Trang chủNewsThời sựCho phép kéo dài giải ngân vốn "giảm nghèo bền vững" sang...

Cho phép kéo dài giải ngân vốn “giảm nghèo bền vững” sang năm 2024


Còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm

Sáng 29/11, với 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 92,91%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”.

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kế thừa, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước; đến nay công tác tổ chức thực hiện các Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý trong các Nghị quyết của Quốc hội;

Kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm, đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Chính sách - Cho phép kéo dài giải ngân vốn 'giảm nghèo bền vững' sang năm 2024

Các đại biểu tại phiên họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia còn một số tồn tại, hạn chế.

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương còn chậm, số lượng văn bản ban hành nhiều, một số nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện; việc giải quyết một số kiến nghị, vướng mắc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế phối hợp Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp chưa chặt chẽ; mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc ở địa phương chưa thực sự hiệu quả. Một số cơ chế đặc thù chậm được ban hành hoặc chưa cụ thể hóa đầy đủ các yếu tố đặc thù dẫn đến vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, phân bổ vốn chưa sát thực tế ở nhiều địa phương. Phân bổ vốn trung hạn, giao vốn ngân sách Trung ương năm 2022 chậm, đặc biệt giao vốn sự nghiệp còn bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn rất chậm, phải chuyển nguồn, kéo dài, nhất là vốn sự nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai chậm, còn lúng túng; có một số chính sách, dự án chưa sát với thực tế nên chưa phát huy được hiệu quả, đời sống đồng bào chậm được cải thiện.

Còn tình trạng cát cứ, phân tán, manh mún trong tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền, cơ chế đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả; thu hút nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế.

Nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hậu quả kéo dài; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguyên nhân chủ quan là do các Chương trình còn dàn trải, manh mún, chia cắt, chưa có cơ chế rõ ràng về phân cấp, phân quyền; chưa có cơ chế đặc thù để xử lý các nội dung vướng mắc, khó, nhạy cảm; công tác phối hợp của một số Bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm đã làm chậm tiến độ triển khai, giảm hiệu quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Kéo dài giải ngân sang năm 2024

Nghị quyết cũng nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, như cho phép số vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong đó, có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị, khắc phục tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo của đoàn giám sát.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các quy định, cơ chế, chính sách về nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp, nhất là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, giảm thủ tục hành chính… để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giải quyết những bất cập của Quyết định 861 đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Chính sách - Cho phép kéo dài giải ngân vốn 'giảm nghèo bền vững' sang năm 2024 (Hình 2).

Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đánh giá mô hình Ban Chỉ đạo, cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, cơ quan chủ Chương trình, người đứng đầu các bộ, ngành liên quan, địa phương và các cơ quan tổ chức khác đối với những tồn tại, hạn chế do chủ quan, xem xét, xử lý theo quy định.

Đối với chính quyền địa phương thì UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện, tiến độ, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn địa phương đã được phân bổ; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như với các chương trình, dự án khác; có cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thúc đẩy việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình…

Hằng năm, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Quốc hội yêu cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo điều chỉnh một Chương trình mục tiêu quốc gia

Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo điều chỉnh một Chương trình mục tiêu quốc giaPhó thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021...

Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát...

Theo Quyết định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Ủy viên Hội đồng thẩm định gồm lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính; Công Thương; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Quốc phòng; Công an; Giao thông vận...

Niềm vui trao nhận sinh kế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Điên Biên tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội giúp bà con dân tộc nơi đây có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, nhiều xã, huyện thuộc vùng khó, như huyện Tủa Chùa, cũng được các tổ chức thiện nguyện có những đóng góp tạo sinh kế hỗ trợ bà con cải thiện cuộc sống. Vietnam.vn xin...

Thúc đẩy giải ngân các dự án thuộc các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công điện hỏa tốc về việc đẩy mạnh giải ngân các dự án thuộc các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. ...

Khơi dậy, phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ

Dự buổi làm việc có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng. Cùng tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ bị bất ngờ dù Israel có báo trước về hoạt động tại Lebanon

Các quan chức Israel đã thông báo với Mỹ rằng nước này sẽ tiến hành một hoạt động ở Lebanon vào ngày 17/9 nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về kế hoạch của họ, Đài CNN dẫn nguồn thạo tin cho...

“Kế hoạch thắng lợi” đã sẵn sàng

Ảnh: Bộ phận báo chí văn phòng tổng thống Ukraine/qua Reuters/Ảnh tài liệu.Đây là một kế hoạch được soạn thảo nhằm mang lại hòa bình cho Ukraine trong khi vẫn tiếp tục giữ vững sức mạnh của quốc gia và tránh trường hợp "đóng băng xung...

