Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Xét nghiệm máu giá 70.000 đồng, phát hiện nhiều loại ung thư chỉ sau 2 giờ; Bác sĩ chỉ ra 4 sai lầm phổ biến cần tránh khi bị cảm cúm; Sự khác nhau giữa viêm da do kiến ba khoang với zona thần kinh…
4 kiểm tra sức khỏe mà nam giới trung niên cần thực hiện
Đối với những người đã bước vào độ tuổi trung niên thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ nên được thực hiện một cách đều đặn. Nhiều vấn đề sức khỏe sẽ bắt đầu bộc lộ trong độ tuổi này. Phát hiện sớm sẽ làm tăng cơ hội điều trị thành công và kéo dài tuổi thọ.
Các chuyên gia khuyến cáo những người trong độ tuổi trung niên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Đối với nam giới, việc kiểm tra này không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh, tăng hiệu quả điều trị mà còn giảm đáng kể chi phí y tế.
Đàn ông trung niên nên thực hiện những kiểm tra sức khỏe sau:
Xét nghiệm tổng quát. Khi thực hiện xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ kiểm tra hàng loạt vấn đề sức khỏe như huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu, chỉ số khối cơ thể và chức năng của các cơ quan.
Các xét nghiệm này rất quan trọng vì giúp xác định xem bạn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, ung thư hay suy giảm chức năng nội tạng như thận, gan hay không.
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Do đó, khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là rất quan trọng, đặc biệt là người có tiền sử gia đình từng mắc bệnh này. Độ tuổi được khuyến nghị bắt đầu khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là từ 45 tuổi trở lên.
Xét nghiệm kháng nguyên tuyến tiền liệt và kiểm tra trực tràng kỹ thuật số có thể giúp sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Can thiệp sớm sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót cho bệnh nhân. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 29.11.
Xét nghiệm máu giá 70.000 đồng, phát hiện nhiều loại ung thư chỉ sau 2 giờ
Từ nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứu về ung thư Cancer Discovery, các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm máu giá 3 USD (hơn 70.000 đồng) có khả năng phát hiện sớm ung thư với độ nhạy cao, cho kết quả chỉ sau 2 giờ.
Nhiều loại ung thư không biểu hiện triệu chứng cho đến giai đoạn muộn, không thể điều trị. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu độ nhạy cao có khả năng phát hiện sớm ung thư.
Không giống như nhiều xét nghiệm ung thư hiện nay với chi phí cao hoặc yêu cầu làm sinh thiết xâm lấn, phương pháp cải tiến này chỉ là một lần xét nghiệm máu rẻ tiền nhưng có thể phát hiện nhiều loại ung thư.
Xét nghiệm tìm một loại protein đặc biệt gọi là LINE-1 ORF1p (ORF1p) chỉ trong 1 mẫu máu trong vòng chưa đầy 2 giờ. Đáng chú ý, xét nghiệm chỉ tốn khoảng 70.000 đồng và cho kết quả rất nhanh.
ORF1p là dấu ấn sinh học quan trọng để phát hiện sớm ung thư. Đó là một loại protein được tạo ra với mức độ cao ở bệnh ung thư.
Vì các tế bào ung thư tạo ra ORF1p ngay từ khi bắt đầu bệnh nên các nhà nghiên cứu cố gắng tạo ra một xét nghiệm chính xác để phát hiện ORF1p càng sớm càng tốt. Vì có thể phát hiện ung thư trước khi xảy ra di căn nên có thể giúp cứu sống được nhiều người. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 29.11.
Bác sĩ chỉ ra 4 sai lầm phổ biến cần tránh khi bị cảm cúm
Một bác sĩ đã cảnh báo nhiều phương pháp áp dụng khi bị cảm cúm có thể khiến bệnh tình kéo dài hơn.
Khi bị cảm cúm, nhiều người thường tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên, tiến sĩ Eric Berg, một bác sĩ đang làm việc tại Mỹ, cảnh báo một số phương pháp mà nhiều người thường áp dụng khi điều trị các bệnh nhiễm trùng này.
Bác sĩ Eric Berg đã chia sẻ 4 sai lầm thực sự có thể khiến bạn mắc bệnh lâu hơn.
1. Hạ sốt quá nhanh. Sốt là một phần trong phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng và do đó, việc cố gắng cắt ngắn phản ứng này có thể khiến nó hoạt động kém hiệu quả.
Tiến sĩ Berg giải thích: Nhiều người tìm cách hạ sốt thật nhanh, đặc biệt là khi trẻ bị sốt. Nhưng bạn có biết hạ sốt như vậy sẽ kéo dài thời gian nhiễm trùng?
Tác dụng của cơn sốt rất quan trọng, nó giúp giảm sự lây lan của virus. Ông Berg khuyên nên giữ ấm, thật ấm. Vì virus ghét nhiệt.
2. Vừa chớm bệnh là đã dùng kháng sinh. Tiến sĩ Berg nói: Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng khi bị nhiễm khuẩn. Nó chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm virus hay nhiễm nấm.
Khi uống nhiều thuốc kháng sinh, lần dùng tiếp theo tác dụng của thuốc sẽ giảm tác dụng. Theo thời gian, những loại kháng sinh này ngày càng kém hiệu quả. Chưa kể những tác dụng phụ của nó. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!