Trang chủNewsThời sựKỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân!

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân!

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân!

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 1

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 3

Sơ kết 3 năm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia nhận định: “Khách quan mà nói, đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (do đại dịch Covid-19 gây ra những khủng hoảng kinh tế, xã hội – PV) nhưng 3 năm qua, kết quả giảm nghèo đạt được rất lớn. Bằng tất cả sự khiêm tốn, có thể nói Việt Nam đã đạt kết quả rất tốt, đáng được ghi nhận. Và thực tế, về công tác giảm nghèo, Liên Hợp Quốc đã đánh giá Việt Nam là một điểm sáng”.

Đó là kết quả của việc thực hiện các nghị quyết rất đặc biệt được Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp đầu tiên (tháng 7/2021) của nhiệm kỳ khóa XV này về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, với tổng kinh phí “khủng”, trên 400.000 tỷ đồng.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 5

Vị Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực xã hội cho rằng, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực sự là một cuộc cách mạng của toàn xã hội, với những tác động sâu rộng. Nguồn lực của chương trình đã được sử dụng để thực hiện các mục tiêu cải thiện thu nhập và những thiếu hụt quan trọng về chất lượng cuộc sống của người dân ở những huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nhất là tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – xã hội, tạo sinh kế bền vững.

Quyết sách an sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã về đến những nơi xa xôi, khó khăn nhất, những vùng lõi nghèo của cả nước. Đây là chương trình đầu tiên thực hiện các nguyên tắc đổi mới của Quốc hội nhiệm kỳ này về cơ chế quản lý, tiếp cận, xây dựng chính sách. Và thực tế, việc xây dựng các chính sách an sinh xã hội chính là dấu ấn của cơ quan lập pháp 3 năm qua.

Trăn trở lớn nhất của người đại diện cơ quan chủ quản chương trình là việc giải ngân thực hiện chính sách vẫn chậm, gặp vướng mắc nên chưa tối ưu hóa được hiệu quả. “Có tiền mà không tiêu được là lãng phí, làm vuột mất cơ hội thoát nghèo của nhiều người. Như vậy là có lỗi với người dân”, Bộ trưởng Lao động – Thương binh & Xã hội khẳng định, việc giải ngân chậm là do cán bộ, chứ không phải do người dân.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 7

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, nguyên nhân việc này là do cán bộ thực hiện chần chừ, né tránh, thiếu trách nhiệm. Ông kể chuyện, quá trình giải ngân 120.000 tỷ đồng tiền mặt trong nhiều gói an sinh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, bản thân ông “lo bạc mặt”. Các chính sách an sinh liên tiếp đã được Quốc hội ủng hộ, thông qua nhưng chỉ trong thời gian ngắn phải chi trả số tiền lớn tới số lượng lớn người thụ hưởng (68 triệu lượt người), công việc đầy áp lực với cơ quan thực thi.

Người chịu trách nhiệm trực tiếp với việc này nhắc lại, triển khai gói hỗ trợ tiền thuê nhà với người lao động mất việc, người quay trở lại thị trường lao động sau dịch, ông chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc mà thấy cán bộ lãnh đạo các địa phương đều chững lại, không dám chi tiền cho dân vì sợ sai sót, không đúng đối tượng.

Lúc đó, ông phải khẳng định: “Cứ làm, cứ chi hỗ trợ cho dân đi, miễn là đừng đưa tiền về nhà cán bộ, nếu có sai, trùng… đôi chút, tôi chịu trách nhiệm, đảm bảo không ai phải đánh cược khi làm thật tâm, vì người dân đang khó khăn, trông chờ hỗ trợ”. Có sự “bảo lãnh” của Bộ trưởng, việc thực hiện chính sách đã được thực thi nhanh chóng.

Hành trình của chính sách, từ nghị trường tới từng ngõ ngách, nhà dân là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, qua bao nhiêu công đoạn như vậy.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 9

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong nhiều cuộc làm việc từng nhấn mạnh, việc xây dựng các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân luôn hướng tới mục tiêu đã được Tổng Bí thư, lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ khẳng định, đó là  “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế một cách đơn thuần”, “trong bối cảnh đại dịch Covid-19, gặp khó khăn, càng phải chú ý an sinh xã hội”.

Những cuộc họp bất thường, xuyên trưa, xuyên đêm suốt 2 năm Covid-19 hoành hành đã thành… chuyện thường với mỗi Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các lãnh đạo Quốc hội.

