Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốMôi trường trực tuyến chứa nhiều yếu tố sinh ra thông tin...

Môi trường trực tuyến chứa nhiều yếu tố sinh ra thông tin giả mạo


Hôm nay 8.12, Báo Thanh Niên tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Đề kháng” với thông tin độc, hại và lừa đảo qua mạng tại Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, các chuyên gia về công nghệ, bảo mật thông tin, dịch vụ trực tuyến, cùng các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên – đại diện cho nhóm người dùng tiếp xúc nhiều với môi trường internet.

Phát biểu mở đầu tọa đàm, tiến sĩ Huỳnh Văn Thông (Trưởng bộ môn Truyền thông, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) nhận định chống tin giả, tin xấu, độc hại không chỉ là “cuộc chiến” tại Việt Nam mà còn là bài toán nan giải ở quy mô toàn cầu.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông nhận định, trước đây thông tin sơ khởi thường sẽ trải qua quá trình kiểm chứng và biên tập có trách nhiệm của những đơn vị làm tin tức, có trách nhiệm chuyên nghiệp, tuân theo những chuẩn mực đạo đức, quy tắc chuyên nghiệp để biến chúng thành những thông tin đáng tin cậy, rồi từ đó chuyển qua những kênh chính thức như báo chí, nhà xuất bản, truyền hình… để trở thành thông tin đại chúng. Khi trở thành thông tin đại chúng thì nó vẫn có câu chuyện đúng sai thì lúc đó lại trải qua một quá trình hậu biên tập, chỉnh sửa, cải chính, giải thích.

Môi trường trực tuyến chứa nhiều yếu tố sinh ra thông tin giả mạo - Ảnh 1.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông tại buổi tọa đàm do Báo Thanh Niên tổ chức

Nhưng xã hội, lịch sử nhân loại luôn luôn phát triển và chúng ta đã không còn có cơ hội để quay trở lại như trước. Giống như ngày xưa người ta nói muốn có kiến thức thì đọc báo, bây giờ điều đau khổ là muốn đọc báo thì phải có kiến thức. Vì vẫn có những chuyện như là lâu lâu thì cũng có thông tin sai lệch, có thông tin gọi là xuyên tạc. Thông tin sai lệch thì có thể là do lỗi do sơ suất, còn thông tin xuyên tạc, tức là cố tình.

Truyền thông trực tuyến đã tạo ra thông tin nhanh chóng, đã mang đến những cơ hội đổi đời chỉ trong chốc lát cho mọi người. Tiến sĩ Thông cho rằng môi trường truyền thông trực tuyến bắt đầu từ người gửi đầu tiên, tạo ra tin gốc, sau đó chuyển qua cơ chế sản xuất, cơ chế tự sản xuất. Sẽ có rất nhiều người tham gia vào quy trình mới, tái sản xuất/tự sản xuất, tương tác, chia sẻ… và sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi đến được với công chúng thì nó đã trở thành “đám mây tin tức” từ một bản tin ban đầu. Điều này cũng giải thích vì sao nhiều người sa vào các cạm bẫy lừa đảo, bởi kịch bản phía sau đó đã được dựng lên.

Có thể nói để tin tức đầu tiên đến được với công chúng thì đã phải trải qua một quá trình hoàn toàn mất kiểm soát. Hành trình thông tin bình yên giờ đây có thêm quy trình tái sản xuất, lan truyền trên môi trường số, chịu tác động bởi khía cạnh cá nhân và hiệu ứng thiên kiến, hiệu ứng hào quang… Những tác động này chúng ta không có thời gian phân tích, dẫn đến sự rối loạn.

Chúng ta đang sống trong giai đoạn rối loạn thông tin, không chỉ là “tin giả” hay “tin thật”. Chúng ta quá tải, không còn đủ tài nguyên, kỹ năng, nhận thức để thông tin đầy đủ, nghiêm túc. Có thể kiểm chứng 1, 10 hay 100 tin chứ không thể nào xử lý hàng ngàn, hàng triệu tin. Bùng nổ thông tin, bùng nổ dữ liệu dẫn đến sự quá tải, từ đó chất lượng của các thông tin sẽ giảm đi.

Môi trường trực tuyến chứa nhiều yếu tố sinh ra thông tin giả mạo - Ảnh 2.

Khách mời tham gia tọa đàm do Báo Thanh Niên tổ chức

Vì vậy trong xã hội bùng nổ thông tin, mối đe dọa của những thông tin sai dẫn đến kịch bản đau đớn là ngay cả tin thật cũng bị nghi ngờ, không ai còn tin vào điều gì nữa. Từ đó dẫn đến hiện tượng một số người có xu hướng từ chối tin tức, không còn muốn xử lý thông tin và tiếp đến là rối loạn thông tin, trở thành vấn nạn của truyền thông.

Rối loạn thông tin có thể xem là tình trạng mất kiểm soát về giá trị của thông tin và sự thật, gây ra bởi sự sản xuất và lan truyền những thông tin sai hoặc thông tin gây hiểu lầm, tranh cãi.

