Trang chủNewsNhân quyềnMỹ nỗ lực xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc...

Mỹ nỗ lực xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc theo Công ước ICERD

Tham gia vào Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Mỹ đã cam kết sẽ đấu tranh và loại bỏ mọi hình thức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong và ngoài nước.

Phân biệt chủng tộc hiện vẫn là một trong những vấn đề nghiêm trọng không chỉ ở Mỹ mà còn tại nhiều nơi khác trên thế giới. Đây là một vấn đề phức tạp, đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các quốc gia để giải quyết. Phân biệt chủng tộc, theo đó, cũng là một trọng tâm trong các công ước nhân quyền của thế giới.

Trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu về nhân quyền, Mỹ đã ký kết Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) vào năm 1966 và chính thức thông qua công ước này vào năm 1994.

CERD được thiết kế để bảo vệ các cá nhân và nhóm yếu thế khỏi vấn nạn phân biệt chủng tộc, dù sự phân biệt đối xử là cố ý hay là kết quả của các chính sách có vẻ trung lập. Khi tham gia công ước, Mỹ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản của công ước này, bao gồm thực hiện các đánh giá tuân thủ định kỳ do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt chủng tộc tiến hành.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nỗ lực xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc trong nước Ảnh Istockphoto

Ban hành nhiều đạo luật ở nhiều phương diện

Năm 2021, Mỹ đã công bố một bản báo cáo định kỳ về các nỗ lực chống phân biệt chủng tộc, gửi lên Ủy ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc (CERD). Báo cáo bao gồm các biện pháp mà Mỹ đã áp dụng để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong nước. Báo cáo này đánh giá các nỗ lực của Mỹ kể từ lần nộp báo cáo gần nhất vào 12/6/2013.

Ghi nhận đóng góp từ các cơ quan chính phủ liên bang, báo cáo năm 2021 đã làm nổi bật những hành động nhằm giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Đầu tiên, về vấn đề thúc đẩy Cách tiếp của Toàn Chính phủ đối với Công bằng và Công bằng Chủng tộc, Tổng thống Biden đã ký Sắc lệnh Hành pháp 13985 chỉ đạo các cơ quan liên bang thực hiện một cách tiếp cận toàn diện để thúc đẩy công bằng cho tất cả người dân, bao gồm cả người da màu và những nhóm người yếu thế khác. Động thái này được ông chỉ đạo Nhà Trắng thực hiện ngay ngày đầu tiên nhậm chức.

Đối tượng của nhóm là những người không được tiếp cận đầy đủ phúc lợi, “bị gạt ra” bên ngoài xã hội và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng dai dẳng. Sắc lệnh Hành pháp quy định việc thúc đẩy sự công bằng, dân quyền, sự hài hoà chủng tộc và cơ hội bình đẳng là trách nhiệm của toàn bộ Chính phủ Mỹ.

Thứ hai, vấn đề chăm sóc sức khỏe, Mỹ đã thông qua Sắc lệnh hành pháp 13995, Tổng thống Biden đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm Y tế Bình đẳng trong đại dịch COVID-19. Lực lượng này hỗ trợ đưa ra các khuyến nghị nhằm loại bỏ sự bất bình đẳng về vấn đề sức khỏe và xã hội, một nguyên nhân khiến tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong do COVID-19 cao hơn với một số nhóm người. Đồng thời, lực lượng cũng nhằm ngăn chặn những sự bất bình đẳng như vậy trong tương lai.

Lực lượng đặc nhiệm đã thành lập một tiểu ban về nguyên nhân bất bình đẳng y tế và bài ngoại. Ủy ban này sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm đảm bảo cách xử lý của Chính phủ Liên bang đối với đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi công bằng sau cuộc khủng hoảng và giảm thiểu tư tưởng bài ngoại và thành kiến chống người châu Á.

Trong tuần đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Biden cũng đã ký Bản ghi nhớ lên án và phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc với nhóm người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương ở Mỹ. Bản ghi nhớ thừa nhận rằng trong cuộc khủng hoảng COVID-19, các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi là những người thúc đẩy thêm sự phân biệt và ác cảm của người bản địa với người Mỹ gốc Á, bao gồm việc chỉ trích COVID-19 bắt nguồn từ châu Á.

Những tuyên bố như vậy đã gây ra những nỗi sợ hãi vô căn cứ và sự kỳ thị đối với người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương. Đồng thời góp phần làm tăng tỷ lệ các hành vi bắt nạt, quấy rối và hận thù với những người này. Bản ghi nhớ của Tổng thống yêu cầu tất cả các cơ quan liên bang tham gia ngăn chặn hành vi quấy rối và chấm dứt tư tưởng kỳ thị với người Mỹ gốc Á.

