Trang chủDestinationsNghệ AnDấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa


Đồn điền xưa…

Những ngày trung tuần tháng Tư, khi những cơn gió Lào nóng bỏng bắt đầu thổi ràn rạt, chúng tôi đã có mặt tại vùng đất Thái Hòa – trung tâm hành chính, chính trị của mảnh đất Phủ Quỳ xưa, nay là thị xã sầm uất nằm bên bờ con sông Hiếu hiền hòa. Một hàng cây cổ thụ rợp bóng nằm trong lòng khối Tây Hồ 1 của phường Quang Tiến, một không gian rất tây, cổ kính và bình yên, nằm lọt thỏm giữa một phố thị đang vươn mình chuyển động mạnh mẽ. Mặc cho những ồn ào, náo nhiệt phía bên ngoài kia, hai hàng me cao vút với đường kính từ 70cm đến 1m được trồng ngay hàng, thẳng lối vươn mình bao trùm hết không gian của phố nhỏ.

Tiếp chuyện cùng chúng tôi là ông Mai Xuân Thịnh – 85 tuổi, nguyên là Bí thư Chi bộ khối Tây Hồ 1, người đã gắn bó gần như cả đời mình với hàng me tại khu vực này. Ông Thịnh là một người gốc Nam Định, đặt chân đến mảnh đất này đã được 60 năm, từ khi còn là chàng thanh niên vào xây dựng nông trường. Ông cũng là người biết khá rõ về hàng me, về những nét độc đáo mà hàng cây này mang lại cho cư dân nơi đây.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 1

Hình ảnh đồn điền cà phê tại Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Ảnh: Coffeenewsvietnam

Lần ngược lại lịch sử, những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi quá trình thực dân hóa đang vào giai đoạn cao trào, người Pháp đã nhận ra được khu vực Phủ Quỳ là nơi có khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng và phát triển cà phê, cao su. Vì thế, thực dân Pháp đã gây sức ép với chính quyền phong kiến để chiếm đoạt đất đai và lập ra một vùng đồn điền rộng lớn với hàng chục ngàn ha cây cà phê, cây cao su và một số loại cây công nghiệp khác. Tuyến đường Quốc lộ 48 ngày nay cũng đã được xây dựng vào thời kỳ này để phục vụ khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Phủ Quỳ và bình định quân sự vùng Tây Bắc Nghệ An.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 2

Cây cà phê ở Cao Trai, một trong những nơi có cơ sở nghiên cứu cà phê ở Phủ Quỳ. Ảnh tư liệu Phạm Xuân Cần

Trên chính vùng đất này ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định củng cố lại vùng Quỳ Châu – Nghĩa Đàn, đặt tại Nghĩa Hưng một sở đại diện của chính quyền cấp tỉnh, đến ngày 1 tháng 9 năm 1908 thì gọi là trạm Nghĩa Hưng. Đến ngày 3 tháng 3 năm 1930, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định, nâng trạm Nghĩa Hưng lên thành Sở đại lý Phủ Quỳ với trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn trước. Mục tiêu của thực dân Pháp là củng cố bộ máy thống trị, tăng cường đàn áp để chiếm cứ đất đai lập đồn điền, khai thác triệt để nguồn lợi từ vùng Phủ Quỳ giàu có. Huyện Nghĩa Đàn lúc này có 6 tổng (Cự Lâm, Thái Thịnh, Nghĩa Hưng, Thanh Khê, Hạ Sưu, Lâm La), với 58 xã thôn, có con dấu riêng. Huyện đường đặt tại Tân Hiếu (xã Nghĩa Quang trước đây, nay là Quang Phong và Quang Tiến). Cơ cấu hành chính tồn tại cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công thì bị xoá bỏ.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 3

Hình ảnh hai bên bờ Sông Hiếu ngày nay. Ảnh: Tư liệu BNA

Dưới sự tác động của việc đầu tư khai thác thuộc địa, vùng đất Phủ Quỳ trở thành một khu đô thị sầm uất vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Trong những năm 1937 – 1940, thực dân Pháp đã cho quy hoạch lại phố xá và nhà cửa các làng Cựu Hiếu, Bắc Hiếu và đặt tên cho vùng này là Ville de Phủ Quỳ – đây cũng là lần quy hoạch đầu tiên của thị xã Thái Hòa ngày nay.

