Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi giáo viên bị 'bắt nạt' trên mạng xã hội

Khi giáo viên bị ‘bắt nạt’ trên mạng xã hội


Chưa biết vụ việc đúng sai ra sao, nhưng với sự bùng nổ của mạng xã hội thì trường lớp, giáo viên dễ trở thành tâm điểm của những cơn bão chỉ trích từ cộng đồng mạng.

“NHIỀU KHI GIÁO VIÊN KHÔNG CÓ CƠ HỘI GIẢI THÍCH”

Cô N.T.L, giáo viên (GV) đã có 5 năm làm việc tại Trường mầm non H.N.H, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết chiếc camera trong lớp học thuận tiện để cho phụ huynh ở đâu cũng có thể theo dõi xem con mình đang học, đang chơi như thế nào; nhưng có nhiều tình huống khóc dở mếu dở. “Camera chỉ có hình ảnh mà không có âm thanh. Hình ảnh trên camera có thể nhanh hơn bình thường hoặc chậm hơn thực tế, có thể là do đường truyền internet, nên nếu phụ huynh chỉ nhìn vào camera, có thể hiểu lầm về GV. Ví dụ cô đang dắt bé đi bình thường, nhưng nhìn qua camera có khi thấy như là cô giáo đang lôi, kéo bé đi nhanh. Đã có đồng nghiệp của tôi bị phụ huynh gọi ban giám hiệu để hỏi sao cô giáo “kéo” bé”, cô N.T.L kể.

Khi giáo viên bị “bắt nạt” trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Phụ huynh quan sát camera lớp mầm non

Cô giáo cũng cho biết, thông thường các cha mẹ trẻ có điều gì băn khoăn, chưa rõ về các hoạt động trên lớp thì đều gặp cô giáo, hoặc làm việc với nhà trường để các bên cùng trao đổi. Không phải lúc nào GV cũng đúng, và không phải lúc nào những ý kiến từ phụ huynh cũng đúng. Nhưng cô L. sợ nhất là khi phụ huynh chưa tìm hiểu đúng sai, chỉ nhìn camera hoặc nghe con về kể chuyện đã vội vàng đăng các bài viết trên Facebook tố GV. “Như vậy phụ huynh không cho các GV có cơ hội được giải thích”, cô L. nói.

Một chủ trường mầm non tại TP.HCM chia sẻ với PV Thanh Niên, bà từng là GV mầm non nên hoàn toàn thấu hiểu và đồng cảm với tình trạng mà các cô giáo thường phải đối mặt khi bị tấn công trên mạng xã hội.

“Tôi cũng đã trải qua những vấn đề tương tự khi bản thân còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ năng lực chuyên môn và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cũng như kiểm soát áp lực cá nhân. Trong những thời điểm khó khăn, tôi đã từng sẵn sàng từ bỏ công việc để giảm áp lực, thay vì đối mặt với tình huống khó khăn đó”, vị chủ trường nói.

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ GIÁO VIÊN ?

Ông Nguyễn Tuấn, chủ một trường mầm non tại TP.HCM, cho biết ngoài lương, chế độ phúc lợi, GV cần có môi trường làm việc thuận lợi. Các thầy cô cần được sự hỗ trợ, lắng nghe, chia sẻ khó khăn trong công việc từ ban giám hiệu; đồng thời các góp ý thẳng thắn từ phụ huynh, trước khi bị “tấn công mạng”.

“Nếu thầy cô giáo không được bảo vệ, họ sẽ dần mài mòn lòng nhiệt huyết. Những thầy cô giáo có tâm sẽ dần phải bỏ nghề, bỏ bục giảng, bỏ học sinh; để tìm cho mình những lựa chọn nghề nghiệp đỡ áp lực hơn”, ông Tuấn bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, nhà sáng lập hệ thống mầm non Sài Gòn Nhỏ, TP.HCM (Little Saigon Kindergarten), cho biết từ những kinh nghiệm đối mặt với những lần bị phụ huynh “bắt nạt” trên mạng xã hội, bà nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát triển bản thân trước những thách thức xã hội.

Theo bà Kim Chi, đối với GV, cần nâng cao kỹ năng chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề và quản lý áp lực. Bằng cách này, các GV có thể đối mặt với những thách thức một cách tự tin và hiệu quả hơn.

“GV cần không chỉ tập trung vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, mà còn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo ra một môi trường giáo dục tích cực. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, sự lắng nghe và thấu hiểu từ cả hai bên là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề ngay từ khi nó bắt đầu”, bà Kim Chi nói.

Đồng thời, để bảo vệ người thầy, cần sự hợp tác của cả phụ huynh, nhà trường. Theo bà Kim Chi, phụ huynh đóng góp xây dựng môi trường tích cực bằng cách tham gia vào quá trình giáo dục của con cái. Cha mẹ có thể tham gia vào các hoạt động đồng hành cùng với trường để thấu hiểu và tôn trọng công việc của giáo viên.

