Trang chủNewsThời sựChính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn...

Chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước


Sáng 27/11, với 431/468 (87,25%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật gồm 7 chương, 46 điều.

Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.

ảnh trong bài.jpg
Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước. Ảnh: Quốc hội

Điều 18 của Luật Căn cước nêu các trường thông tin thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng. Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên thẻ căn cước. 

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp…

Người được cấp thẻ căn cước bao gồm: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến cho rằng thời gian qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật; đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Tuy nhiên, ông Tới thông tin, qua thảo luận hầu hết ý kiến ĐBQH và ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng ý với tên gọi của dự thảo luật và tên thẻ căn cước đã được giải trình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Lê Tấn Tới.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: Quốc hội

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng cho biết nội dung này Đảng đoàn Quốc hội đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website… Đồng thời công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.

Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…).

Bộ trưởng Tô Lâm: Không tổ chức nào theo dõi được người dùng căn cước gắn chip

Bộ trưởng Tô Lâm: Không tổ chức nào theo dõi được người dùng căn cước gắn chip

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code thì không theo dõi và không thể theo dõi được.

Bộ trưởng Công an: Không được giữ thẻ căn cước của dân, kể cả khách sạn

Bộ trưởng Công an: Không được giữ thẻ căn cước của dân, kể cả khách sạn

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết sẽ có quy định để không ai có quyền giữ thẻ căn cước công dân, trường hợp có khách lưu trú thì khách sạn cũng không có quyền giữ thẻ này.

Đổi tên gọi thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số

Đổi tên gọi thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số

Việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thẻ căn cước tích hợp ADN thế nào?

Thẻ căn cước tích hợp ADN là một cải tiến công nghệ, trong đó thông tin di truyền của một cá nhân được mã hóa và lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số trên thẻ căn cước. ADN, với bản chất là duy nhất đối với từng người, có thể cung cấp một phương thức nhận diện vô cùng chính xác, vượt xa các phương pháp nhận diện truyền thống như dấu vân tay hay hình ảnh khuôn mặt.Nghị...

Có bắt buộc lấy ADN khi làm căn cước?

Ngày 27/11/2023, Quốc hội Khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước sẽ được thực hiện thế nào?Tại điểm d, khoản 1, Điều 16, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập AND, giọng nói như sau: “Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:- Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ...

Đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì?

Việc chuyển đổi từ căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân là một bước đi quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý dân cư và nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ công. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, người dân cần nắm rõ những giấy tờ cần chuẩn bị. Ngày 1/7, luật Căn cước 2023 chính thức có...

Thẻ căn cước khác gì với căn cước công dân?

Khái niệm "căn cước" tạo ra không ít thắc mắc và nhầm lẫn khi có sự xuất hiện của cả thẻ căn cước và căn cước công dân. Cụ thể, ngày 27/11/2023, Quốc hội ban hành Luật Căn cước số 26/2023/QH15, chính thức đổi tên giấy tờ tùy thân là thẻ căn cước công dân (CCCD) thành thẻ căn cước và sẽ áp dụng từ 01/7/2024. Việc thay đổi này theo Bộ Công an là phù hợp với thông lệ của...

Khi đổi sang thẻ căn cước thì những giấy tờ sử dụng thông tin từ CMND, CCCD có phải thay đổi không?

Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội cuối cùng nhận vé gặp gỡ 1-1 cùng Sơn Tùng M-TP

“Cuộc đua” săn 60 tấm vé SKYMEET II còn lại đang trở nên gay cấn hơn. Từ nay đến 24/11/2024, chủ thẻ MB JCB Be The Sky có 4 cách để gặp gỡ Sơn Tùng M-TP. Bốn "đấu trường" săn vé Sau khi giai đoạn chi tiêu online khép lại với những khoảnh khắc đáng nhớ, cuộc đua bước vào chặng nước rút với bốn “đấu trường” mới, hứa hẹn những trải nghiệm thực tế đầy cảm xúc. Ở “đấu trường” đầu...

Eximbank: Đã đến lúc khép lại “thập kỷ hỗn độn”

Dung hòa những xung đột là điều tất yếu mọi doanh nghiệp đều có thể phải trải qua. 35 năm phát triển, giờ là lúc HĐQT Eximbank cần có được sự thống nhất cao về tầm nhìn chiến lược, vì mục tiêu ổn định lâu dài, bền vững. Tiếc cho thương hiệu Eximbank Ra đời từ năm 1989 và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu...

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế 3 năm vừa qua, thị trường dệt may thế giới sụt giảm về tổng cầu do kinh tế, dịch bệnh....

Apple tham chiến thị trường camera an ninh?

Theo nhà phân tích nổi tiếng Ming Chi Kuo, Apple dự định ra mắt camera an ninh gia đình vào năm 2026 và do đối tác Goertek độc quyền lắp ráp. Trong blog mới nhất, nhà phân tích Ming Chi Kuo dẫn lời nguồn tin chuỗi cung ứng cho biết, Apple sẽ tham gia thị trường camera an ninh gia đình vào năm 2026. Mục tiêu của “táo khuyết” là xuất xưởng hàng chục triệu đơn vị. Đối tác Goertek sẽ...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Cùng chuyên mục

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, cường độ suy yếu dần

(ĐCSVN) – Hôm nay (13/11), Bão số 8 đi lên bắc Biển Đông, Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa. Miền Bắc sáng có sương mù, trời nắng; miền Nam có mưa rào và dông vài nơi. ...

Hội Nhà báo Quảng Ninh phát động cuộc thi tác phẩm báo chí

(CLO) Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh chính thức phát động Cuộc thi tác phẩm báo chí với chủ đề "Báo chí đồng hành với sự phát...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Tại đây, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp với Thụy Điển; chân...

Bản đồ thế giới 250 triệu năm nữa trông sẽ như thế nào?

(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong 250 triệu năm nữa, Trái đất sẽ có một siêu lục địa mới. Nhưng nó sẽ trông như thế nào? ...

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ...

Mới nhất

Mới nhất