Theo ông Thịnh, trước đây hệ thống đồn điền của thực dân Pháp nằm hai bên bờ sông Hiếu, phía Đông và phía Tây của con sông này. Riêng hệ thống dinh, trại, trạm nghỉ của quan người Pháp chủ yếu được đóng ở khu vực phía Tây sông Hiếu.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 4

Một mẩu quảng cáo điện báo của Công ty Nghiên cứu Công trình Công cộng và Tư nhân do F.L.Walthert làm chủ. F.L.Walther cũng là một trong những chủ đồn điền có diện tích đất lớn tại Phủ Quỳ. Ảnh: Tư liệu

Vùng đất Phủ Quỳ được thiên nhiên ưu ái cho một điều kiện đất đai, khí hậu đặc biệt. Trong đó, chủ yếu là đất đỏ bazan, rất thích hợp cho cây công nghiệp phát triển. Sau khi bao chiếm được đất đai, người Pháp bắt đầu tiến hành khai thác. Do cần nhiều lao động nên ngoài việc bắt người dân địa phương làm việc cho mình, thực dân Pháp còn huy động rất nhiều dân phu từ các địa phương khác đổ về Phủ Quỳ để làm công nhân. Chính điều này khiến cho mảnh đất này về sau trở thành quê chung cho rất nhiều người con xa xứ từ muôn phương.

Theo thống kê của PGS.TS Trần Vũ Tài – Phó Hiệu trưởng Trường Sư phạm, Đại học Vinh trong bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2006, thì tại khu vực Nghĩa Đàn có rất nhiều đồn điền của người Pháp từ năm 1919 đến 1945. Trong đó, có những chủ đồn điền sở hữu diện tích đất lớn như: Walther sở hữu 6.000 ha tại Đông Hiếu, Tây Hiếu (Nghĩa Đàn); Saintard sở hữu 500 ha tại Nghĩa Hợp (Nghĩa Đàn), hay Công ty Lapic et Société tại Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) với diện tích là 7.560 ha…

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 5

Theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần, Công ty Lapic et Société có trụ sở tại Vinh, sở hữu một nhà máy đồ hộp tại Bến Thuỷ và có cả đồn điền tại khu vực Phủ Quỳ. Trong ảnh là khu vực Bến Thuỷ xưa. Ảnh: Tư liệu

Cũng theo PGS.TS Trần Vũ Tài, tuy xuất hiện muộn hơn so với các khu vực khác trong cả nước, nhưng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hệ thống đồn điền ở khu vực Bắc Trung Kỳ, chủ yếu được thực dân Pháp tập trung củng cố và mở rộng. Đồn điền của người Pháp chủ yếu tập trung ở miền trung du, nơi có vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Trong đó, chủ yếu phân bổ ở Hà Trung, Thạch Thành, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Nông Cống… (Thanh Hóa), ở Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (Nghệ An) và vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh). Hệ thống đồn điền ở khu vực này hầu hết được sử dụng để trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Trong đó, cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong canh tác tại các đồn điền. Trước khi chiếm trọn vùng đất Tây Nguyên, thực dân Pháp có ý định biến Bắc Trung Kỳ thành nơi trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Đông Dương.

Và thực tế, cây cà phê ở Phủ Quỳ được người Pháp chú ý trồng và khai thác rất sớm từ năm 1913, thậm chí còn trước cả vùng đất đỏ Tây Nguyên (1920-1925). Sản lượng cà phê của các đồn điền ở đây chủ yếu xuất sang Pháp dưới nhãn hiệu Arabica du Tonkin (Cà phê Arabica từ Bắc Kỳ).

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 6

Cổng chào dẫn vào khối Tây Hồ 1, nơi có hàng me cổ thụ có tuổi đời hơn 100 năm. Ảnh: Tiến Đông

…và hàng me cổ thụ

Ngày nay, những biệt thự, dinh thự của các chủ đồn điền người Pháp tại thị xã Thái Hòa đã gần như bị xoá bỏ không còn lại dấu tích. Nhưng hàng me mà người Pháp đưa sang trồng khi khai thác thuộc địa tại mảnh đất này thì vẫn còn, là minh chứng cho một thời kỳ sôi nổi ở vùng đất đỏ bazan này.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 7

