Trang chủNewsThời sựQuy hoạch giáo dục phải đi trước, tích hợp thực chất với...

Quy hoạch giáo dục phải đi trước, tích hợp thực chất với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội


Quy hoạch giáo dục phải đi trước, tích hợp thực chất với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải thay đổi tư duy, phương thức phát triển để tận dụng tài nguyên tri thức, lấy nguồn lực con người hay thế cho nguồn lực tự nhiên – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, các thầy, cô giáo ở vùng Đông Nam Bộ trong dạy và học, đạt được những kết quả hết sức quan trọng trong thời gian qua.

Triết lý mới, nhận thức mới về đầu tư cho giáo dục

Chia sẻ triết lý phát triển dựa vào con người, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Phó Thủ tướng cho biết, nếu chỉ phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, nhân loại cần tới 3 trái đất, “do vậy phải thay đổi tư duy, phương thức phát triển để tận dụng tài nguyên tri thức, lấy nguồn lực con người hay thế cho nguồn lực tự nhiên”.

Điều này càng trở lên quan trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đang phân mảnh, tái cấu trúc lại cùng với những tác động từ biến đổi khí hậu, khủng hoảng an ninh năng lượng, xung đột quân sự

Phó Thủ tướng cho rằng cần có triết lý mới, nhận thức mới về đầu tư cho giáo dục, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phương thức dạy và học… trên cơ sở khoa học, dân chủ, tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Từ đó xác định vị trí của giáo dục phổ thông, đại học, sau đại học khi đưa ra quyết định, chủ trương đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

Phó Thủ tướng phân tích, hiện nay các thầy cô giáo, nhà trường được “gửi gắm” gần như hoàn toàn việc giáo dục cho con trẻ, trong khi yêu cầu đặt ra là phát triển năng lực toàn diện của học sinh, từ kiến thức đến tinh thần nhân văn, hiểu biết lịch sử, văn hoá dân tộc, yêu cái đẹp, biết rèn luyện thể chất, trân trọng tri thức… Vì vậy, ngành giáo dục phải thay đổi cách giảng dạy, truyền thụ trong nhà trường; đề cao vai trò môi trường học tập suốt đời ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng để mỗi cá nhân biết cách tự học, học đi đôi với hành, hoàn thiện bản thân; tạo không gian, môi trường đổi mới sáng tạo.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, các ủy ban của Quốc hội khẩn trương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cụ thể là đưa ra quan điểm, tư duy, triết lý mới về vị trí của giáo dục, những vấn đề có tính đột phá trong cơ chế, chính sách, đầu tư, đất đai, tài chính…; đổi mới chương trình đào tạo, gắn giáo dục với dạy nghề, liên thông giữa các bậc học, hình thức giáo dục, đào tạo… ; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài chính, thuế, giáo dục đại học, khoa học công nghệ…

Quy hoạch giáo dục phải đi trước, tích hợp thực chất với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khi những lợi thế về thuế, nhân công giá rẻ, đất đai không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thì nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đào tạo đội ngũ giáo viên đi trước một bước

Ngành giáo dục phải quy hoạch mạng lưới hệ thống giáo dục các cấp trên cơ sở quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương, có đủ không gian giảng dạy dạy kiến thức văn hoá, thể dục thể thao, đào tạo nghề… nhằm phát triển toàn diện năng lực, kỹ năng của học sinh; định hướng nghề nghiệp phù hợp; góp phần phát hiện và đào tạo nhân tài.

“Quy hoạch hệ thống giáo dục, đào tạo phải tích hợp thực chất, gắn với quy hoạch vùng, địa phương, có địa chỉ cụ thể, gắn với quá trình phát triển đô thị”, Phó Thủ tướng trao đổi.

Về phát triển đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng cho rằng cần “đi trước một bước”trong đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp đào tạo, cập nhật kiến thức, để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Theo đó, các nhà trường sư phạm xác định những nội dung giáo dục cơ bản để đào tạo một số lượng giáo viên cơ hữu. Đối với những môn học liên quan đến thẩm mỹ, hình thành nhân cách, nhà trường phổ thông có cơ chế thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ sĩ giỏi nhất trong các lĩnh vực đến giảng dạy cho học sinh.

Chính sách cho giáo dục không phân biệt công lập và tư nhân

Trao đổi về vấn đề chính sách xã hội hoá giáo dục, Phó Thủ tướng nêu quan điểm: Nhà nước chỉ đầu tư, quản lý những gì cần quản lý, đồng thời mở ra không gian sáng tạo, đổi mới chính sách để thu hút, huy động các nguồn lực xã hội vào lĩnh vực giáo dục. Chính sách cho giáo dục không phân biệt công lập và tư nhân.

Theo đó, nguồn lực Nhà nước đầu tư cho giáo dục tại vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm làm việc, còn những địa phương có điều kiện thuận lợi cần thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hoá giáo dục.

“Bộ GD&ĐT đưa ra tiêu chí, phương pháp, mục đích đào tạo để các trường thực hiện và được đánh giá khách quan, nhất là từ xã hội, người sử dụng lao động”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Quy hoạch giáo dục phải đi trước, tích hợp thực chất với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nguồn lực Nhà nước đầu tư cho giáo dục tại vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm làm việc, còn những địa phương có điều kiện thuận lợi cần thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hoá giáo dục – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng định hướng đầu tư vào những lĩnh vực không hấp dẫn tư nhân, như các trung tâm nghiên cứu, đào tạo sau đại học; cho những lĩnh vực mới, như công nghệ lõi, chế tạo chip, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, tự động hoá… đây cũng là những trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) cho sinh viên, học sinh làm quen với môi trường, nuôi dưỡng những ý tưởng khởi nghiệp, “thực học, thực nghiệp”; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học, công nghệ.