Trong nỗ lực ngăn chặn bạo lực giới tính và chủng tộc, kể từ năm 2015, Bộ Tư pháp đã triển khai Chương trình tiếp các cộng đồng, cung cấp quyền truy cập trực tiếp, cho phép các cộng đồng chủng tộc tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm liên bang, gửi thông tin tiền án, tiền sử để những người từng gây bạo lực gia đình không được mua và sở hữu súng.

Tuần hành chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ Ảnh AP

Về vấn đề nhập cư, Mỹ đã đưa ra cam kết thực hiện một hệ thống nhập cư công bằng và trật tự, chào đón người nhập cư, gắn kết các gia đình với nhau và cho phép những người nhập cư đóng góp giống như những người bản địa. Sắc lệnh Hành pháp 13993 của Tổng thống về Sửa đổi các Chính sách và Ưu tiên Thực thi Di trú Dân sự truyền đạt các giá trị cơ bản hiện tại và các ưu tiên cho việc thực thi luật nhập cư.

Vào tháng 5, Tổng thống Biden cũng đã ký thành luật Đạo luật tội phạm thù hận COVID-19, đạo luật lưỡng đảng sẽ đẩy nhanh và tăng cường phản ứng của chính phủ liên bang đối với tội phạm thù hận và các hành vi bạo lực có động cơ thiên vị. Ngoài ra, Văn phòng Dân quyền và Tự do Dân sự (CRCL) của Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) lãnh đạo Lực lượng Đặc nhiệm về Bình đẳng để đảm bảo các nguyên tắc công bằng chủng tộc được thực hiện trong suốt các chính sách, chương trình và hoạt động.

Về Bình đẳng chủng tộc với Biến đổi khí hậu, Mỹ đưa ra cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giúp các cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm cả những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và cộng đồng da màu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã xây dựng bộ khung để đảm bảo khả năng phục hồi trước tác động của khí hậu với nhóm người yếu thế, bao gồm xác định các cộng đồng có nguy cơ cao và kết hợp luật pháp, công bằng, sự đa dạng trong kế hoạch thích ứng với khí hậu.

Các cơ quan, bao gồm Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA), có nhiệm vụ thu thập dữ liệu liên quan đến tác động sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng da màu.

Về quyền bầu cử, Mỹ đã ban hành Sắc lệnh 14019 thúc đẩy quyền tiếp cận bầu cử, sử dụng các nguồn lực liên bang để tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ đăng ký cử tri và thông tin về bầu cử, bao gồm cả những công dân đang bị liên bang giam giữ; thành lập một nhóm chỉ đạo liên ngành về quyền bầu cử của người Mỹ bản địa; và chỉ đạo Bộ trưởng Tư pháp hỗ trợ cấp lại có giấy tờ tùy thân cho các cá nhân từng bị giam giữ, để họ đủ điều kiện tham gia bầu cử.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ của mĩnh, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị (HUD) khắc phục các chính sách nhà ở liên bang mang tính phân biệt chủng tộc, vốn gây bất bình đẳng giàu nghèo trong nhiều thế hệ.

Về giáo dục, vào năm 2019, Đạo luật Bồi dưỡng nhân tài đại học bằng cách mở khóa tài nguyên cho giáo dục (FUTURE) đã được ban hành, cung cấp nguồn tài trợ lâu dài cho các trường Cao đẳng và Đại học dành cho người da đen (HBCU), Cao đẳng và Đại học Bộ lạc (TCU) và các tổ chức như các tổ chức hỗ trợ người gốc Tây Ban Nha, cũng như Các tổ chức người Mỹ gốc Á và người Mỹ bản địa ở các đảo Thái Bình Dương, các tổ chức dân tộc thiểu số khác. Vào năm 2021, Bộ Giáo dục Mỹ (ED) đã giải quyết các khoản nợ khoảng 1,6 tỷ USD cho 45 cá nhân HBCU theo Chương trình Tài trợ Vốn của HBCU.

Hoa Vũ

Cùng chủ đề

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao...

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọngCả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa...

Công bố loại thuốc ‘uống vào bằng chạy bộ 10 cây số’

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch vừa công bố một loại thuốc có thể thay thế việc chạy bộ 10km ở tốc độ cao. Theo báo Guardian, nhóm nghiên cứu từ Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã giới thiệu loại thuốc tên LaKe, có...

Sơ kết giai đoạn 1 Đề án 1371 về phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại...

(Bqp.vn) - Sáng 7/11, tại Học viện Biên phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 1371 trong thanh niên Quân đội và tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip “Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo, đại biểu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân ủy...

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh để đồng hành, cùng trẻ tìm giải pháp vượt qua, bản thân trẻ và gia đình dễ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua...

Mới nhất