Cây me cao vút với tán lá rộng bao trùm cả con phố nhỏ. Ảnh: Tiến Đông

Theo ông Thịnh, ngay cả tên làng xưa và nay là khối Tây Hồ 1, hay khách sạn Giao Tế ngay đầu cổng vào khối cũng đã mang lại điều gì đó rất Tây cho khu vực này. Người dân ở đây phần nhiều không phải là người bản xứ. Trước đây, xung quanh khu vực này là đồn bốt và các biệt thự của chủ đồn điền người Pháp. Vì thế, họ đã đưa cây me – loài cây có xuất xứ từ châu Phi về trồng tại đây, về sau người dân thấy đẹp nên không ai nỡ chặt phá. Nhiều người dân địa phương cũng đã tự khảo sát, vị trí hàng me cách bờ sông Hiếu khoảng 500m về phía Tây. Điều đặc biệt là từ hàng me nhìn bao quát ra xung quanh là cả một vùng bằng phẳng, không bị núi non che chắn. Do hàng me cao che chắn nên vào mùa Hè gió từ bờ sông Hiếu thổi vào rất mát. Nhiệt độ tại khu vực hàng me có khi chênh lệch với khu vực bên ngoài từ 3-5 độ.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 8

PV Báo Nghệ An trao đổi với ông Mai Xuân Thịnh. Ảnh: Tiến Đông

Hiện tại, hàng me này đang được giao cho Chi hội CCB và khối tham gia chăm sóc, bảo vệ. Để bảo vệ hàng me, theo hương ước của khối, những gia đình nào muốn xây dựng nhà cửa đều phải cách hàng me tối thiểu 80cm. Các hệ thống đường ống, mương máng khi thi công trên đường này đều không được chạm vào gốc cây.

Những người cao tuổi trong khối Tây Hồ 1 còn cho rằng, điều tiếc nuối nhất là những tư liệu về hệ thống đồn điền, các chủ đất và lịch sử ra đời của hàng me gần như không còn. Vì thế, việc xây dựng hồ sơ để được công nhận là hàng cây di sản còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, bảo vệ hàng cây này cũng đang là tự phát.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 9

Ông Mai Xuân Thịnh bên một gốc me cổ thụ. Ảnh: Tiến Đông

“Trước đây, Chi hội CCB còn khai thác quả để lấy kinh phí bảo vệ hàng me, nhưng giờ đây, hàng cây ngày càng vươn cao, không ai có thể trèo mà hái quả được nên cứ để rụng tự nhiên. Nếu xây dựng được hồ sơ và có phương án chăm sóc, bảo vệ, cắt tỉa… thì tốt biết bao nhiêu. Bởi đó là tài sản, giá trị văn hoá độc đáo mà mảnh đất Thái Hòa này được ban tặng, không dễ gì có được” – Ông Mai Xuân Thịnh trầm ngâm.





Source link

Cùng chủ đề

Diễn đàn Kinh tế thể thao 2024: Chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao

Lĩnh vực thể thao ở nhiều nước trên thế giới đã thực sự trở thành một ngành nghề trong hệ thống kinh tế. Kinh tế thể thao là một cỗ máy đồ sộ, liên kết với nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác, tạo công ăn việc làm, lợi nhuận, thu nhập cho cá nhân; đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia và tạo ra các giá trị xã hội tích cực. Trong những năm...

“Không tăng lương công chức, nhưng phải tăng lương hưu, trợ cấp năm 2025”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương hưu, trợ cấp, đặc biệt trợ cấp cho người có công trong năm 2025. Thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 4/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho biết, trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế - xã hội, lạm phát được kiểm soát... Đại biểu cũng đồng tình với báo cáo của Chính phủ trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng...

Chống lãng phí như chống tham nhũng, đất nước sẽ vững vàng vào kỷ nguyên mới

"Nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình", đại biểu Quốc hội nhận định. Sáng 4/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phát biểu về vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền. Gần đây, Ban chỉ đạo...

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất sít sao. Theo số liệu của FiveThrityEight công bố ngày 3-11 (theo giờ địa phương), bà Harris dẫn trước ông Trump với cách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số 13681 ngày 30-7-2023 | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/so-13681-ngay-30-7-2023-post273973.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-tinh-uy-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-duc-trung-104.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-nguyen-van-thong-103.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-tinh-uy-hoang-nghia-hieu-106.html Source link

Đối đầu với phương Tây, Nga có cả một lục địa làm đồng minh | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/doi-dau-voi-phuong-tay-nga-co-ca-mot-luc-dia-lam-dong-minh-post273977.html Source link

Bài đọc nhiều

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị ốm và tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống?

