Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐừng để học sinh thành công cụ kiếm tiền

Đừng để học sinh thành công cụ kiếm tiền


Cô Nguyễn Hoàng Anh (giáo viên dạy Toán THCS quận Đống Đa, Hà Nội) thẳng thắn đánh giá vấn đề dạy thêm, học thêm đang biến tướng và bị lạm dụng quá mức.

Học sinh thành công cụ kiếm tiền?

Theo cô Hoàng Anh, trước kia chỉ những học sinh lực học kém mới cần đến nhà cô giáo học ôn, cải thiện kiến thức. Giờ đây, hầu như nhà nào cũng cho con đi học thêm với tâm lý “học bao nhiêu cũng không đủ, đến nhà cô học thêm điểm số sẽ tự động cao hơn”. 

Thậm chí còn có tình trạng học sinh lực học xuất sắc vẫn đi học thêm ngày hai ca đến mụ mị đầu óc. Chính những tư duy như vậy khiến việc dạy thêm biến chất, xa rời mục tiêu ban đầu.

“Phụ huynh nhiều lần đề nghị tôi nhận dạy thêm con họ sau giờ học, cuối tuần. Thú thật tôi từng dạy thêm vài năm, thu nhập cũng tốt hơn, gấp 3 – 4 lần tiền lương ở trường.

Do quá áp lực nên tôi đã từ chối nhận dạy thêm học sinh lớp chủ nhiệm vì sau mỗi bài kiểm tra, phụ huynh lại thắc mắc sao điểm học sinh thấp thế. Mỗi khi nghe câu hỏi này tôi lại chạnh lòng, dường như phụ huynh đang mặc định cứ đi học thêm nhà cô là điểm phải cao mà không quan tâm năng lực con họ tới đâu”, cô Hoàng Anh tâm sự.

Đề xuất dạy thêm là nghề kinh doanh: Đừng để học sinh thành công cụ kiếm tiền - 1

Nhiều giáo viên lo ngại khi để dạy thêm thành nghề kinh doanh có điều kiện. (Ảnh minh hoạ: KTĐT).

Lý do khác khiến cô ngừng “tăng ca” một phần vì tiền dạy thêm ngày một tăng, lạm phát hơn cả giá cả thị trường. Năm 2010 cô nhận dạy thêm lớp đầu tiên, khi ấy tiền học thêm 40.000 đồng/buổi/học sinh. Sau 10 năm, tiền học thêm tăng lên 150 – 300.000 đồng/buổi tuỳ hình thức, nhu cầu chọn lớp ôn của phụ huynh (dạy kèm 1 – 1, ôn cấp tốc, ôn theo buổi…).

Nhiều lúc cô rơi vào thế khó, nếu lấy giá dạy thêm quá thấp thì sẽ bị các thầy cô giáo khác cùng trường “tẩy chay” vì cho rằng phá giá, hạ giá thấp để hút các em. Ngược lại giá học thêm quá cao thì mang tiếng tận thu phụ huynh, học sinh. 

“Từ cuối năm 2021 đến nay tôi ngừng việc dạy thêm tại nhà. Dù thu nhập giảm đi đáng kể nhưng thực sự tôi thấy nhẹ lòng hơn, công tâm với tất cả học trò, không phải đau đầu căn chỉnh điểm mỗi khi chấm bài kiểm tra. Hơn hết, tôi không muốn bị mang tiếng lợi dụng biến phụ huynh, học sinh thành công cụ kiếm tiền”, nữ giáo viên 40 tuổi tâm sự.

Vị giáo viên này băn khoăn dạy thêm đang bị cấm nhưng nhiều giáo viên vẫn vượt rào, ép học sinh đi học để tận thu, vậy nếu được chấp thuận thành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ còn biến tướng và tận thu đến mức độ nào, giá cả dạy thêm lạm phát đến đâu, khi ấy học sinh sẽ chịu thiệt đơn, thiệt kép.

Cách đây 11 năm, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 17 với kỳ vọng giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm trong các nhà trường. Đến nay, vấn nạn này không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng nổ rộ, gây bức xúc dư luận và từng không ít đại biểu Quốc hội đã nêu lên trước nghị trường.

Dạy thêm, học thêm không chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày hình ảnh xấu về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức “tự nguyện kiểu ép buộc”. Thậm chí, còn có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm.

Thầy Hoàng Bá Tuấn Anh (giáo viên dạy Văn ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho rằng, mục đích của dạy thêm, học thêm là để học trò nâng cao kiến thức, không phải giải quyết bài toán cung – cầu. Lương giáo viên tuy có thấp thật, nhưng không vì thế mà lấy cớ để bắt ép học trò đến học thêm, như một hình thức tăng ca. 

“Giáo dục được định nghĩa dùng kiến thức, tình yêu thương để cảm hoá, định hướng, dẫn đường cho học trò, không thể biến thành hình thức kinh doanh mua bán trao đổi bằng tiền. Không ai mang sự nhiệt huyết, yêu nghề của nhà giáo ra để đo đếm bằng tiền”, thầy nói.

