Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGiáo viên thời số hóa...

Giáo viên thời số hóa…



Xã hội phát triển, vai trò, vị trí của giáo viên sẽ thay đổi theo xu thế. Điều cốt lõi là họ phải luôn biết tự thay đổi chính mình – thay đổi để hoàn thiện, để phù hợp và thích ứng với thời đại.

Giáo viên thời số hóa
Thời đại số đòi hỏi giáo viên phải cập nhật kiến thức không ngừng. (Ảnh: Phạm Thị Thanh Thủy)

Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Thế giới biến đổi từng giây, lượng tri thức nhân loại bùng nổ, mô hình bậc thầy uyên bác biết 10 dạy 1 không còn phù hợp. Thay vào đó, nhà giáo phải nắm kiến thức cơ bản, giỏi phương pháp để định hướng, dẫn dắt học trò tự tìm kiếm và phát triển tri thức, tự trang bị và tích lũy kiến thức không giới hạn. Trách nhiệm giải trình, tương tác đa chiều với học trò, phụ huynh và xã hội cũng đặt ra cho nhà giáo những kỹ năng về phương diện ứng xử văn hóa và xã hội cao hơn, phức tạp hơn. Trong đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, việc tự đổi mới của nhà giáo có ý nghĩa quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục

Có thể nói, giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ cuộc CMCN 4.0, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội… Vì vậy, giáo dục trong thời đại số hóa cũng cần “chuyển mình” và tạo ra sự đổi mới. Giáo viên phải giúp học sinh, sinh viên cơ hội phát triển năng lực theo hướng tự do.

Muốn vậy, cần xác định lại mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Khác với các lớp học truyền thống, giáo viên thực hiện vai trò truyền đạt kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, hiện nay trình tự này đã được thay đổi. Học sinh có thể tìm kiếm kiến thức thông qua Internet. Trên lớp sẽ là những giờ thuyết trình, tranh luận và giải quyết các vấn đề được đặt ra, vai trò của giáo viên là dẫn dắt.

Nghĩa là, thời số hóa, vai trò của giáo viên đã thay đổi từ người dạy sang người thiết kế các chương trình học phù hợp và tạo ra môi trường học tập sôi động, chất lượng. Nhà giáo phải có đầu óc mở, giúp học sinh điều chỉnh nguồn thông tin và kiến thức mới. Nói cách khác, học sinh trong thế giới số có đầy đủ năng lực, phương tiện để tiếp nhận thông tin, có thể tự học, tự nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Người thầy giỏi phải là người chịu thay đổi và làm mới mình trong từng tiết dạy ở trên lớp.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với rất nhiều cái mới, nhiều yêu cầu phải thay đổi so với trước đây. Vì thế, người thầy nếu không chịu thay đổi, không làm mới mình sẽ tụt hậu. Nói cách khác, xã hội phát triển, vai trò, vị trí của người thầy sẽ thay đổi theo xu thế. Điều cốt lõi là họ phải luôn biết tự thay đổi chính mình – thay đổi để hoàn thiện, để phù hợp và thích ứng với thời đại.

Giáo viên thời số hóa
Giáo viên thời số hóa phải tự thay đổi chính mình. (Ảnh: Kim Ngân)

Giáo dục trong thời đại 4.0 tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh, sinh viên làm việc trong môi trường đào tạo có chiều sâu. Giáo sư Tony Wagner (Đại học Harvard) từng nói: “Thế giới ngày nay không quan tâm kiến thức của sinh viên là gì, mà quan trọng là sinh viên làm được gì với kiến thức đó”. Vì thế, vai trò của giáo viên thời 4.0 không đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học trò trang bị các kỹ năng để hội nhập toàn cầu. Người học cần có năng lực học tập suốt đời, không ngừng cập nhật kiến thức và tri thức mới để theo kịp sự đòi hỏi công việc vốn liên tục thay đổi.

