Trang chủNewsThế giớiMỹ ghép xác hai chiếc F-35 thành tiêm kích mới

Mỹ ghép xác hai chiếc F-35 thành tiêm kích mới


Mỹ ghép nối khung thân hai chiếc F-35 bị hư hại để tạo ra một tiêm kích hoàn chỉnh, nhằm tiết kiệm chi phí và linh kiện.

Không quân Mỹ ngày 30/11 thông báo đang triển khai dự án ghép hai chiến đấu cơ tàng hình F-35 bị hỏng thành một chiếc mới, gọi là Franken-bird (Chim quái vật Frankenstein). Dự án được Phòng Quản lý Chương trình F-35 (JPO) tiến hành tại căn cứ không quân Hill ở bang Utah, với sự hỗ trợ của phi đội 388 đồn trú ở căn cứ Hill, nhà sản xuất F-35 Lockheed Martin và lực lượng hậu cần tại căn cứ.

“Đây là lần đầu tiên chương trình F-35 thực hiện dự án thú vị như vậy”, Dan Santos, quản lý phụ trách hoạt động bảo dưỡng của JPO, cho biết.

Theo không quân Mỹ, hai tiêm kích F-35 bị hỏng có số hiệu sản xuất lần lượt là AF-27 và AF-211. AF-27 bị cháy động cơ khi đậu tại căn cứ không quân Eglin ở bang Florida hồi năm 2014, khiến hai phần ba chiếc máy bay bị phá hủy. Phi công đã kịp thoát ra ngoài an toàn, song sự cố gây thiệt hại hơn 50 triệu USD cho không quân Mỹ.

AF-27 sau đó đã được tái tạo một phần, đủ tiêu chuẩn để sử dụng làm thiết bị thực hành cho đội kỹ sư bảo dưỡng tại căn cứ Hill.





Quá trình lắp ráp tiêm kích Franken-bird trong bức ảnh công bố hôm 30/11. Ảnh: Không quân Mỹ

Quá trình lắp ráp tiêm kích Franken-bird trong bức ảnh công bố hôm 30/11. Ảnh: Không quân Mỹ

Trong khi đó, chiếc AF-211 bị hỏng phần mũi vào tháng 6/2020 khi đang tìm cách hạ cánh xuống căn cứ Hill. Không quân Mỹ chưa công bố báo cáo về nguyên nhân và thiệt hại của sự cố.

Theo hình ảnh do không quân Mỹ chia sẻ, chiếc Franken-bird được lắp ráp từ hai bộ phận chính là phần thân của AF-211 và mũi của AF-27, vốn còn khá nguyên vẹn sau vụ cháy năm 2014.

“Về mặt lý thuyết, mọi bộ phận của tiêm kích F-35 đều có thể tháo rời và ráp nối lại, tuy nhiên điều này chưa được thực hiện bao giờ. Đây sẽ là chiếc ‘Franken-bird’ đầu tiên được chế tạo”, Scott Taylor, kỹ sư trưởng của Lockheed Martin tham gia vào dự án, nhận định.

Taylor cho biết Mỹ bắt đầu nghiên cứu khả năng ghép nối các tiêm kích F-35 hư hại từ tháng 1/2020, trước thời điểm chiếc AF-211 gặp sự cố. “JPO mời Lockheed Martin tham gia dự án bởi chúng tôi đã từng phục hồi thành công chiến đấu cơ F-22 bị hỏng nặng”, ông cho biết.

Theo không quân Mỹ, điểm khác biệt của Franken-bird so với các chương trình sữa chữa, khôi phục tiêm kích trước đó là dự án này sẽ xây dựng bộ tài liệu chi tiết để chuẩn hóa quy trình, giúp việc ghép nối tương tự trở nên dễ dàng hơn. Lực lượng này cũng cho biết đã thiết kế, chế tạo ra nhiều dụng cụ và thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho dự án.

“Dự án này sẽ mở ra cơ hội để sửa chữa các máy bay gặp sự cố trong tương lai bằng cách sử dụng công cụ, kiến thức và kỹ thuật đã được phát triển”, Santos nhấn mạnh.

Theo Joseph Trevithick, chuyên gia quân sự của Drive, việc đại tu máy bay quân sự hiện đại rất phức tạp, đặc biệt là với dòng tiêm kích tàng hình như F-35, do chúng đòi hỏi phải được lắp ráp chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất.

“Chỉ cần có một khe hở nhỏ trên lớp vỏ chống radar của F-35 cũng đủ để gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của chiếc tiêm kích. Việc ghép nối hai chiếc F-35 không đơn giản chỉ là vặn ốc lại là xong”, Trevithick nêu quan điểm.

Đây không phải lần đầu tiên quân đội Mỹ ráp các bộ phận của hai khí tài lại thành một. Năm 2009, hải quân nước này đã được bàn giao ba chiếc tiêm kích F-5F hai chỗ ngồi mới, do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo bằng cách ghép các bộ phận có sẵn của chiếc tiêm kích với linh kiện từ dòng F-5E một chỗ ngồi của không quân Thụy Sĩ.

Năm 2005, tàu ngầm tấn công USS San Francisco của hải quân Mỹ bị hư hỏng nặng do đâm phải đá ngầm, song sau đó đã quay trở lại hoạt động nhờ sử dụng phần mũi thay thế lấy từ tàu ngầm USS Honolulu đã loại biên.





Phi đội F-35A đậu tại căn cứ không quân Hill năm 2020. Ảnh: Không quân Mỹ

Phi đội F-35A đậu tại căn cứ không quân Hill năm 2020. Ảnh: Không quân Mỹ

Một số quốc gia khác cũng từng thực hiện các dự án tương tự. Không quân Phần Lan từng chế tạo một chiến đấu cơ F/A-18D Hornet bằng cách ghép tiêm kích F-18C bị hỏng nặng với biến thể CF-18B của không quân Canada.