Hiện có thể chia làm 3 loại thông tin sai lệch, đầu tiên là thông tin sai nhưng không có ý xấu, tiếp đến là thông tin xuyên tạc (có ý đồ xấu) và thông tin độc hại, đây là loại thông tin có thể có thật, có thể dựa trên điều có thật nhưng động cơ đứng sau thì xấu xa. Khi sơ ý với thông tin, người dùng có thể vô tình tiếp tay cho các nội dung đó. Lừa đảo là một trong những mục đích đằng sau thông tin sai lệch. Hiện có rất nhiều nội dung, đặc biệt là hình ảnh được chia sẻ trên mạng nhằm đánh vào cảm xúc của người xem để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Để tránh trở thành một tác nhân tiếp nhận và lan truyền các thông tin xấu độc, tiến sĩ Thông cho rằng người dùng nên có một động cơ trong sáng cho việc tiếp nhận thông tin, tránh định kiến, đồng thời tự mình kiểm chứng, nếu chưa đủ kỹ năng thì cần tham khảo các ý kiến từ hỏi bạn bè, sử dụng công cụ để kiểm chứng.



Source link

Cùng chủ đề

Chương trình phòng chống lừa đảo trực tuyến 2024: Sân chơi mới, bổ ích cho các KOLs

DNVN - Từ ngày 22/10 đến 22/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và TikTok Việt Nam tổ chức chương trình phòng chống lừa đảo trực tuyến 2024. Đây là chiến dịch khuyến khích KOLs (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) tham gia sáng tạo nội dung,...

Hơn 5 triệu người dân trên 15 tuổi đã dùng ứng dụng iHanoi

Theo thống kê, tính đến ngày 31/10, tổng số người dùng đăng ký tài khoản iHanoi đạt 1.043.724. Trong đó có khoảng 5,3 triệu người dân trên 15 tuổi có smartphone (chiếm gần 19,7% số người đăng ký). Nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã tích cực tạo tài khoản sử dụng iHanoi của người dân để giải quyết phản ánh kiến nghị hiệu quả. Thời gian qua, toàn thành phố tiếp nhận 17.083 phản ánh...

Cục Đăng kiểm cảnh báo khẩn cấp về hiện tượng lừa đảo đổi mẫu tem kiểm định

Nhóm đối tượng lừa đảo mạo danh Cục Đăng kiểm Việt Nam gọi điện cho chủ xe thông báo thay đổi mẫu tem kiểm định và hướng dẫn truy cập vào đường link giả mạo nhằm đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản. Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản gửi Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về hiện tượng mượn danh nghĩa của Cục Đăng...

Địa phương bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

(NLĐO)- Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, tinh thần kỳ thi lớp 10 từ 2025 sẽ gồm 2 môn văn, toán, môn thứ 3 do các sở lựa chọn ...

Tăng cường hợp tác lĩnh vực văn hoá giữa tỉnh Khăm Muồn (Lào) và tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 24/10, tin từ Sở Văn hoá và Thể thao (VH-TT) tỉnh Quảng Bình cho hay: Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình và Sở Thông tin, văn Hoá, Du lịch tỉnh Khăm Muồn (nước CHDCND Lào) đã có cuộc hội đàm và thống nhất nhiều nội dung hợp tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?

Trứng được khoa học chứng minh là chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là nguồn protein dồi dào trong trứng. Có rất nhiều cách chế biến trứng, từ luộc, chiên đến nướng khi còn nguyên vỏ. Các chuyên...

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch....

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Cảnh báo hành vi mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm để lừa đảo

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.

Thảo luận thách thức xã hội của công nghệ và trí tuệ nhân tạo cùng chuyên gia Pháp

Viện Pháp tại Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hội nghị và bàn tròn về chủ đề trí tuệ nhân tạo và công nghệ từ 11-15/11 cùng bà Asma Mhalla - nhà nghiên cứu, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực quản lý công nghệ số và đạo đức trong đổi mới sáng tạo.

Tin vui cho game thủ, công ty Nhật Bản đột phá chiến lược phát hành trò chơi ra thị trường

Thời gian tới là giai đoạn đầy hứa hẹn với viễn cảnh về một quý tăng trưởng mạnh mẽ khác của Sony Interactive Entertainment (SIE), công ty chuyên trò chơi điện tử và giải trí kỹ thuật số đa quốc gia, là công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn Sony Nhật Bản, đặt trụ sở tại San Mateo, California, Mỹ.

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt cuối năm 2025

Trước đó, Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Tuy nhiên, S25 Slim sẽ không xuất hiện cùng các sản phẩm khác của dòng S25 vào tháng 1/2025  mà ra mắt vài tháng...

Mới nhất

Nhiều doanh nghiệp về tay người Thái ‘chăm’ chia cổ tức

Từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Thậm chí một doanh nghiệp bất ngờ tăng tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt từ 24% lên 133%. ...

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. ...

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank tiến gần 1 tỉ USD

9 tháng đầu năm nay, Sacombank lãi sau thuế gần 6.500 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối tháng 9 năm nay đạt 24.830 tỉ đồng. ...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp...

Mới nhất