Khi chấp thuận dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện thì đồng nghĩa cả thầy và trò đều được đặt lên bàn cân để định tính “học thầy này giá bao nhiêu, học thầy kia giá bao nhiêu”.

Thầy giáo dạy Văn này cũng cho rằng, thay vì đưa dạy thêm trở thành nghề kinh doanh có điều kiện thì ngành giáo dục cần tập trung vào hai bài toán tăng thu nhập cho giáo viên và đổi mới hình thức thi cử, dạy học.

Chỉ khi nào học sinh đi học không còn lo lắng về điểm số quá nhiều, các kỳ thi không còn cam go, ganh đua kết quả, đổi phương pháp học từ thuộc lòng sang đánh giá nhận thức, năng lực, tư duy, khuyến khích các em thì vấn đề dạy thêm sẽ dần bị triệt tiêu, thầy Hoàng Anh phân tích.

Không nên đưa dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội cho rằng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng… Luật Đầu tư năm 2020 quy định 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Lịch học thêm dày đọc khiến học sinh mụ mị, áp lực. (Ảnh minh hoạ: GDTĐ)

Lịch học thêm dày đọc khiến học sinh mụ mị, áp lực. (Ảnh minh hoạ: GDTĐ)

Ở lĩnh vực giáo dục, nhiều năm nay có hiện tượng dạy thêm tràn lan, gây bức xúc trong dư luận. Học yếu phải học thêm đã đành, học giỏi cũng phải học thêm, học đến mức các con mệt mỏi, u uất, mất cả thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Các con muốn đi học thêm cũng có. Bố mẹ bắt đi học thêm cũng có. Tệ hại nhất là giáo viên ép học trò đến lớp của mình để học thêm…

Khái niệm “học thêm tràn lan” được hiểu là quá mức cần thiết do bố mẹ hoặc thầy cô ép buộc. Do đó, kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào quản lý như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện là không nên.

“Việc ‘dạy thêm tràn lan’ là điều nhức nhối nhưng không ảnh hưởng quốc phòng, an ninh, cũng không ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội; không làm tổn hại nhiều đến đạo đức… Vì thế không cần thiết thêm một ngành kinh doanh có điều kiện”, ông nêu quan điểm.

Bộ GD&ĐT đã có thông tư về chống dạy thêm tràn lan, nhiều địa phương cũng đưa ra giải pháp, nhưng chưa thực sự làm tốt. Vì sao chưa làm tốt? Cần đi tìm nguyên nhân, giải quyết từng vấn đề tận gốc và khắc phục dần, chứ không nên xem nó như một ngành nghề như các ngành nghề khác, dù là “có điều kiện”.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm – Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, ở tiểu học, tình trạng phụ huynh bị ép cho con học thêm phổ biến hơn ở bậc học trên. Tuy nhiên, thực chất, học sinh không cần thiết phải học thêm. Nhất là với những học sinh đã học hai buổi/ngày thì mọi yêu cầu học tập hầu như giải quyết tại trường.

Thầy Lâm ủng hộ việc siết chặt quản lý và có chế tài nghiêm khắc hơn với trường hợp “ép buộc” học sinh học thêm hoặc dạy trước, mang kiến thức chính khóa ra dạy ở lớp dạy thêm. Việc này hành lang pháp lý đã có, chỉ còn vấn đề thực thi, chế tài thế nào, không cần thiết ban hành thêm quy định dạy thêm là nghề kinh doanhh có điều kiện

Thầy Tùng Lâm cũng chia sẻ những nguyên nhân dẫn đến dạy thêm tràn lan do tâm lý chạy theo điểm số (của phụ huynh), áp lực thành tích (do giáo viên bị áp thi đua) và quan trọng hơn là áp lực thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học quá nặng nề khiến ở các bậc THCS, THPT.

Sẽ sửa quy định dạy thêm

Vụ trưởng Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ GD&ĐT đang có hướng sửa Thông tư 17 theo hướng giải quyết vướng mắc trong việc cấp phép cho các tổ chức dạy thêm. “Nếu nó được đưa vào luật như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vướng mắc này sẽ dễ xử lý hơn”, ông nói.

Bộ GD&ĐT không cho phép các trường tăng tiết dạy, môn học so với chương trình đã quy định. Việc các nhà trường tăng tiết thu thêm tiền, bản chất chính là dạy thêm, học thêm. Bộ GD&ĐT cũng nhiều lần yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện đúng với Thông tư 17 quy định về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Để hạn chế tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã và đang đổi mới quy định về kiểm tra đánh giá học sinh (gồm cả thường xuyên và định kỳ), đổi mới thi tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá đúng và khích lệ thầy trò theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất chứ thay vì tiếp nhận kiến thức thuần túy. Với yêu cầu mới này, việc luyện thi theo cách truyền thống trước đây sẽ dần không còn phù hợp.