Còn đối với nhà trường, ở góc độ nhà quản lý cần xây dựng chính sách nghiêm túc dành cho cả GV và phụ huynh để giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu, kiểm soát thông tin trên mạng cũng như bảo vệ uy tín của GV, trường học. “Trường học cần khuyến khích tương tác tích cực giữa GV và phụ huynh thông qua các buổi gặp gỡ và giao tiếp hiệu quả. Sự hỗ trợ từ nhà trường giúp GV và phụ huynh cảm thấy có động lực hơn trong quá trình hỗ trợ sự phát triển của trẻ em”, bà Kim Chi trao đổi.

PHỤ HUYNH KHÔNG NÊN LẠM DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Trong khi đó, luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng phụ huynh không nên lạm dụng mạng xã hội để tấn công, công kích, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của GV, trường học.

Luật sư Phát cho hay giáo dục là môi trường khá nhạy cảm và đặc thù, ở đó để thầy cô làm tốt vai trò trồng người, họ cần được tôn trọng và không bị làm ảnh hưởng đến tâm lý. “Với vai trò của một phụ huynh, khi phát hiện các vấn đề đang diễn ra tại lớp, tại trường mà phụ huynh cho rằng đang làm ảnh hưởng đến con em của mình, trước tiên phụ huynh cần liên hệ với GV, nhà trường để trao đổi với tinh thần cầu thị nhằm có được môi trường tốt nhất cho các em học sinh. Khi phụ huynh đã ý kiến, góp ý, song bản thân GV, nhà trường vẫn cố tình duy trì những cái sai đó, thì phụ huynh cần làm việc với phòng GD-ĐT, sở GD-ĐT, cơ quan chức năng có thẩm quyền, trong khuôn khổ pháp luật quy định”, luật sư Phát cho biết. 

Bôi nhọ người khác có thể bị phạt tiền,
truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư Lê Trung Phát, tùy vào mức độ của hành vi mà người bôi nhọ người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 101 Nghị định 15/2020 với mức tiền phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Trường hợp nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội làm nhục người khác” theo điều 155 với khung hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Hoặc về tội vu khống theo điều 156 bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.



Source link

Cùng chủ đề

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Trưởng phòng Giáo dục: ‘Thông báo tuyển giáo viên rộng rãi nhưng hiếm người nộp hồ sơ’

Theo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ. Liên quan tới việc từ đầu năm học 2024-2025 đến nay, nhiều trường tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đang phải tạm dừng một số môn học, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, nguyên nhân là...

Lương giáo viên, giảng viên trường nghề cao nhất 18,72 triệu đồng/tháng

Lương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu World Cup billiards mới nhất: 3 cơ thủ Việt Nam xuất trận

Hôm nay (4.11), 3 cơ thủ của Việt Nam sẽ ra sân trong ngày thi đấu mở màn của World Cup billiards carom 3 băng Seoul 2024, diễn ra ở Hàn Quốc. Tại World Cup Seoul 2024 (diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10.11 tại Hàn Quốc), billiards Việt Nam có đến 11 cơ thủ góp mặt tranh tài. Trong ngày mở màn của giải đấu được tổ chức tại xứ sở kim chi, 3 đại diện của Việt Nam sẽ...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách có thể nhằm đảo ngược kết quả. Năm 2020, ông Trump đã từng làm như thế và lần này khó...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Dồn dập diễn biến bất ngờ trước thềm bầu cử Mỹ

Phó tổng thống Kamala Harris bất ngờ tham gia một tiết mục hài, giữa lúc bà và cựu Tổng thống Donald Trump bận rộn vận động tranh cử giờ chót. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ 15/12/2024. ...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.  Cụ...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Mới nhất

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện...

Lịch thi đấu World Cup billiards mới nhất: 3 cơ thủ Việt Nam xuất trận

Hôm nay (4.11), 3 cơ thủ của Việt Nam sẽ ra sân trong ngày thi đấu mở màn của World Cup billiards carom 3 băng Seoul 2024, diễn ra ở Hàn Quốc. Tại World Cup Seoul 2024 (diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10.11 tại Hàn Quốc), billiards Việt Nam có đến 11 cơ thủ góp mặt tranh tài. Trong ngày...

Đất nền Đông Anh, Hà Nội lại nóng bỏng tay: 2 tỷ đồng không mua nổi

Chị Giang Minh (Đống Đa, Hà Nội) tích lũy được khoảng hơn 2 tỷ đồng. Vì muốn đồng tiền nhàn rỗi sinh lời nên chị quyết định đầu tư vào bất động sản. Chung cư ở Hà Nội đang là mặt hàng “hot", nhưng với số tiền ít ỏi, chị không thể tìm được một căn ưng ý....

Bộ trưởng KH&ĐT: Thay cán bộ sợ sai để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, một trong những giải pháp được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu ra là kịp thời thay thế cán bộ, công chức yếu kém, sợ sai, sợ trách nhiệm, đồng thời kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn...

Mới nhất