Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Phải đi học thêm vì chương trình quá nặng!'

‘Phải đi học thêm vì chương trình quá nặng!’


'Phải đi học thêm vì chương trình quá nặng!' - Ảnh 1.

Học sinh vừa tan một lớp học thêm chiều 23.11 trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.Tân Bình, TP.HCM

Bài viết ‘Muôn lý do để học thêm’ đăng tải trên Báo Thanh Niên ngày 24.11 thu hút được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Nhiều người gửi các chia sẻ về lịch trình học thêm mỗi ngày của con mình, những lý do vì sao họ phải cho con họ học thêm và đề xuất cả những giải pháp thay đổi được tình trạng này.

4 giờ 20 chiều tan học thì 5 giờ lại tiếp tục học thêm

Bạn đọc lấy tên tài khoản Vỵ Phạm cho biết con của mình mới vào lớp 1 ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) nhưng sáng chiều học ở trường, 4 giờ 20 chiều về ăn nhẹ gì đó, 5 giờ đi học thêm, ngày nào không học thêm thì học Anh văn. Một tuần chỉ chủ nhật là nghỉ học thêm. Cha mẹ trong thời buổi kinh tế khó khăn phải lo làm đủ việc, chủ nhật mới có ngày nghỉ nên thứ bảy cũng phải lo đi tìm chỗ gửi nhờ con. 

“Lứa 8X chúng tôi nhìn lại sao thấy giáo dục ngày càng nặng nề. Cha mẹ nào chẳng muốn con mình giỏi, thật xót xa khi thấy tuổi thơ thả diều, đuổi bướm, chơi đùa của mình thủa nhỏ giờ không còn thấy ở con mình. Chẳng lẽ giáo dục tỷ lệ nghịch với sự hồn nhiên của trẻ thơ. Xót lắm. Chiếc áo giáo dục sao cứ chắp vá sửa đổi hoài…”, Vỵ Phạm bình luận.

Phụ huynh Tho Nguyen Phuoc chia sẻ: “Nói thật nếu nhà trường và giáo viên dạy đủ chương trình như ngày xưa thì tôi không cho con đi học thêm. Giờ có một số giáo viên cho ôn tập ở lớp dạy thêm, nên nếu không cho đi học thêm thì làm khổ con mình”.

'Phải đi học thêm vì chương trình quá nặng!' - Ảnh 2.

Học sinh vừa tan học chính khóa, được cha mẹ chở tới lớp học thêm lúc 17 giờ chiều qua, 23.11 trong con hẻm đường Trần Đình Xu, Q.1, TP.HCM

Phụ huynh Mr Zero kể: “Con tôi học tiểu học ở Q.7. Muốn cho con không học thêm cũng không được, ngoại trừ gia đình nào khó khăn thì đành chịu. Lý do là từ đầu năm học giáo viên đã “dằn mặt” phụ huynh rồi: nào là con anh chị học yếu… Lớp dạy thêm đối diện trường học luôn”.

Một phụ huynh ngao ngán: “Nhà nhà học thêm, người người học thêm. Cách đây nửa thế kỷ, học đủ dạy đủ, nội dung thi trong chương trình dạy, không gây áp lực, kết quả vẫn đào tạo ra những con người đầy tiềm năng, trí tuệ. Sao bây giờ việc dạy và học như trở thành một “kiếp nạn” thế”. Người này cũng bày tỏ ngành giáo dục cần hành động với mục tiêu duy nhất là “vì lợi ích trăm năm trồng người”, không phải vì thành tích hão huyền, không phải vì sớm vươn tầm châu Á vì cây măng có thành tre cũng phải trải qua một quy trình sinh trưởng phát triển không thể thay đổi.

Chương trình nặng, cha mẹ không thể dạy con học

Bạn đọc Tran Thi Lien nói về lý do của việc học thêm, dạy thêm tràn lan hiện nay: “Sách giáo khoa thay đổi, giáo trình nâng cấp nên phụ huynh đa số không biết dạy con. Một phần là có một số giáo viên cố tình chèn ép để học sinh đi học thêm. Nên việc học thêm là chuyện thường ngày ở huyện rồi”.