Đầu năm nay, tàu ngầm tấn công hạt nhân Perle của Pháp, từng bị hư hại trong vụ cháy vào năm 2020, đã được biên chế lại sau khi được ráp linh kiện của tàu Saphir cùng lớp, khiến nó có kích thước lớn hơn so với các tàu ngầm lớp Rubis khác.

“Tuy nhiên, chưa thể chắc chắn rằng việc ‘Frankenstein hóa’ tiêm kích F-35 sẽ đem lại những lợi ích cụ thể nào, nhất là khi xét tới tính khả thi của việc làm điều này trên thực địa, do thiết kế phức tạp của máy bay tàng hình khiến nó cần phải có sự hỗ trợ lớn về hậu cần”, Trevithick nhận định.

Thời gian và chi phí cũng là những dấu hỏi lớn. Không quân Mỹ không tiết lộ thời điểm bắt đầu triển khai dự án Franken-bird, song cho biết chiếc tiêm kích sẽ được hoàn thành sớm nhất là tháng 3/2025. Lockheed Martin trước đó từng mất gần 5 năm để phục hồi một chiếc F-22 bị hỏng do mài bụng trên đường băng, tiêu tốn khoảng 35 triệu USD chi phí sửa chữa.

Dù vậy, ngay cả khi dự án Franken-bird tiêu tốn con số tương đương để thực hiện, nó vẫn rẻ hơn tổng thiệt hại mà vụ cháy AF-27 gây ra. Con số này cũng chưa bằng một nửa số tiền để mua mới tiêm kích F-35A, ước tính hiện có giá khoảng 80 triệu USD một chiếc.

Điều quan trọng hơn là dự án Franken-bird sẽ giúp không quân Mỹ phần nào giải bài toán về việc thiếu hụt linh kiện thay thế, thách thức được cho là có thể gây ảnh hưởng tới năng lực chiến đấu của dòng máy bay này trong các cuộc xung đột quy mô lớn, theo chuyên gia Trevithick.

Phạm Giang (Theo Drive)




Source link

Cùng chủ đề

Ai ‘đạo diễn’ cuộc tấn công của Israel vào Iran?

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết trung tướng Herzi Halevi đã chỉ huy cuộc tấn công của quân đội Israel vào Iran ngày 26.10. ...

Séc ký thỏa thuận mua 24 tiêm kích F-35 của Mỹ

"Thỏa thuận chắc chắn sẽ được ký trước cuối tháng 3 hoặc thậm chí sớm hơn. Chúng tôi đang tìm kiếm một hình thức phù hợp và một ngày phù hợp, bao gồm cả lý do Bộ trưởng (Quốc phòng Mỹ Lloyd) Austin đang bị bệnh", Bộ trưởng Quốc phòng Séc Jana Cernochova nói với CNN hôm 21/1.Séc dự kiến trả cho Mỹ 105,8 tỷ koruna Séc (4,64 tỷ USD) cho thỏa thuận mua tiêm kích F-35. Theo...

Séc mua 24 tiêm kích F-35 của Mỹ

"Thoả thuận chắc chắn sẽ được ký trước cuối tháng 3 hoặc thậm chí sớm hơn. Chúng tôi đang tìm kiếm một hình thức phù hợp và một ngày phù hợp", Bộ trưởng Quốc phòng Séc Jana Cernochova nói hôm 21/1, cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nằm viện cũng ảnh hướng quá trình ký kết thoả thuận.Praha dự kiến chi trả cho Washington số tiền 105,8 tỷ koruna Séc (4,64 tỷ USD) để mua...

Một quốc gia châu Âu tìm hiểu về máy bay chiến đấu F-35 ‘tốt nhất thế giới’ của Mỹ

F-35 hiện là "xương sống" của lực lượng không quân nhiều nước đồng minh của Mỹ như Anh, Australia, Italy, Nhật, Israel, Hà Lan, Na Uy và Hàn Quốc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Mỹ điều thêm chiến đấu cơ F-15 đến Trung Đông

Quân đội Mỹ cho biết các máy bay chiến đấu F-15 của nước này đã đến Trung Đông vào ngày 7.11 sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm vũ khí tới khu vực này để cảnh báo Iran. ...

Cùng chuyên mục

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga sản xuất nhiều hơn 30% so với tất cả các nước Liên minh châu Âu cộng lại. ...

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Mới nhất

Một tuần gội đầu mấy lần là tốt nhất?

2. Làm gì để ngăn rụng tóc?AHạn chế gội đầuBHạn chế chải tócCThay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạtTheo bác sĩ Võ Thị Tường Duy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, những thay đổi trong lối sống có thể giúp làm chậm hoặc ngăn rụng tóc. Bạn...

Bão số 7 mạnh cấp 14, hướng về vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi

Dự báo thời tiết ngày 10/11Bão số 7 đã giảm cường độ sau khi bất ngờ tăng lên cấp 14-15, giật trên cấp 17 ở Biển Đông.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 10/11, vị trí tâm bão số 7 (bão Yinxing) trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc...

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga...

Ca khúc Bom hẹn giờ của Hứa Kim Tuyền được các chị đẹp tranh giành

Tập 3 của "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2024" có nhiều giây phút căng não, kịch tính nghẹt thở khi 2 Liên minh được thành lập với đội hình đầy đủ. Luật chơi phức tạp khiến các chị đẹp choáng váng khi đấu trí để lấy các ca khúc cho Công diễn 1. ...

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Mới nhất