Việc đổi mới này không giúp chấm dứt ngay việc dạy thêm, học thêm tràn lan nhưng sẽ có tác động lớn đến động cơ học thêm của học sinh, của phụ huynh, ông Thành cho hay.



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp nên rất khó khăn trong quá trình chấm bài, trong khi các bạn ai cũng viết đẹp, rõ ràng. Thậm...

Chi chục triệu đồng ép con học thêm luyện chữ đẹp, có cần thiết?

Với sá»± lên ngôi của máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản, nhiều phụ huynh cho rằng việc cho trẻ luyện viết chữ đẹp đã lỗi thời. Là một trong số phụ huynh từng cho con theo học gia sư luyện viết chữ đẹp, chị Khiếu Thị Lan Anh (37 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, những câu chữ thẳng hàng, đẹp, rõ nét thể hiện sự trang trọng và tính cách cẩn thận của người...

Tại sao phải học thêm, tại sao phải dạy thêm?

Tại sao phải học thêm? Tại sao phải dạy thêm? Làm thế nào để phần lớn học sinh không cần học thêm?..., theo bạn đọc Báo Thanh Niên, là những câu hỏi cần được trả lời trước khi bàn đến việc quản lý...

Giáo dục hiện đại và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Nhiều người cho rằng dạy thêm, học thêm là nhu cầu tất yếu xuất phát từ chính bản thân học sinh nhằm đáp ứng việc học tập và nâng cao kiến thức.

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạm giữ hình sự người đàn ông đánh tài xế xe tải ở Bình Phước

Tối 17/12, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Xoài (Bình Phước), đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) để điều tra về các hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Bùi Văn Hoàng Anh hành hung anh N.V.C (39 tuổi, ngụ TP.HCM), tài xế xe tải trên đường ĐT 741 khiến dư luận phẫn nộ hai...

Xác định đội đầu tiên vào bán kết AFF Cup 2024

Thái Lan giành chiến thắng ấn tượng trước Singapore với tỷ số 4-2 tối 17/12. Với 3 điểm từ trận đấu này, đội bóng xứ chùa vàng chắc chắn đứng đầu bảng A và gặp đội nhì bảng B ở bán kết AFF Cup 2024. Thái Lan là đội đầu tiên của giải đấu chắc suất vượt qua vòng bảng.Sau 3 trận toàn thắng, đội tuyển Thái Lan có 9 điểm. Đội duy nhất tại bảng A có...

Thua trước 0-2, Thái Lan vẫn thắng ngược Singapore

Trận đấu trên sân vận động Kallang, Singapore tối 17/12 xác định đội bóng đầu tiên của bảng A AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) giành quyền vào bán kết.Đội tuyển Singapore và Thái Lan cống hiến cho khán giả những pha bóng hấp dẫn ở tốc độ cao. Đội chủ nhà tạo ra sự phấn khích trên các khán đài bằng 2 siêu phẩm đẳng cấp cao.Lần lượt Shawal Anuar và Faris Ramli tung ra những cú sút...

Chiêm ngưỡng 2 siêu phẩm đẳng cấp của Singapore làm tung lưới Thái Lan

Singapore gây bất ngờ trước Thái Lan bằng 2 siêu phẩm.Shawal Anuar và Faris Ramli khiến các cổ động viên trên sân vận động quốc gia Kallang, Singapore ngỡ ngàng với 2 bàn thắng vào lưới Thái Lan. Đó là những pha xử lý đẳng cấp cao của các cầu thủ Singapore, khiến thủ môn của Thái Lan không có cơ hội cản phá.Xem Asean Championship Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play,...

Tổng thống Yoon Suk-yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn khi ban bố thiết quân luật

Theo hãng tin Yonhap, ông Seok Dong-hyeon, luật sư trong nhóm bào chữa cho Tổng thống Yoon, nói rằng nhà lãnh đạo này đã phủ nhận cáo buộc nổi loạn vì ban bố lệnh thiết quân luật vào hôm 3/12. Tổng thống sẽ tuyên bố lập trường của mình tại tòa, nếu phiên điều trần công khai được tổ chức trong phiên tòa luận tội ông.“Tổng thống Yoon sẽ tuyên bố lập trường của mình tại tòa một cách tự tin...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm...

Nhan sắc xinh đẹp của nữ Tổng Giám đốc công ty sách vừa đăng quang hoa hậu

Nhà văn, Tổng Giám đốc công ty sách - Phạm Thị Ngọc Thanh - chia sẻ hình ảnh mới nhất sau khi đăng quang Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024. Phạm Thị Ngọc Thanh trình diễn trang phục dạ hội: Tổng Giám đốc công ty sách giành vương miện Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt NamPhạm Thị...

Đánh thức tiềm năng du lịch địa chất

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào...

Mới nhất