Phân tích về lý do gốc rễ vì sao học thêm trở thành câu chuyện muôn thuở của biết bao gia đình có con trong độ tuổi đến trường, một phụ huynh tên Thảo gửi ý kiến về Báo Thanh Niên: “Chương trình học phổ thông quá nặng, tưởng cải cách ra sao ai dè còn nặng hơn, thời gian còn nhiều hơn, chương trình nhiều hơn. Quá vô lý kêu gọi giảm tải có giảm đâu, còn tăng thêm nói sao không học thêm. Thi cử ngặt nghèo, thi lớp 10 căng thẳng… nên nếu dẹp được hết thi cử thì không còn học thêm. Cấm học thêm, dạy thêm ở tiểu học là hợp lý, còn THCS và THPT do các em phải thi cử nhiều nên tự do học thêm”.

'Phải đi học thêm vì chương trình quá nặng!' - Ảnh 3.

Học sinh ra về từ một trung tâm học thêm chiều 23.11 ở TP.HCM

Còn độc giả Lam Nguyen cho rằng lý do học sinh, phụ huynh phải vất vả vì chuyện học thêm đó là do chương trình trong sách giáo khoa quá nặng, mang tính hàn lâm học thuật, không phù hợp với mức độ hấp thụ kiến thức của học sinh và cũng không có tính thực tiễn. 

Bạn đọc có tên SG chỉ ra một nguyên nhân dẫn tới tình trạng dạy thêm, học thêm bùng nổ hiện nay là lương giáo viên thấp. Khi lương thấp, giáo viên dạy đúng quy định, nhưng nếu chỉ dạy đúng quy định thì học sinh không thể nào vượt qua các kỳ thi khốc liệt được nên đành phải đi học thêm. “Phải tăng lương như trường tư thì ít ra mới hạn chế học thêm. Còn bất cứ thay đổi chính sách gì, hay chương trình gì mà lương thấp thì giáo viên sẽ không nhiệt tình làm đâu. Bảo mọi người bán công sức, tuổi thanh xuân lấy vài ba triệu một tháng thì không ai làm cả…”, bạn đọc này chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn quá tải

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận hơn 760.000 người bệnh đến khám và cấp cứu. Tình trạng quá tải diễn ra tại một số khoa do đặc thù bệnh viện đa khoa tuyến cuối. Ngày 7-8, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Đoàn công tác Bộ Y tế vừa có buổi làm việc, kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện. TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó...

Hết cảnh chen chân chờ khám ở Bệnh viện Bạch Mai

Chiều khám, tối vềCó mặt tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh...

Xây dựng 2 trạm kiểm tra phương tiện tự động đầu tiên qua Bình Định

Ngày 30/7, Ban Quản lý bảo trì đường bộ (thuộc Sở GTVT tỉnh Bình...

Đào tạo thêm nguồn nhân lực đăng kiểm để giảm tình trạng quá tải

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, công tác...

Dự kiến tháng 6/2025 khởi công cao tốc TP.HCM

Chiều 18/7, tại Hội nghị sơ kết công tác báo chí 6 tháng đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyện xúc động về thủ khoa kép ôm di ảnh của cha trong ngày tốt nghiệp

Trần Vũ Bảo là thủ khoa kép ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Văn Lang. Vừa qua, Bảo gây xúc động cho nhiều người khi mang theo di ảnh của cha trong ngày tốt nghiệp. Những ngày cha con nhường nhau một hộp cơm Hơn 1 tháng trước, Bảo đưa cha vào bệnh viện cấp cứu khi ông lên cơn đau dữ dội. Trong khoảnh khắc đó, Bảo đã có linh tính chẳng lành và chuẩn bị tinh thần...

Thăm khu lăng mộ có kiến trúc nên thơ, đẹp nhất các lăng vua triều Nguyễn

Lăng vua Tự Đức (Khiêm lăng) là công trình có lối kiến trúc, sắp đặt độc đáo và đẹp nhất triều Nguyễn. Hiện nay, di tích này đang trong quá trình tu bổ, phục hồi, nhưng mỗi ngày vẫn hút hàng trăm du khách đến tham quan. Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, đơn vị đang trong quá trình thực hiện dự án tu bổ và phục hồi một số các công trình trong lăng vua Tự Đức. Một số...

Bộ sưu tập Bánh Trung thu 2024 Khách sạn LOTTE Sài Gòn: Lý Ngư Hóa Long

Bộ sưu tập Bánh Trung Thu cao cấp được thiết kế với hai lựa chọn:Hộp Deluxe (màu trắng):...

