Trang chủNewsNhân quyềnNhiều ý tưởng đưa ra tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế...

Nhiều ý tưởng đưa ra tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam 2023


Diễn đàn quy tụ các lãnh đạo doanh nghiệp, học giả, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.12.41.png
Bà Ramla Khalidi – Trưởng Đại diện thường trú UNDP phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, bà Ramla Khalidi – Trưởng Đại diện thường trú UNDP nhấn mạnh, đổi mới công nghệ, chuyển đổi năng lượng và các thay đổi trong chiến lược địa chính trị đã tạo ra những cơ hội lịch sử để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế, thâm nhập các thị trường mới cho hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn và tăng giá trị của hàng xuất khẩu. Khả năng tận dụng những cơ hội này của Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng duy trì tăng trưởng năng suất ở mức thu nhập cao hơn – nói cách khác là tránh bẫy thu nhập trung bình.

Vì vậy, Việt Nam và các quốc gia có thu nhập trung bình tương đương có thể khai thác được các khả năng và giải quyết các thách thức trong việc xây dựng năng lực công nghệ, dựa vào tầm quan trọng của khoa học và đổi mới sáng tạo, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh đổi mới và cạnh tranh.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.12.07.png
Bà Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, từ các diễn đàn được phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị với chủ đề khoa học công nghệ mở đường cho phát triển tiềm năng kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có thêm thông tin tham mưu cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho Chính phủ ban hành các chính sách phát triển kinh tế, trong đó có những chính sách mang tính nền tảng trong việc hình thành các mô hình kinh tế mới ở Việt Nam như Đề án phát triển kinh tế ban đêm, Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn, Đề án phát triển kinh tế chia sẻ,…

Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP khởi xướng diễn đàn “Nhịp đập Kinh tế Việt Nam” từ năm 2021, đây được coi là sự kiện thường niên được thiết kế nhằm tạo ra một nền tảng mới và tình hình kinh tế, chính sách phát triển của Việt Nam. Bà Hồng Minh mong muốn, diễn đàn lần này sẽ nhận được nhiều thảo luận, đối thoại về các vấn đề kinh tế, khoa học công nghệ đến từ các đơn vị, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách,….

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.13.04.png
TS. Nguyễn Hữu Thọ – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày tham luận

TS. Nguyễn Hữu Thọ – đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã trình bày Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2023 và những động lực chính cho tăng trưởng và phát triển, trong đó, ông chỉ ra xu hướng kinh tế năm 2023 của Việt Nam đang tăng trưởng khá tích cực, với việc đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển và đầu tư công, cao hơn 6,7% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ về số tuyệt đối so với năm cùng kỳ 2022. Phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài được cho là cao nhất trong 5 năm qua (tính theo vốn thực hiện),…

Tuy nhiên, đối với một số thị trường yếu tố sản xuất hoạt động vẫn còn vướng nhiều bất cập như thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn trầm lắng; thị trường bất động sản chưa có cơ cấu hàng phù hợp khi thừa ở phân khúc cao và thiếu ở phân khúc dưới; thị trường điện về căn bản là đủ nhưng vẫn thiếu nguồn cung cục bộ theo vùng vào mùa khô, việc phát triển nguồn điện “sạch” như điện gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều còn chậm…

Do đó, để phát huy tính chủ động cùng sự tăng trưởng kinh tế năm 2024 và các năm tiếp theo, TS. Hữu Thọ đề xuất một số giải pháp: Xây dựng các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hướng tới thúc đẩy lợi thế địa phương, tăng liên kết vùng trong việc phát triển khoa học công nghệ; tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung nhiều hơn cho các động lực tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thị trường hàng hoá dịch vụ và tăng cường hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.13.19.png
PGS.TS Nguyễn Trường Thắng – Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trình bày tham luận

Đề xuất đòn bẩy quan trọng giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, PGS.TS Nguyễn Trường Thắng – Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam cần dựa trên bối cảnh và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó, tìm cách xây dựng hoạt động cũng như năng lực quản lý khoa học công nghệ.

Đồng thời, nhằm phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ để tăng giá trị gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu cần có tầm nhìn xa về công nghệ và phát triển các mô hình trung tâm dữ liệu, thiết bị số, điện toán đám mây, AI và chuẩn bị điều kiện (vốn, nhân lực, cơ chế khuyến khích) phù hợp với sự thay đổi của dòng đầu tư theo các xu hướng công nghệ như: Dữ liệu lớn, Robot, IoT, Công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường, chuyển đổi số,…

Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra tọa đàm trao đổi “Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng”, trong đó, trình bày về bẫy thu nhập trung bình và chính sách công nghệ ở Đông Nam Á, ông Jonathan Pincus – Chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP cho biết, rất ít quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: tăng trưởng năng suất có xu hướng chậm lại hoặc đảo chiều, trong đó có Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.13.38.png
Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam (VEP) với chủ đề “Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng – Cơ hội cho Việt Nam”

Việt Nam đã duy trì tăng trưởng từ năm 1990 và tiếp tục duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế theo quy mô và quần tụ kinh tế, thoát khỏi bẫy về thu nhập trung bình, Việt Nam và các nước cần rất nhiều vốn và hoạt động nghiên cứu cơ bản chính sách kinh tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần bắt đầu đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và phát triển công nghệ được cấp phép cho mảng giáo dục như cho các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước,… Đi cùng với đó Việt Nam cần phối hợp mối quan hệ cùng các công ty sản xuất cuối chuỗi cung ứng để phát huy thế mạnh của cộng đồng khoa học Việt Nam, nâng cấp công nghệ trong ngành bán dẫn,… nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất xuất khẩu hàng hoá.

Trong Diễn đàn, các nhà giáo dục, nhà khoa học và lãnh đạo doanh nghiệp đã chia sẻ quan điểm về nắm bắt cơ hội, thu hút đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hướng đến tạo dựng môi trường kinh tế sôi động tại Việt Nam thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin đối ngoại về quyền con người đến với giới trẻ để những chủ nhân tương lai của đất nước có thể cất lên tiếng nói đấu tranh và xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ hơn.

UNDP: sẽ quan tâm đến phụ nữ, trẻ em trong các dự án triển khai tại Bình Định

Ngày 23/9, Đoàn Công tác Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã có buổi làm việc tỉnh Bình Định về các dự án do UNDP tài trợ. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, hiện nay UNDP đang hỗ trợ tỉnh triển khai 4 dự án. ...

Khởi động chương trình chống ô nhiễm nhựa trong các dòng sông của Việt Nam

Chương trình "Chiến binh xanh, Công nghệ sạch", do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Làm sạch đại dương (The Ocean Cleanup) hợp tác với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ và TPHCM tổ chức, là chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 18/9 đến 20/9. Sự kiện quy tụ người dân, chuyên gia, lãnh đạo cộng đồng, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách cùng nhau dọn sạch các...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Cơ hội và rào cản với phụ nữ dân tộc thiểu số khi tham gia làm kinh tế

Bên cạnh những rào cản khi tham gia làm kinh tế, phụ nữ dân tộc thiểu số cũng có nhiều cơ hội để tăng cường quyền năng kinh tế như lợi thế về văn hóa dân tộc, đức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế. Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới, Thủ tướng cho biết. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Đấu tranh từ sớm, từ xa giảm tác hại của ma túy

(TN&MT) - Sáng 8/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. ...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong...

Đà tăng có còn tiếp diễn hay không?

Dự báo giá tiêu ngày 9/11: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 9/11. Theo dự báo, giá tiêu ngày 9/11 có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Mới nhất