“Khi những lợi thế về thuế, nhân công giá rẻ, đất đai không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thì nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định. Bộ GD&ĐT phải dự báo các nhiệm vụ, ngành nghề hết sức mới mẻ để tính toán từ khâu đầu tư, cơ sở vật chất, nguồn lực, đến sản phẩm đầu ra”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu liên thông trong hệ thống giáo dục, dạy nghề (trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng lên đến đại học, sau đại học) để khuyến khích học tập suốt đời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, mà “có thể xuất khẩu những kỹ sư, lao động lành nghề, thay vì lao động phổ thông”.

Phó Thủ tướng lưu ý, trong thế giới kết nối, chia sẻ, ngành giáo dục phải phát huy nội lực , đồng thời chú trọng thu hút các nhà khoa học, nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài.

Đồng thời, ngành giáo dục phải nâng cao hơn nữa chất lượng dạy ngoại ngữ – đây là “giấy thông hành”, “hành trang” để lao động Việt Nam hội nhập ra thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Trả tới 30 tỉ/m² rồi xin rút vì ‘sợ quá’, công an vào cuộc

Tại phiên đấu giá 58 thửa đất ngoại thành Hà Nội, nhóm này trả giá 30 tỉ đồng/m2 sau đó xin rút vì 'sợ quá'. Công an huyện Sóc Sơn đang vào cuộc xác minh. ...

Nhiệt điện khí chờ cơ chế đột phá

Hoàn thiện cơ chế cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII đã xác định, đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam phải đạt khoảng 150.000 MW (gần gấp 2 lần so với hiện nay) để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Đồng thời, phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nguồn cung sang...

Những trăn trở của NSND Quang Vinh sau khi nghỉ hưu

Trong chương trình "Giai điệu kết nối", NSND Quang Vinh và nhạc sĩ Tuấn Phương chia sẻ về hành trình trở lại với nghệ thuật sau nghỉ hưu cũng như hướng đi mới về sáng tác và biểu diễn. Trong chương trình Giai điệu kết nối, khán giả được lắng nghe những chia sẻ chân thành và sâu sắc của hai nghệ sĩ tên tuổi: NSND Quang Vinh - cựu Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, nguyên...

Thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thực hiện EVFTA

(ĐCSVN) – Cuốn sách đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh thực hiện EVFTA. ...

Tổng thống Ukraine bổ nhiệm Tư lệnh Lục quân mới

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 29/11 đã bổ nhiệm Tướng Mykhailo Drapatyi làm Tư lệnh Lục quân Ukraine.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

(TN&MT) - Chiều 29/11, tại Sở TN&MT Lào Cai diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai về điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Dự hội nghị có ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy,...

Nâng cao trách nhiệm trong trả lời chất vấn, thực hiện cam kết với cử tri

(TN&MT) - Ngày 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. ...

Quốc hội thông Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Chiều 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông Luật Đầu tư công (sửa đổi), với nhiều điểm mới đáng chú ý. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Trước khi tiến hành...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật khác

(TN&MT) - Chiều 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính...

Trình Thủ tướng Chính phủ về dự án Vành đai 4

(TN&MT) - UBND TP.HCM cho biết vừa trình Thủ tướng Chính phủ về dự án Vành đai 4. Theo tờ trình số 7515/TTr-UBND của UBND TP.HCM, dự án Vành đai 4 sau khi hoàn thiện sẽ tạo ra trục giao thông chiến lược kết nối vùng Đông Nam...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV,...

Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Cùng tham dự Đại hội, có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị và Văn phòng thuộc Ủy ban...

Sở NN&PTNT Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Kinhtedothi - Tối 29/11, Sở NN&PTNT Hà Nội khai mạc Festilval sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 và Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Sở NN&PTNT Hà Nội và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. Dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Minh Hoan,Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

(ĐCSVN) - Với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chiều 29/11, dưới sự điều hành của...

Cụ ông 104 tuổi dành giải A Giải thưởng Sách Quốc gia

(Dân trí) - Giải A giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII được trao cho cụ Nguyễn Đình Tư (104 tuổi) đến từ TPHCM. Tối 29/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng...

Đưa việc đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa

Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 đã được tổ chức tối 29/11, tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhằm ghi nhận, tôn vinh đội ngũ tác giả, dịch giả, người làm công tác xuất bản cả nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng...

Mới nhất

Đề án 5695 – tiền đề đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Chiều 29-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện đề án 5695. Đây là chương trình dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp ngày 29/11. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

(ĐCSVN) - Với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập...

Cụ ông 104 tuổi dành giải A Giải thưởng Sách Quốc gia

(Dân trí) - Giải A giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII được trao cho cụ Nguyễn Đình Tư (104 tuổi) đến từ TPHCM. Tối 29/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính...

Hàn Quốc tố máy bay quân sự Nga

Quân đội Hàn Quốc ngày 29.11 thông tin 11 máy bay quân sự Nga và Trung Quốc đã tiến vào Vùng nhận dạng...

Mới nhất