Thuốc kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng một cách hiệu quả và phải luôn được sử dụng với sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh có sẵn ở các dạng khác nhau, chẳng hạn như viên nang, viên nén, thuốc tiêm, kem...

Khám phá hang Thẳm Tông ở miền Tây Nghệ An

Nằm ở xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, hang Thẳm Tông được phát hiện từ nhiều năm qua và vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ thú. Thẳm Tông đang được xây dựng thành điểm du lịch thu hút du khách tìm về xã vùng cao Bình Chuẩn và huyện Con Cuông. Hang Thẳm Tông nằm trong dãy núi đá thuộc địa bàn bản Tông, xã Bình Chuẩn, Con Cuông (Nghệ An). Hang nằm ở chân núi, đường...

Đưa Nghệ An trở thành đầu tàu phát triển khu vực Bắc Trung Bộ

Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanmar, Thái Lan, Lào và biển Đông theo đường quốc lộ 7. Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực. Sau hơn 30 năm từ khi tái lập tỉnh, Nghệ An đã không ngừng bứt phá, vươn lên trở thành...

Nghệ An phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã vùng cao có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 210, ngày 28/3/2023 về triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Bản biên giới Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương ngày càng khởi sắc hơn. Ảnh: Xuân Hoàng Mục tiêu của Nghệ An là tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của các...

The investment plan for a USD 165 million FDI project in VSIP Nghe An Industrial Park approved | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/the-investment-plan-for-a-usd-165-million-fdi-project-in-vsip-nghe-an-industrial-park-approved-post273838.html Source link

Cùng chuyên mục

Thác 7 tầng – địa danh không thể bỏ qua tại Nghệ An

Thác bảy tầng Nghệ An không phải là một con thác đơn lẻ mà là một quần thể thác giống thác Bản Giốc nhưng có quy mô hoành tráng hơn. Trải dài trên quãng đường dài 7km, thác 7 tầng được chia thành 7 tầng nước lớn nhỏ với hàng nghìn thác khác nhau. Nếu có dịp đến các du lịch tại Nghệ An, bạn hãy ghé qua Pù Hoạt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thác.

Đưa Nghệ An trở thành đầu tàu phát triển khu vực Bắc Trung Bộ

Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanmar, Thái Lan, Lào và biển Đông theo đường quốc lộ 7. Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực. Sau hơn 30 năm từ khi tái lập tỉnh, Nghệ An đã không ngừng bứt phá, vươn lên trở thành...

Số 13681 ngày 30-7-2023 | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/so-13681-ngay-30-7-2023-post273973.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-tinh-uy-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-duc-trung-104.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-nguyen-van-thong-103.html Source link

Mới nhất

Giá gạo tăng nhẹ 50 đồng/kg; giá lúa ổn định

Giá lúa gạo hôm nay 4/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng nhẹ 50 đồng/kg. Thị trường giao dịch ổn định. Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo tăng...

Đặc sản Quảng Ngãi – thưởng thức món ăn chế biến từ don

Con don Quảng Ngãi giống với con dắt của miền Bắc, thuộc loài nhuyễn thể, họ nhà hến, là nguyên liệu đặc biệt biến tấu ra nhiều món ăn ‘siêu cuốn’.

Đại biểu kiến nghị điều chỉnh lương hưu, trợ cấp trong năm 2025; giảm thuế để kích cầu tiêu dùng

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất giảm thuế để kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội, bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025... Giảm thuế kích để cầu tiêu dùng; điều chỉnh lương hưu, trợ...

Hungary hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị cho Olympic 2036

Mới đây, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary do Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary Phạm Ngọc Chu, thành viên danh dự của Ủy ban Olympic Hungary, làm trưởng đoàn đã cùng phái đoàn gặp gỡ và trao đổi với Cục TDTT. Buổi gặp còn có sự tham dự của ông Czigler László, Phó Chủ...

Trời Hà Nội mờ đục vì ô nhiễm, một số nơi không khí ở mức xấu

TPO - Sáng 4/11, Hà Nội chìm trong lớp sương mù dày đặc, che phủ các tòa nhà cao tầng và làm giảm tầm nhìn. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) vào lúc 9 giờ sáng đạt 195, mức có xấu đối với sức khỏe. 04/11/2024 | 09:56 ...

Mới nhất