Nửa bàn chân định mệnh khiến Trung Quốc bị Mỹ soán ngôi ở Olympic

Cuộc chạy đua huy chương giữa Mỹ và Trung Quốc tại Olympic Paris được đánh giá là hấp dẫn và kịch tính bậc nhất trong lịch sử thế vận hội. Nhìn lại kỳ Olympic chưa từng có trong lịch sử: Ấn tượng nhiều, lùm xùm cũng không ít Ngoại trừ Olympic Bắc Kinh năm 2008 khi sắm vai chủ nhà, đoàn thể thao Trung Quốc luôn về sau Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử thế vận hội. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh huy chương giữa Mỹ và...

Đêm nay người Việt đừng bỏ lỡ mưa sao băng đẹp nhất năm đạt cực đại

Mưa sao băng Perseids sẽ đạt cực đại, đổ 'cơn mưa ánh sáng' tuyệt đẹp trên bầu trời tối nay và rạng sáng mai (12 - 13.8). Người yêu thiên văn Việt nhắc nhau đừng bỏ lỡ cơ hội này! Làm sao ngắm? Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), Perseids là một trong những trận mưa sao băng đẹp và lớn nhất, có thể tạo ra tới 60 sao băng mỗi giờ vào cực đại. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, được...

Bài đọc nhiều

Đề xuất bằng hoặc cao hơn ngành đặc thù

Bảng lương mới giảng viên từ ngày 1/7/2024: Thu nhập chưa cao đang gây khó khăn trong việc tuyển dụng giảng viên.PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, giảng viên đại học là ngành nghề đặc thù, điều kiện, tiêu...

Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên năm học 2024-2025

Sau đây là nội dung hướng dẫn về thời gian nghỉ phép năm của giáo viên năm học 2024-2025.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp triển khai học bạ số ở tất cả các trường phổ thông

Ngày 12/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, triển khai học bạ số cấp phổ thông. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao triển khai thí điểm học bạ...

Khi được thông báo trúng tuyển đại học, thí sinh phải làm gì để tránh bị trượt?

TPO - Tất cả thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo. Từ 17h ngày 17/8, các cơ sở đào tạo nhập mức điểm trúng tuyển, kết quả xét tuyển lên hệ thống và chuẩn bị công bố kết quả trúng tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non đợt 1, năm 2024. Bộ GD&ĐT lưu ý, các cơ...

Công bố lịch tựu trường năm học mới: TP.HCM, Khánh Hòa sớm nhất

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kế hoạch năm học 2024-2025, đến nay ngoài TP.HCM, một số tỉnh thành tiếp tục ban hành kế hoạch năm học, thời gian tựu trường như Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đồng Tháp.Hải Phòng: Tựu trường từ 29-8Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 của...

Triển khai học bạ số tại tất cả các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Học bạ số ở cấp tiểu học được triển khai thí điểm từ tháng 4.2024. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với...

Mới nhất

Thăm khu lăng mộ có kiến trúc nên thơ, đẹp nhất các lăng vua triều Nguyễn

Lăng vua Tự Đức (Khiêm lăng) là công trình có lối kiến trúc, sắp đặt độc đáo và đẹp nhất triều Nguyễn. Hiện nay, di tích này đang trong quá trình tu bổ, phục hồi, nhưng mỗi ngày vẫn hút hàng trăm du khách đến tham quan. Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, đơn vị...

Cơ hội để khẳng định sản phẩm đặc trưng địa phương

Quảng Bình: Huy động hàng trăm người dập đám cháy rừng lớn Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc, thu hút đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp Theo Sở Công Thương Quảng Bình, để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp...

Hà Nội sắp triển khai học bạ số ở tất cả các trường phổ thông

Ngày 12/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, triển khai học bạ số cấp phổ thông. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, với...

Khi được thông báo trúng tuyển đại học, thí sinh phải làm gì để tránh bị trượt?

TPO - Tất cả thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo. Từ 17h ngày 17/8, các cơ sở đào tạo nhập mức điểm trúng tuyển, kết quả xét tuyển lên hệ thống và chuẩn bị công bố kết quả trúng...

‘Tri thức dân gian Phở Nam Định’ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nam Định là quê hương của nghề phở, món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được thực khách trong và ngoài nước yêu thích.

Mới nhất