Ngay kỳ họp đầu tiên, một quyết sách tức thời cần quyết là Nghị quyết 30 về những biện pháp đặc biệt để chống dịch. Trong ít ngày, lãnh đạo Quốc hội liên tiếp chủ trì những cuộc họp bất thường, ngoài giờ với các thành viên Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội từng báo cáo với cử tri: “Các cơ quan của Quốc hội đã làm hết việc chứ không làm hết giờ. Có những văn bản được lãnh đạo Quốc hội ký lúc 2h sáng để kịp hoàn thiện trình Quốc hội”.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 11

Việc ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, với các lãnh đạo Quốc hội, đó là một quyết định không dễ dàng.

Chính sách này trực tiếp hỗ trợ bằng tiền mặt lớn nhất từng được tung ra, số tiền chi trả tới 30.000 tỷ đồng cho hơn 13 triệu lao động. Lãnh đạo Quốc hội từng nhấn mạnh về tính chất đặc biệt của quyết định.

Đây không phải khoản chi từ ngân sách, chưa có luật định về việc sử dụng khoản tiền từ một quỹ bảo hiểm vận hành theo nguyên tắc đóng – hưởng nên đề xuất này nhận không ít băn khoăn, tranh luận.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thông qua gói 30.000 tỷ đồng là quyết định nhân văn, thể hiện sự đồng lòng của Quốc hội, Chính phủ trong việc tháo gỡ vướng mắc, huy động tối đa các nguồn lực có thể để đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ an sinh xã hội, từ đó hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các trung tâm, các địa bàn tăng trưởng trọng điểm vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 14

Tính ra, chỉ trong 2 năm, 2021-2022, Quốc hội đã chốt những khoản chi ngân sách lớn cho các chính sách hỗ trợ trực tiếp. Thêm vào đó, việc quyết định sử dụng một phần kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp chi ngay một lúc 30.000 tỷ đồng tiền mặt, sau đó tiếp tục kéo dài chính sách, chi thêm hơn 1.500 tỷ đồng, cộng với 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà (theo Nghị quyết 43/2022/QH15)… đã nâng tổng giá trị các gói hỗ trợ tiền mặt trực tiếp lên tới khoảng 2 tỷ USD.

Phát biểu tại một phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội thời điểm đó, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các gói hỗ trợ về an sinh xã hội được làm rất tốt và có hiệu quả. Các cơ quan thực thi như Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai, thực hiện chính sách rất nhanh. Một số chính sách như gói 30.000 tỷ đồng hoàn thành chỉ trong thời gian hơn một tháng, người lao động chỉ cần có tài khoản là được chuyển tiền hỗ trợ.

Theo đúc rút của Chủ tịch Quốc hội, đại dịch là một phép thử để càng hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của chính sách an sinh xã hội nhằm bảo đảm an toàn cho người dân trong điều kiện biến động, chuẩn bị nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và tạo cơ hội công bằng cho toàn dân.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 15

Vừa là người đứng đầu Đảng bộ một tỉnh, vừa giữ vai trò đại biểu Quốc hội đại diện tiếng nói của cử tri, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy nhận xét, nếu như trước đây, đa phần các dự án luật do Chính phủ chủ động sơ kết tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, thì nay, đã có những nội dung được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội, chủ động nêu vấn đề, đề xuất để cùng các cơ quan Chính phủ đưa ra chính sách phù hợp.

“Điều này thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ của Quốc hội”, Bí thư Yên Bái nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy, để đảm bảo kịp thời điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật cho phù hợp thực tiễn, tạo thêm động lực phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, Quốc hội sẵn sàng tổ chức các kỳ họp bất thường thay vì chờ họp thường lệ 2 lần/năm.

Trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XV, Quốc hội đã có nhiều quyết sách an sinh lớn, trong đó có những chính sách chưa từng có tiền lệ. Dù không có chính sách nào quy định riêng cho Yên Bái, song theo Bí thư Đỗ Đức Duy, địa phương này cũng được thụ hưởng và phát huy tốt nhờ những quyết sách chung do Quốc hội ban hành.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 17

Nhờ tận dụng tối đa chính sách của Trung ương, kết hợp với lồng ghép thực hiện các chính sách của địa phương, kết quả tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội của Yên Bái đạt mức khá trong 14 tỉnh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, dự báo có 18/19 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh. Đáng nói, các bộ chỉ tiêu liên quan đến xã hội đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết.

Đặc biệt, ông Duy đánh giá cao quyết sách của Quốc hội, Chính phủ trong các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, đơn giản thủ tục tiếp cận chính sách, và mức hỗ trợ tăng lên so với nhiệm kỳ trước.

