Cái uy của nhà giáo


Theo dõi những hiện tượng rất tồi tệ về văn hóa học đường gần đây, tôi nhớ đến 2 sự việc mà mình được chứng kiến liên quan đến ứng xử giữa thầy với trò trong nhà trường và cái uy của nhà giáo.

Sự việc thứ nhất, xảy ra năm 2002, khi đó tôi đang là sinh viên thực tập tại trường học. Đến tiết được phân công giảng dạy, tôi lên lớp, nhưng không vào được lớp. Bởi vì, học sinh đã khóa cửa, nhốt một giáo viên khác ở trong phòng. 

Giáo viên bị nhốt đang gào khóc, còn học sinh thì hò hét bên ngoài, biểu lộ sự hả hê khi thấy cô giáo vốn ghê gớm, chua ngoa ấy khuất phục, sợ đến phát khóc. Chúng nói “cho chừa đi”!

Sự việc thứ 2, xảy ra năm 2017, trong chuyến tôi công tác thực tế tại trường học. Lúc tôi đang phỏng vấn hiệu trưởng thì có tiếng ồn ào bên ngoài. Hiệu trưởng vội xin dừng cuộc trò chuyện. Hiệu trưởng đi ra ngoài quát lớn, gọi bảo vệ, giải tán đám đông. Thực tế là giải vây cho một giáo viên, đang ngồi ở sân trường.

Lúc bình tĩnh trở lại cuộc phỏng vấn, hiệu trưởng nói với tôi: “Nay tôi nói thật nhé, từ giờ đến hết nhiệm kỳ, trước khi về hưu, tôi cố gắng cho ra khỏi ngành giáo viên đó. Khổ lắm cô Thơ ạ, người này có phải là giáo viên đâu… Dạy chả ra sao. Thế mà chúng tôi cố gắng cho nghỉ việc không được. Đến khổ cả trường”.

Tôi sẽ không bình luận gì về những sự việc mà mình không nắm được rõ ràng. Nay nhân câu chuyện này, bộc bạch chút tâm tư. Rằng có những người đang làm việc ở trường học, được đứng trên bục giảng, nhưng chẳng có đủ năng lực, phẩm giá để làm nhà giáo. Lúc kiểm kê, họ đạt tất cả các tiêu chuẩn (một cách hình thức, nhưng thực tế trong cuộc, họ đã và đang bị “khinh thường”), vậy đâu có chút tôn nghiêm nào để xứng làm người thầy.

Luôn có những “sóng ngầm” có thể trở thành “sóng thần” trong nhà trường, nếu… 

Lúc này, tôi có thể nhắc tới chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (được quy định bởi Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT), nội hàm cái uy của người thầy mà tôi nói đến có thể được thể hiện trong: “Tiêu chuẩn 1: phẩm chất nghề nghiệp, yêu thương, tôn trọng, thân thiện với học sinh; giữ gìn đạo đức, uy tín, lương tâm nhà giáo”.

Tiêu chuẩn này có các tiêu chí kèm theo. Một là, mẫu mực với học sinh: lối sống lành mạnh, văn minh, chuẩn mực, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, ứng xử thân thiện với học sinh.

Tiêu chí 2 là về phẩm chất đạo đức nhà giáo: lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

Một điều mà các nhà giáo dục tâm huyết luôn đặt ra là: tiêu chuẩn 1 đó được rèn luyện như thế nào, biểu hiện của nó ra sao trong thực tiễn ở một trường học. Thực tế, nếu không có sự vụ gì xảy ra, thì bất kỳ giáo viên nào cũng được coi là “có phẩm chất tốt”, có cái uy của người thầy.

Khi làm việc với các trường học trong một chủ đề về quản trị chất lượng giáo dục và an toàn trường học, tôi phát hiện ra, ẩn dưới sự thanh bình với những hoạt động giáo dục tưởng như ổn định thì luôn có những “sóng ngầm”, mà khi phân tích, tôi cảm giác, bất cứ lúc nào cũng có thể tạo thành “sóng thần”.

Mà nguyên nhân, đến từ hoạt động giáo dục thường ngày chỉ chú ý đến giám sát, quản lý “dạy đúng tiết, đúng bài”. Rất ít trường học để ý đến “dạy như thế nào”, “ứng xử trực tiếp” của từng thành viên nhà trường, văn hóa nhà trường đang ra sao.

Khi dự thính một số hoạt động đánh giá giáo viên, tôi nhận thấy, việc đặt ra câu hỏi: “Nếu đánh giá phẩm chất không tốt thì là người xấu à?”, vì thế, xuất hiện tâm lý “nể nang”, và vì thế một số biểu hiện không tạo lập, không giữ được cái uy đã xuất hiện, việc đánh giá phẩm chất nhà giáo đã bị xem nhẹ.

 “Thầy ra thầy, trò ra trò” luôn là gốc của giáo dục   

Trở lại hai câu chuyện tôi kể ở trên, dù đã xảy ra cách đây nhiều năm, nhưng tôi dám chắc, giờ không phải là hy hữu. Rất có thể trong một trường học nào đó, đang tồn tại một người, được đứng trên bục giảng, nhưng chẳng có phẩm chất người thầy!

