Trang chủNewsNhân quyềnỨng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan: Trách nhiệm...

Ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan: Trách nhiệm chung


Theo thống kê của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam từ các báo cáo hàng năm của địa phương, trung bình mỗi năm có khoảng 3-5 sự cố tràn dầu. Ước tính lượng dầu thải ra biển ở Việt Nam lên tới 41 ngàn tấn/năm. Các quan trắc thực hiện tại một số vùng biển cho thấy, trong thành phần nước biển đã bị ô nhiễm có sự xuất hiện của dầu, sắt, kẽm, chất hữu cơ… Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sinh thái, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, du lịch

Chung tay khắc phục

Sự cố tràn dầu có tính chất xuyên biên giới, là câu chuyện không của riêng một địa phương hay quốc gia nào mà đòi hỏi trách nhiệm, sự nỗ lực chung tay của các địa phương, quốc gia liên quan. Vì vậy, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

Năm 2006, thông qua tổ chức PEMSEA, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã ký kết Tuyên bố chung và Chương trình khung về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan. Ngày 14/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1278/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan.

Liên tục trong 10 năm tiếp theo, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quyết định số 1278/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu (SCTD) vùng Vịnh Thái Lan và hàng loạt các kế hoạch hợp tác hành động.

Đồng thời, phân công các đơn vị đầu mối để triển khai Tuyên bố chung và chương trình khung như thành lập bộ máy hợp tác phối hợp ứng phó – Trung tâm ứng phó tràn dầu quốc gia (NOSPC) tại 3 nước. Trong đó, tại Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn là cơ quan chỉ đạo, thực hiện hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung.

Và những nỗ lực của Việt Nam

Với việc ký kết, hợp tác và triển khai nhiệm vụ, công tác khắc phục sự cố tràn dầu trên vùng Vịnh Thái Lan đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Về Đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí đã tổ chức huấn luyện về phối hợp trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển theo quy định của Chương trình khung và Tuyên bố chung. Đặc biệt, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ TN&MT tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của các cán bộ địa phương về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Tổng cục Biển và Hải đảo đã thực hiện Dự án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu trên biển” trên tất cả 28 tỉnh, thành ven biển.

z4949813734964_5e4bd7e9a626b5ecc52cd38e0d4fd4e4.jpg
Việt Nam chủ động ứng phó sự cố tràn dầu

Về Hợp tác quốc tế ngăn ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu: Hội nghị thường niên các cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam, Thái Lan và Campuchia hàng năm được tổ chức do các nước thay phiên làm chủ trì. Thông qua các hội nghị, đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý về giám sát, đánh giá rủi ro, ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.

Trong đó, với Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg, ngày 24/3/2021, Việt Nam đã ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; ban hành kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp quốc gia Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đây là cơ sở thảo luận, thống nhất đối với Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu chung cho khu vực Vịnh Thái Lan đã được xây dựng nhưng chưa thống nhất được trong nhiều năm qua. Gần đây nhất, đã diễn ra Hội nghị thường niên Tuyên bố chung và Chương trình khung hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan và chuỗi các hoạt động liên quan trong vấn đề xử lý sự cố tràn dầu tại khu vực được quy định trong Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa 3 nước.

Đặc biệt, với việc triển khai các hợp phần trong Tuyên bố chung và Chương trình khung và thực hiện nhiệm vụ “Hợp tác quốc tế với Campuchia, Thái Lan và các tổ chức, cá nhân quốc tế liên quan trong công tác chuẩn bị, ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển”; thực hiện nhiệm vụ do Bộ TN&MT giao, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Bộ TN&MT nói chung và Cục Biển và Hải đảo Việt Nam nói riêng trong việc tích cực tham gia triển khai và cụ thể hóa Tuyên bố chung và Chương trình khung về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái Lan đã được ký kết.

Việc thực hiện nhiệm vụ đồng thời là căn cứ để thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất phương thức hợp tác giữa các quốc gia trong chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu một cách hiệu quả nhất, góp phần bảo vệ môi trường biển; Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở tài liệu cho việc hợp tác quốc tế trong vấn đề chuẩn bị, ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sau bầu cử Mỹ, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào?

Kinhtedothi - Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã tác động mạnh đến thị trường tài chính quốc tế. Giá vàng thế giới đã mất gần 100 USD/ounce kể từ sau thông tin ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ, trong khi đó sức khỏe đồng USD hồi phục mạnh. Thị trường tài chính biến động mạnh Thị trường vàng quốc tế đã bị bán tháo mạnh. Phiên 7/11, giá vàng rớt xuống 2.657 USD/ounce, vàng...

chủ động ứng phó với bão Trami gần Biển Đông

Theo đó, công điện số 09/CĐ-PCTT ngày 23/10 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quản lý các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho các chủ phương tiện, thuyền  trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát...

Chủ động ứng phó giúp nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai

Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương còn có các thành viên Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quốc gia; lãnh đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ủy ban quốc gia; đại diện các tổ chức quốc tế, đối tác giảm nhẹ...

Cần kết hợp giữa kinh nghiệm và thông tin

Biến đổi khí hậuMai Đan - Hoàng Hiền • 24/12/2023 20:05Năm 2023, thiên tai nắng nóng, mưa lớn, lũ quét, nguy hiểm mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường, xảy ra khắp các vùng miền cả nước, kéo dài từ đầu năm đến hết năm nguy hiểm tổn hại lớn về người và tài sản. Để ứng phó với các loại hình thiên tai cực đoan, bất ngờ, bên cạnh việc ứng phó theo kinh nghiệm, dân...

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ, ngập úng, sạt lở đất

Theo bản tin số MLDR-92/09h30/QNAM ngày 23/11/2023 của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam: Do ảnh hưởng của phần phía Tây Nam áp cao lạnh lục địa kết hợp hoạt động của trường gió Đông trên cao, nên từ ngày 25/11 đến ngày 27/11...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định vị thế trong thực hiện các dự án quan trọng của Ngành TN&MT

(TN&MT) - Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ban Quản lý dự án) diễn ra sáng ngày 20/12, tại Hà Nội. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc...

Thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

Tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Ôn lại truyền thống vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, chúng ta càng thêm tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng... Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I...

Thí điểm khu thương mại tự do: Vì sao Đà Nẵng muốn lấn biển?

Đà Nẵng thí điểm nhiều chính sách trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung thành lập khu thương mại tự do. Thời gian ngắn nhưng vì sao có đề xuất lấn biển? ...

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó,...

Mới nhất