Sửa phạm vi điều chỉnh đối với nhà ở dùng để kinh doanh

Thông tư 06 hiện nay quy định, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm trên 30% tổng diện tích sàn. Từ ngày 1/12, phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn PCCC đối với loại nhà này được áp dụng theo thông tư 09.

Theo đó, nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô: Cao từ 7 tầng trở lên hoặc có chiều cao PCCC từ 25m trở lên; Hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên; Hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm.

Cho phép sử dụng quy chuẩn nước ngoài, quy chuẩn địa phương

Đây là một sự bổ sung mới đáng chú ý về PCCC nhà và công trình. Theo đó, quy chuẩn sửa đổi cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các quy định pháp luật của Việt Nam về PCCC cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.

Thêm vào đó, các địa phương cũng được tự ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định của Quy chuẩn QCVN 06 cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

photo 6947174 dji 358 jpg 4752837 0 2023101510534 photo originaljpg.jpg
8 quy định mới về PCCC cho nhà và công trình có hiệu lực từ ngày 1/12. Ảnh: Quang Phong

Yêu cầu sử dụng vách ngăn cháy loại 1 để ngăn khói

Theo Thông tư 09, tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác.

Các nhà có chiều cao PCCC dưới 28m nếu không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi qua sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với giải pháp bao, che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1, và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ.

Khoảng cách giữa 2 lối ra thoát nạn tối thiểu là 7m

Theo quy định, khi nhà có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, phải được bố trí phân tán. Thông tư 09 quy định khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh xa nhất của chúng và phải lớn hơn hoặc bằng 7m.

Trường hợp khoảng cách này nhỏ hơn 7m thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng.

Nhà cao từ 28m đến 50m được dùng thang bộ loại 3 làm lối thoát nạn

Thông tư 09 cho phép sử dụng cầu thang bộ loại 3 làm cầu thang thoát nạn trong các nhà có chiều cao PCCC từ trên 28m đến 50m với điều kiện phần thang bộ loại 3 từ trên 28m phải được bảo vệ chống rơi ngã trên toàn bộ chiều cao các mặt thang hở ra ngoài trời.

398304877 1530737921013051 3723914300442147890 n.jpg
Thông tư 09 của Bộ Xây dựng sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình có hiệu lực từ ngày 1/12. Ảnh: Quang Phong

Điều kiện để bố trí 1 lối thoát nạn nhà cao trên 21m đến 25m

Đây cũng là một trong những điểm mới về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình từ 1/12. Theo quy định mới, không được để xe cơ giới; Nhà được bảo vệ bằng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (thang dây, ống tụt…); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy.

Trường hợp không cần trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Theo Thông tư 09, việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và các khu có đặc điểm tương tự.

Đặc biệt, nếu nằm trong phạm vi phục vụ của các nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà (bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo và các nguồn nước tương tự khác) thì các nhà và công trình không bị yêu cầu bắt buộc phải trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

Trường hợp cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy

Theo quy định mới, chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người không được nhỏ hơn: 1,2m đối với nhà có hơn 15 người/tầng; 1m đối với nhà có dưới 15 người/tầng…

Trường hợp không thể bảo đảm yêu cầu về chiều rộng khe hở giữa các bản thang và giữa các lan can tay vịn của bản thang thì tại mỗi tầng cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy cho tầng đó.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 khắc phục xong công trình tồn tại PCCC

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 khắc phục xong công trình tồn tại PCCC

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chấn chỉnh các quận, huyện không thực hiện nghiêm túc việc yêu cầu các chủ công trình khắc phục những tồn tại về công tác PCCC.