Trang chủNewsNhân quyềnThị trường tín chỉ các-bon trên thế giới hoạt động rất sôi...

Thị trường tín chỉ các-bon trên thế giới hoạt động rất sôi động


3-ts-le-xuan-nghia-phat-bieu-tai-toa-dam.jpg
Các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp tham gia phiên tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn – trung hòa Carbon: Con đường tất yếu” sáng 27/11. Ảnh: Duy Anh

Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, sáng 27/11/2023 tại TP.HCM, sau khi diễn ra Lễ Công bố giải Báo chí Phát triển Xanh thường niên lần thứ Nhất cùng các phiên Tọa đàm: “Kinh tế tuần hoàn – từ thực tế đến chính sách” và tọa đàm “Thị trường Tài chính Carbon: Cơ hội và Thách thức” .

Chuỗi sự kiện do Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến NetZero Carbon (GREEN MEDIA HUB), phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Văn hoá Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Tại tọa đàm “Thị trường Tài chính Carbon: Cơ hội và Thách thức”, TS Bùi Đức Hiếu đã chia sẻ về thị trường tín chỉ các-bon trên Thế giới và góc nhìn của ông xung quanh chuyện này ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

1-ts-hieu-vu-htqt.jpg
TS Bùi Đức Hiếu (giữa) chia sẻ tại phiên tọa đàm sáng 27/11. Ảnh: Duy Anh

Mỗi một quốc gia, mỗi khu vực có cách thức vận hành khác nhau

TS Bùi Đức Hiếu khẳng định, hiện nay thị trường tín chỉ các-bon trên thế giới hoạt động rất sôi động, ở khắp các châu lục, tuy nhiên mỗi một quốc gia, mỗi khu vực có cách thức và lịch sử vận hành khác nhau.

Cụ thể:, đầu tiên về thời gian triển khai thực hiện, thị trường các-bon của Liên minh Châu Âu là được hình thành sớm nhất trên thế giới vào năm 2005, đến nay trải qua 05 giai đoạn. Tiếp theo đó là đến thị trường Hàn Quốc vận hành thử nghiệm vào năm 2012, chính thức vào năm 2015 và trải qua 03 giai đoạn. Thị trường Trung Quốc vận hành thử nghiệm năm 2012 tại một vài tỉnh và chính thức toàn quốc năm 2022, Anh từ năm 2021, Nhật Bản vừa kết thúc thử nghiệm, vận hành chính thức từ 4/2023.

Tiếp theo đó về cách thức vận hành: thị trường các-bon trên thế giới hiện đang vận hành theo 3 hình thức thức, gồm: (i) bắt buộc, (ii) tự nguyện, (iii) tuân thủ theo Điều 6 thỏa thuận Paris. Ngoài ra, có một hình thức nữa không liệt vào 3 loại trên, và tương đối đơn giản là đơn thuần mang lên sàn mua bán, hiện chỉ có Singapore đang thực hiện…

Có thể tóm tắt 3 hình thức như: Hình thức thứ nhất – bắt buộc: Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp trong danh sách giảm phát thải bắt buộc phải giảm phát thải hằng năm, và mỗi quốc gia lại yêu cầu giảm phát thải theo các ngành, lĩnh vực khác nhau, chứ không phải tất cả ngành, lĩnh vực đang phát thải của quốc gia đó. Dựa trên hạn mức phát thải do Chính phủ áp cho mỗi ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp phát thải vượt trần sẽ phải mua tín chỉ của Chính phủ bán hoặc mua của doanh nghiệp đang có sẵn tín chỉ do phát thải không hết hạn mức.

Hình thức thứ hai – tự nguyện: các doanh nghiệp không nằm trong danh sách Chính phủ yêu cầu giảm phát thải, nhưng đăng ký tự nguyện giảm phải thải, hoặc các doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng tái tạo. Các doanh nghiệp này sẽ đăng ký với Chính phủ, thông qua một số tổ chức thẩm định cấp tín chỉ quốc tế như Tiêu chuẩn vàng – Gold Standard, Xác nhận tiêu chuẩn các-bon – VCS, Hội đồng các-bon toàn cầu – Global Carbon Council; sau khi được cấp tín chỉ, các doanh nghiệp sẽ đưa lên sàn mua bán, trao đổi, và có thể bán cho các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế.

Hình thức thứ ba – Tuân thủ theo Điều 6 thỏa thuận Paris: thực hiện theo cách thức hai quốc gia ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, nội dung trao đổi tín chỉ có thể tập trung vào một hoặc nhiều lĩnh vực, một hoặc nhiều doanh nghiệp. Ví dụ một quốc gia phát triển tài trợ công nghệ, kỹ thuật, tài chính cho một số lĩnh vực của một quốc gia đang phát triển, sau đó khi các doanh nghiệp ở quốc gia đang phát triển tạo ra được tín chỉ các-bon. Lượng tín chỉ này một phần được giữ lại ở doanh nghiệp và quốc gia đang phát triển đó, một phần sẽ đưa về nước phát triển. Tỷ lệ bao nhiêu phần trăm cho mỗi bên sẽ do thỏa thuận ban đầu giữa hai quốc gia.