Đất dự án “hóa” bãi xe, nhà xưởng tại quận Hoàng Mai

Vừa qua, Người Đưa Tin đã phản ánh nội dung về việc hàng nghìn mét vuông đất tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) bị "xẻ thịt", sử dụng sai mục đích Hà Nội: Loạt bãi xe, sân tập lái xe mọc trái phép. Ngay khi thông tin được đăng...

Tiềm ẩn rủi ro rung lắc

Nhận định đầu tư Chứng khoán Asean (Aseansc): Thị trường sẽ có những nhịp phục hồi trở lại trong ngắn hạn, tuy nhiên nhà đầu tư nên lưu ý tới rủi ro tiềm ẩn có thể đến từ các thông tin tiêu cực của thị...

Cơ chế đặc biệt đưa pháo tự hành PzH 2000 từ Trung Đông tới tiền tuyến Ukraine

Chính phủ Đức đã chấp thuận bán hệ thống pháo tự hành bánh lốp 155 mm RCH 155 mới nhất cho Qatar, và đổi lại quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ sẽ chuyển giao 12 hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) 155...

Bài đọc nhiều

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Bão số 4: Thừa Thiên – Huế sơ tán dân miền núi cao và dưới chân núi

Các hộ dân ở huyện miền núi Nam Đông và sống dưới chân núi Phú Gia, Phước Tượng, những vùng có nguy cơ sạt lở đất tại Thừa Thiên - Huế, được sơ tán, di dời đến nơi an toàn, trước khi bão số 4 đổ bộ.   Sáng nay 19.9, tại H.Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), chính quyền địa phương tổ chức sơ tán các hộ dân sống dưới chân núi Phú Gia, Phước Tượng - nơi có nguy cơ sạt lở...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV ...

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Bộ Xây dựng thông tin, nhiều tỉnh phía Bắc đã và đang chịu ảnh hưởng lớn bởi bão số 3, gây lũ lụt, thiệt hại về người và tài sản ở nhiều địa phương. Qua rà soát sau...

Ứng phó với cơn bão số 4: Người dân không được chủ quan

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT lưu ý, bão số 4 có sức gió giảm nhẹ hơn bão số 3 nhưng người dân không được chủ quan, tránh những thiệt hại đáng tiếc   Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, vào lúc 10h sáng nay, 19/9, vị trí tâm bão nằm trên vùng biển...

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4. Theo thông tin dự báo khí tượng, ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh thành cơn bão số 4, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại các cảng hàng không, sân bay khu vực miền Bắc và miền Trung. Vì vậy, để bảo...

Mới nhất

Ứng phó với cơn bão số 4: Người dân không được chủ quan

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT lưu ý, bão số 4 có sức gió giảm nhẹ hơn bão số 3 nhưng người dân không được chủ quan, tránh những thiệt hại đáng tiếc   Theo Trung tâm dự báo...

Hàng quán mời khách thanh toán bằng cách ủng hộ người dân vùng bão lũ

Nhiều quán cà phê thay mã QR thanh toán thành thông tin chuyển khoản đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ủng hộ đồng bào vùng bão lũ. Những ngày gần đây, các hội nhóm trên trang mạng xã hội đã truyền nhau những thông tin nhiều quán cà phê sẵn sàng chuyển lợi nhuận bán hàng thành khoản...

Mỹ bị bất ngờ dù Israel có báo trước về hoạt động tại Lebanon

Các quan chức Israel đã thông báo với Mỹ rằng nước này sẽ tiến hành một hoạt động ở Lebanon vào ngày 17/9 nhưng không cung...

Diện mạo của cầu lớn nhất cao tốc Long Thành – Bến Lức

(VTC News) - Sau hơn 1 năm tái khởi động, cầu Bình Khánh (thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành) đạt 82% tiến độ và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2025. Cận cảnh cầu Bình Khánh sau hơn một năm tái khởi động. Cầu Bình Khánh (thuộc gói thầu J1) dự án cao tốc bến Lức - Long...

Mời Hồ Ngọc Hà nhưng vắng mặt Mỹ Tâm tại live concert, nhạc sĩ Đức Trí nói gì?

Đức Trí là một trong những nhạc sĩ thành công nhất của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Sau 29 năm hoạt động nghệ thuật, nhạc sĩ tổ chức buổi giới thiệu live concert Có đôi lần - đêm nhạc cá nhân có quy mô lớn nhất của mình. Đây cũng là một dịp đặc biệt để người...

Mới nhất