“Đối với các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tuy rằng nguồn hỗ trợ hàng năm không phải quá lớn, nhưng theo tính toán, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước khoảng 50 tỷ đồng có thể tạo ra giá trị gia tăng khoảng 250-300 tỷ đồng”, ông Duy nói và nhấn mạnh ý nghĩa, hiệu quả từ các quyết sách hỗ trợ an sinh của Quốc hội.

Từ góc độ địa phương, ông đánh giá cao việc Chính phủ, Quốc hội luôn lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai chính sách.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 19

Bí thư Yên Bái dẫn chứng việc triển khai một số chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo được quy định là nguồn vốn đầu tư phát triển, theo thông lệ, phải thực hiện theo quy trình đầu tư công.

Nhưng từ vướng mắc trong triển khai, các địa phương đã báo cáo Chính phủ, Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quan điểm rằng, dù lấy từ nguồn vốn đầu tư công nhưng được áp dụng cơ chế thực hiện như nguồn vốn sự nghiệp, được phép hỗ trợ trực tiếp cho người dân mà không phải lập dự án đầu tư và không đưa các chi phí quản lý dự án đầu tư vào nội dung thực hiện chính sách.

Với quyết định mở đường này, Yên Bái triển khai rất chủ động, ban hành một đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai giai đoạn 2023-2025, trong đó lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, kết hợp với nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa để thực hiện, dự kiến hoàn thành trong 2 năm 2023-2024.

Đưa ra một góc nhìn khái quát về hoạt động của Quốc hội trong quá nửa nhiệm kỳ vừa đi qua, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy khẳng định một trong những đổi mới lớn nhất, rõ nét nhất là công tác lập pháp.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 21

Và minh chứng rõ nhất là Quốc hội luôn chủ động đồng hành cùng Chính phủ trong rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào  tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện ở các địa phương, bộ, ngành.

Với một số quy định chưa có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn để sửa đổi, bổ sung, áp dụng trên phạm vi cả nước, Quốc hội cũng đã ban hành nghị quyết để thực hiện thí điểm tại một số địa phương, trên một số lĩnh vực hoặc một số loại dự án trọng điểm. Trên cơ sở kết quả thí điểm, nếu thấy đã đủ đúng, đủ rõ, đủ đảm bảo cơ sở pháp lý và thực tiễn, đặc biệt là khẳng định được tính hiệu quả và khả thi, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương sẽ đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Bằng cách thức hoạt động của một Quốc hội chủ động, vì dân, ông Đỗ Đức Duy cũng như nhiều đại biểu Quốc hội khác, đều tin tưởng các quyết sách từ nghị trường Diên Hồng sẽ luôn thấm đẫm hơi thở cuộc sống và đến được với từng người dân.

Kỳ họp bất thường thành… chuyện thường: Động lực vì dân! - 23

Nội dung: Hoài Thu, Phương Thảo

Thiết kế: Thuỷ Tiên

02/12/2023 – 05:36

Cùng chủ đề

Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết kỳ họp bất thường thứ 8

  Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết kỳ họp bất thường thứ 8 và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Phiên họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn Theo dự kiến, phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 5,5 ngày (ngày 12.9, sáng 13.9 và từ ngày 23 - 26.9.2024). Ủy viên Bộ Chính trị,...

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nổi bật

NDO - Sáng 26/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và...

Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 8

Dự họp báo có Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.Trưởng ban Công tác...

Ông Nguyễn Huy Tiến giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Ngày 26/8, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành quy trình bầu Viện trưởng Viện KSND tối cao, nhiệm kỳ 2021-2026. Kết quả, ông Nguyễn Huy Tiến - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Thường trực Viện KSND tối cao đã được Quốc hội bầu giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND tối cao thay cho ông Lê Minh Trí. Nghị quyết về việc bầu ông Nguyễn Huy...

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn giữ chức Phó Thủ tướng

Ngày 26/8, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thực hiện quy trình phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao bác bảo vệ hơn 60 tuổi vẫn phải đóng BHXH bắt buộc?

(Dân trí) - Nhiều người lao động lớn tuổi vẫn được các doanh nghiệp thuê làm bảo vệ. Họ có hợp đồng lao động nên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, dù đã đủ tuổi nghỉ hưu. Công ty của chị Hoa thuê một số lao động lớn tuổi làm bảo vệ. Chị Hoa ngạc nhiên khi biết hằng tháng những bảo vệ này vẫn trích lương để đóng BHXH bắt buộc.Chị Hoa thắc mắc: "Văn...