Về giá tín chỉ các-bon, ông Bùi Đức Hiếu cho biết, ở hình thức thứ ba (tuân thủ theo Điều 6 thỏa thuận Paris) sẽ không có giá tín chỉ, chỉ có hình thức thứ nhất, và hình thức thứ hai như đã nêu ở trên, tín chỉ được định giá thông qua đấu giá hoặc mua bán trên sàn. Giá tín chỉ phụ thuộc vào cung – cầu, cụ thể phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực phát thải. Như Hàn Quốc hiện nay chỉ giao dịch khoảng 5-6 USD/tín chỉ, Úc 25 USD, Trung Quốc 10 USD, EU lên đến 77 Euro…

2-ts-hieu-vu-htqt-2.jpg
TS Bùi Đức Hiếu cho rằng, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất. Ảnh: Duy Anh

Cơ hội để chính doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất

Trả lời câu hỏi, Chính phủ đang đặt mục tiêu 2025 vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon, 2028 vận hành chính thức, các tổ chức quốc tế cũng muốn hỗ trợ Việt Nam, các Cơ chế trao đổi kết quả giảm phát thải song phương ITMO cũng đã thiết lập… Vậy cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hợp tác quốc tế để chia sẻ “nguồn lợi” từ dòng tài chính này như thế nào? Liệu đên 2028 thì có muộn quá không… TS Bùi Đức Hiếu cho biết: Một là các quốc gia xung quanh ta chỉ có Hàn Quốc là sớm, còn lại so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á, Nam Mỹ, nhiều nước chuẩn bị vận hành như ta, hoặc sớm hơn 1-2 năm. Thậm chí Singapore họ chỉ mua bán tín chỉ, không thành lập thị trường bắt buộc và tự nguyện.

Đối với nước ta, là nước đang phát triển, nền kinh tế, sản xuất đang có độ mở cao, nếu chúng ta áp dụng sớm thị trường, đồng nghĩa với việc bắt buộc các doanh nghiệp giảm phát thải, sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế, doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều chi phí để chuyển đổi công nghệ.

“Mà các công nghệ để giảm phát thải lại rất đắt đỏ, ngoài chi phí mua, chuyển đổi công nghệ, còn phải xem xét đến đội ngũ nhân lực vận hành, làm chủ các công nghệ, máy móc đó. Tuy nhiên, chúng ta phải làm, chúng ta phải chuyển đổi, nếu không chúng ta sẽ tụt hậu với thế giới” – TS Bùi Đức Hiếu nói.

Liên quan đến lợi ích doanh nghiệp, ông Bùi Đức Hiếu cho rằng, doanh nghiệp sẽ có nhiều mặt lợi và cũng sẽ có nhiều thách thức phải đối mặt trong cuộc chơi hướng tới net zero và thị trường các-bon.

Về mặt vĩ mô, doanh nghiệp giảm phát thải, tham gia thị trường các-bon là cùng Chính phủ để thực hiện cam kết quốc tế trong giảm phát thải. Trực tiếp đóng góp vào công cuộc bảo vệ loài người trước tác động của biến đổi khí hậu.

Về những mặt lợi trực tiếp mà doanh nghiệp có được: Tham gia thị trường các-bon, tài chính xanh chắc chắn sẽ làm tăng thương hiệu của doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều điểm cộng trong đàm phán, xuất khẩu sản phẩm;

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực hiện giảm phát thải cũng là cơ hội để chính doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất, công nghệ (vì chúng ta không ai cứ sống với cái cũ mãi, phải luôn làm mới mình để tồn tại và phát triển). Qua đó tạo ra tín chỉ để bán ra thị trường, thu về lợi nhuận. Ví dụ như Tesla năm 2022 bán tín chỉ các-bon thu về 1,78 tỷ USD, chiếm 10% tổng lợi nhuận Tesla trong năm đó.

Còn đối với các doanh nghiệp trung gian mua bán tín chỉ, sàn giao dịch, ông Bùi Đức Hiếu cho rằng đây cũng là cơ hội có thêm một sản phẩm để kinh doanh trao đổi. “Và cũng như các nước trên thế giới, tôi tin thị trường giao dịch tín chỉ Các-bon của chúng ta sẽ rất sôi động…” – TS Bùi Đức Hiếu nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khánh Hoà hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Chiều 10/6, trong chương trình tổ chức các hoạt động tại Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2024, đoàn công tác Bộ Tài nguyên...

Đánh thức tiềm năng phát triển xanh

Để đánh thức tiềm năng phát triển xanh, phát triển du lịch, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá cho địa phương và hướng tới mục tiêu thành lập thị xã trước năm 2025, những năm qua, huyện Kim Bảng luôn xác định việc thực hiện Chương trình số 28 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 2382 của UBND tỉnh về...

Ấn phẩm “Phát triển Xanh

Dự buổi lễ có ông Quế Đình Nguyên - Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Bà Susan Burns - Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM; Bà Francesca Stwvens, Giám đốc sản xuất Bloomberg khu vực châu Á cùng lãnh đạo, đại diện lãnh đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tân Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hứa tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ kiểm sát nhân dân phải công minh,...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

Bài đọc nhiều

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Cùng chuyên mục

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...

Mới nhất

Rau củ giàu tinh bột giúp ngăn đường huyết tăng vọt

Nhiều loại rau củ giàu tinh bột như sắn, chuối, củ cải, atisô và khoai mỡ chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ...Tuy nhiên, rau củ giàu tinh bột cũng chứa nhiều carbohydrate và calo hơn so với các loại rau không chứa tinh bột.Khi bạn bị đái tháo đường, cần lưu ý đến lượng đường...

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David...

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới...

Mới nhất