí hậu (YPWG) trình bày báo cáo Thanh niên trong giáo dục về biến đổi khí hậu”. Nhóm nghiên cứu chỉ ra, với 1/4 dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam cần phải đầu tư đáng kể vào việc đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai. Báo cáo đưa ra nhu cầu và quan điểm của học sinh và giáo viên về việc lồng ghép giáo dục về BĐKH vào chương trình giảng dạy ở trường trung học. Trong đó nêu bật các khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả và quy mô hành động này trong thời gian tới.

anh-.jpg
Các đại biểu tham dự sự kiện

Đại diện YPWG, hai bạn trẻ Đào Mạnh Trí và Nguyễn Ngọc Tâm Như đã trình bày kế hoạch năm 2024 của nhóm, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, tổ chức nhiều chương trình nâng cao nhận thức, hội thảo về thanh niên và hành động khí hậu, xây dựng 2 báo cáo về đối thoại chính sách gửi tới Hội nghị COP29.

Ông Phạm Văn Tấn và bà Sangji Lee khẳng định, Cục Biến đổi khí hậu cùng UNDP sẽ tiếp tục hỗ trợ Nhóm thanh niên thực hiện các hoạt động triển khai Kế hoạch hành động Thanh niên 2024.

Các tiến bộ của thanh niên toàn cầu tại COP28

Tại COP28, Nhóm các Thanh niên đi tiên phong về khí hậu (YOUNGO) đã trình bày Tuyên bố Thanh niên Toàn cầu (GYS) tới các nhà lãnh đạo thế giới và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hội nghị bàn tròn về giới trẻ. GYS là kết quả của 700.000 ý kiến đóng góp từ các hội nghị thanh niên địa phương, trong đó có Việt Nam, và từ hơn 50 cuộc thi về chính sách.

Bên cạnh đó, Diễn đàn Khí hậu Thanh niên diễn ra hàng ngày, đóng vai trò là đối thoại cấp cao giữa các nhà đàm phán và các đại biểu thanh niên. Diễn đàn nhằm thảo luận về các cuộc đàm phán COP28 và trình bày các yêu cầu của thanh niên với những người ra quyết định tại COP28.

Ngày 8/12, YOUNGO cũng tổ chức Phiên họp toàn thể của thanh niên (Youth Stocktake) để đánh giá các Quy trình của UNFCCC. Đây cũng là một sáng kiến do thanh niên đưa ra để đánh giá các cột mốc quan trọng, xác định các khoảng trống và giải quyết các thách thức liên quan đến việc đưa thanh niên vào các quy trình chính sách khí hậu quốc tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Khen thưởng 70 cá nhân, tập thể trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

Phó Bí thư Đoàn khối các cơ quan TP Hà Nội Trịnh Anh Tú cho biết: thực hiện chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè năm 2024”, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan TP Hà Nội triển khai nhiều hoạt động, như: Đồng hành với thanh niên, phong trào “Tham mưu giỏi - Phục vụ tốt”, phong trào “3 trách nhiệm”, chăm lo cho thiếu nhi, tập huấn cho thanh niên, hiến máu tình nguyện… Trong đó,...

Phát huy sức trẻ trong sự nghiệp xây dựng quê hương

Dịp này, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tặng cờ thi đua cho 2 đơn vị; tặng bằng khen cho 4 tập thể, 13 cá nhân; UBND tỉnh tặng bằng khen 5 tập thể, 4 cá nhân; Hội...

Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP Đà Lạt với thanh niên năm 2024

Ông Đặng Đức Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đà Lạt và ông Đặng Quang Tú, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt chủ trì hội nghị. Tham dự còn có các phòng, ban liên quan và lãnh đạo Thành đoàn Đà Lạt cùng trên 60 đoàn viên, thanh niên của 16 xã phường trên địa bàn thành phố. Với chủ đề đối thoại “Giải quyết việc làm, định hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. ...

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

WVIV hỗ trợ bà con Quảng Ngãi tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/12, tại tỉnh Quảng Ngãi, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi” (ESAR). Hội thảo khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường...

Mới nhất

Sẵn sàng cho lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia

Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 sẽ diễn ra vào tối 22/12 tới. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên chuẩn bị sẵn sàng các công tác cần thiết cho buổi lễ. ...

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc.Tìm hiểu 16 di sản Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi Vật thể...

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT chậm thanh toán, công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán. ...

Bộ Y tế nói gì về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế?

NDO - Ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) thừa nhận, trong thời gian qua, ngành y tế có tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế ở một số bệnh viện. Ngoài nguyên nhân khách quan thì việc áp dụng các quy định pháp luật đấu thầu trong mua sắm...

Mới nhất