NSND Quốc Hưng, Tấn Minh chấm thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024”

(Dân trí) - Dàn nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Quốc Hưng, NSND Hà Thủy, NSND Tấn Minh... sẽ ngồi "ghế nóng" chấm thi "Giọng hát hay Hà Nội năm 2024". Chiều 11/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp báo, công bố các nội dung của cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật được tổ chức thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày...

Cơ hội đăng quang của Thanh Thủy tại Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Chiều tối nay 12/11, chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 sẽ diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản). Đại diện Việt Nam - Huỳnh Thị Thanh Thủy - được nhiều chuyên trang dự đoán lọt top và giành thứ hạng cao. Cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International) bắt đầu từ cuối tháng 10 tại Nhật Bản. Đây là một trong những cuộc thi nhan sắc quốc tế lâu đời cùng với Hoa...

Masteri Collection: Từ trải nghiệm phong cách đến kiến tạo cộng đồng

(Dân trí) - Hàng chục nghìn cư dân an cư tại các căn hộ thuộc Masteri Collection sau ba năm giới thiệu ra thị trường được tận hưởng phong cách sống quốc tế theo chuẩn riêng của Masterise Homes. Masteri Collection là bộ sưu tập các khu căn hộ cao cấp do Masterise Homes phát triển tại Hà Nội và TPHCM bao gồm Masteri Waterfront, Masteri West Heights, Masteri Centre Point.Chính thức giới thiệu "Sống phong cách Masteri" vào năm...

Lén xem camera từ xa, cô gái bật khóc vì hành động của bố dượng

(Dân trí) - Sau cuộc điện thoại thăm hỏi, bố dượng vừa ôm di ảnh mẹ, vừa khóc nức nở khiến Hoa (quốc tịch Trung Quốc), đang lén quan sát bằng camera từ xa, không kiềm được nước mắt. "Bố dượng của tôi! Mấy hôm nay trời lạnh, tôi vừa mua cho bố một đôi giày bông. Đi làm ở xa, dù không quá thường xuyên nhưng tôi cũng gọi đồ ăn về cho ông, để thể hiện sự hiếu...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Cùng chuyên mục

Tuyên bố chung Chi-lê – Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chi-lê Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới nước Cộng hòa Chi-lê từ ngày 9-11/11/2024. Kết thúc chuyến thăm, Hai bên đã ra Tuyên bố chung, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bản Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chi-lê và nước...

Nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai mất liên lạc với gia đình đã nửa tháng

Đã nửa tháng trôi qua, bố mẹ và cơ quan chức năng ở Đồng Nai vẫn tìm kiếm nữ sinh 15 tuổi mất liên lạc với gia đình. Hôm nay (12/11), ông Nguyễn Văn Tý - Chủ tịch xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - cho biết cơ quan chức năng vẫn tích cực tìm kiếm nữ sinh 15 tuổi mất liên lạc nhiều ngày. Theo đó, công an xã nhận được trình báo của ông Vòng A...

Liên minh châu Âu đã cung cấp cho Ukraine gần 1 triệu quả đạn pháo

(CLO) Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp hơn 980.000 đạn pháo cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga và dự kiến sẽ đạt mốc 1 triệu viên vào cuối năm nay, theo tuyên bố của ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển...

Robot đào hầm ngầm metro Nhổn

Sau hơn 3 tháng thi công, robot đã đào được 625m đoạn ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội. Dự kiến sẽ hoàn thành công tác khoan hầm vào tháng 11/2025. ...

Mới nhất

ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ đào tạo bác sĩ cho ngành công an

Trường ĐH Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) sẽ đào tạo bác sĩ cho ngành công an là nội dung ĐH Quốc...

Có nên cho phép nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Thị trường vàng dần ổn định nhưng tình trạng khan hiếm vẫn diễn ra. Vì vậy, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng là một trong các cách cải thiện nguồn cung. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bình ổn thị trường vàng. Những nỗ lực đó đã mang lại không...

Nhiều quận, huyện tại TPHCM bị cúp nước vào cuối tuần

TPO - Trong đêm thứ Bảy và rạng sáng Chủ nhật tuần này, nhiều phường thuộc TP. Thủ Đức và các quận, huyện tại TPHCM sẽ bị gián đoạn cấp nước để phục vụ công tác thi công lắp đặt máy móc thiết bị kết hợp cùng các công tác sửa chữa bảo trì định kỳ tại Nhà...

Mới nhất