Các vị lão thành trong nghề giáo, các nghiên cứu trước nay, ở Đông hay Tây, thì đều nói “thầy ra thầy, trò ra trò” là gốc của giáo dục. Nên tôi cho rằng, dù thế nào, dạy ở đâu, dạy ai thì người thầy cũng phải có cái uy.

Cái uy này không tự đến. Cái uy này đòi hỏi rèn luyện rất ghê, rèn cả trí, cả tâm, cả lực. Đánh giá cái uy này không dễ.

Tôi cho rằng, cái uy này luôn là cái gốc, và đến từ tự rèn giũa mà thành. Phát hiện được sự vi phạm, thì dù rất nhỏ, tập thể sư phạm cũng cần coi là nghiêm trọng, mà xử lý triệt để. 

Tất cả các học trò đều bất hạnh nếu gặp phải người thầy không có phẩm chất. Trường học cũng chẳng thể bình yên, nếu không giữ được nếp trường, vốn giống như nếp nhà!



Source link

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo

Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trao Huân chương Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà nước tặng Thông tấn xã Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 65 năm...

Tiết lộ đặc biệt về Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Văn Cường

Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy cho biết nhân dịp ca khúc Người thầy được đưa vào sách giáo khoa nên anh chọn chủ đề cho lifeshow ("life" được dùng thay thế cho "live" vì chương trình gồm những bài có ý nghĩa trong cuộc sống - PV) đầu tiên trong hành trình Nguyễn Nhất Huy 50 năm vẫn nợ cuộc đời là Người thầy.  Nhạc sĩ chọn chữ lifeshow mang ý nghĩa “cả cuộc đời”, như câu chuyện được...

Người thầy ‘không giống ai’ và cuộc hồi sinh những đứa trẻ từ bờ vực

Từ những đứa trẻ mù mịt về tương lai, học sinh của thầy Nguyễn Quang Phú tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7 (TPHCM) dần tìm được lối đi, khi có sự cưu mang, đồng hành của người thầy giáo trẻ tận tâm. Trời đổ mưa rào, bốn đứa trẻ trong căn phòng ở chung cư An Hòa 3 (quận 7, TPHCM) ríu rít gọi nhau lấy quần áo vào. Thấy đã xong việc,...

Người thầy giáo xưa và nay

Sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật dù có đạt được những thành tựu xuất sắc nhưng theo thời gian, vai trò, vị trí của người thầy và những giá trị bền vững của nghề dạy học vẫn không gì có thể thay thế nổi.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Mục tiêu cao nhưng thách thức lớn

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai được hiểu là dạy tiếng Anh đối với những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh và những người này sinh sống, làm việc trong môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, bản ngữ.Ví dụ người Việt Nam nhập cư vào Úc và họ được dạy tiếng Anh. Đó...

Cùng chuyên mục

Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp nhóm có tầm ảnh hưởng thế giới

Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 23/9 cho biết, Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ...

Xúc động học sinh học nhờ hội trường thôn, lán tạm vì ảnh hưởng mưa lũ

Dù đang phải sống trong lán dựng tạm, nhưng Hứa Huyền Trang vẫn được gia đình ưu tiên một góc học tập riêng. Mỗi buổi tan trường, Trang miệt mài ôn luyện, không...

Chi tiết những lần cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam nhận hối lộ trong phòng làm việc

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can vụ đưa hối lộ; nhận hối lộ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (Nhà xuất bản...

VinUni trở thành đại học trẻ nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao

QS Stars là một phần của hệ thống đánh giá của Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Quacquarelli Symonds - thang đo chất lượng giáo dục được công nhận bởi các trường đại học nổi tiếng trên toàn thế giới. Hệ thống xếp hạng trên các tiêu chí trải nghiệm học tập, chất lượng đầu ra của sinh viên, tính bền vững, hội nhập toàn cầu, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Trong đó, xếp...

Mới nhất

Thầy trò khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tham dự chương trình “Cảm xúc tháng 10”

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, thầy và trò các thế hệ tại khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ cùng tham gia biểu diễn trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Cảm xúc tháng 10 tổ chức tối 4-10, tại Hà Nội. Ngày 23-9,...

Thi công dự án gần 100 tỷ đồng, nhiều nhà dân phải ‘chống nạng’

23/09/2024 | 11:49 TPO - Quá trình thi công dự án "Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất- Xạ Hiếm" trị...

Nhiếp ảnh gia Việt dành giải cao nhất tại cuộc thi ảnh tại Thái Lan

Nhiếp ảnh gia Hồ Trung Lâm đã đạt giải thưởng lớn (Grand Prize) tại cuộc thi nhiếp ảnh The ASEAN SX Photo Contest 2024. ...

Bổ sung ba địa điểm mới vào Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu (GIAHS)

Hệ thống nuôi cá chép độc đáo ở Áo, Hệ thống nông lâm kết hợp trồng salak (quả mây) ở Bali, Indonesia và Hệ thống nông lâm kết hợp ca cao của Sao Tome và Principe, vừa trở thành ba địa điểm mới bổ sung vào Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu (GIAHS). Các hệ...

Bản sắc văn hoá đồng bào Cơ Tu giữa Đại Ngàn Kỳ Vĩ

Nhận thức, văn hóa là cội nguồn sức mạnh của một cộng đồng dân tộc, những năm trở lại đây, đồng bào người Cơ Tu tại thôn Tà Lang - Giàn Bí, xã Hòa Bắc và thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã nỗ lực giữ...

Mới nhất