Ngày nay, với nền giáo dục hiện đại, người học buộc phải tăng tính chủ động, khả năng tự định hướng kiến thức mà mình cần và xây dựng lộ trình học tập riêng. Nhờ Internet, các lớp học có thể diễn ra ở bất cứ đâu, thời điểm nào. Các trường học trực tuyến phát triển, người học trở thành những học viên 4.0.

Thời đại số đòi hỏi người thầy ngoài kinh nghiệm thì cần phải có nhiều phương pháp, cách thức tiếp cận kiến thức phù hợp, có chọn lọc. Đặc biệt, họ phải giỏi công nghệ, thường xuyên tiếp cận với cái mới nhằm giúp cho bài giảng của mình trở nên phong phú hơn, tạo hứng thú cho học trò.

Nếu như trước đây, Internet chưa phát triển, kiến thức sách vở và kiến thức của người thầy được xem là chuẩn mực trong dạy học, lúc đó người thầy là trung tâm của các hoạt động giáo dục trên lớp. Tuy nhiên, giáo dục hiện nay đã có nhiều thay đổi khi lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy phẩm chất của người học thì người thầy đã chuyển vai sang người dẫn dắt, định hướng cho học trò của mình.

Trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2023-2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã viết: “Đảng, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục, rèn luyện các em là nhiệm vụ chung của nhà trường – gia đình và xã hội. Một quốc gia muốn phát triển phải có nền giáo dục chất lượng cao và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển bền vững. Tôi mong các cô giáo, thầy giáo hãy luôn giữ vững niềm đam mê, tâm huyết với nghề, bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người cao quý”.

Tại Lễ tuyên dương các nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng xác định, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định mọi thành công của giáo dục và đào tạo. Vì thế, lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo cả về lượng và về chất. Đổi mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhà giáo. Sự đổi mới của các thầy cô đạt được đến đâu, sự đổi mới của ngành giáo dục cũng sẽ đạt được đến đó.

Cũng phải nói thêm rằng, sự kỳ vọng của toàn xã hội đã vô tình tạo nên những thách thức cho chính những người thầy. Giáo dục là một trong những nền tảng quan trọng nhất để định hình và phát triển một quốc gia, dân tộc. Chính bởi vị thế và vai trò đặc biệt ấy, giáo dục luôn đứng trước những kỳ vọng của toàn xã hội. Trong xã hội số hóa, giáo dục phải đối mặt với thách thức không nhỏ về đổi mới phương pháp dạy và học. Do đó, giáo viên cũng phải thay đổi để thích ứng với tốc độ hiện đại hóa. Nếu nhà giáo không chịu làm mới mình sẽ khó theo kịp sự phát triển của xã hội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 (năm 2022), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng, trung tâm đối với sự phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong mọi thời đại. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách. Phát triển giáo dục được xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

“Hàng năm, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 20% ngân sách quốc gia. Việt Nam rất quan tâm đến việc đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục; hiện nay Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của Việt Nam có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao thông qua kết quả đánh giá học sinh quốc tế như PISA, PASEC và SEA-PLM”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền tuyển và sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Một trong những điểm mới đáng chú ý được Bộ GD-ĐT đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo là việc giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng và sử dụng giáo viên. Bộ GD-ĐT đang xây dựng và xin ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11 tới đây, dự thảo Luật Nhà giáo được trình Quốc hội cho ý kiến lần...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không

Lớn lên trên mảnh đất Pác Nặm (Bắc Kạn), cô Long Thị Duyên phần nào thấu hiểu những khó khăn người đồng bào nơi đây đã và đang trải qua. Cuộc sống vùng cao thiếu thốn nên các bậc làm cha, làm mẹ dành nhiều thời gian trên nương rẫy hơn việc chăm sóc con cái, "đám trẻ cứ thế lớn lên như cây cỏ". Tuổi thơ của cô cũng không ngoại lệ, bố mẹ đi làm xa, phải...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Kiểm soát bếp ăn tập thể trường học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong đó, có 15 cơ sở đạt, xét nghiệm nhanh đạt 190/190 mẫu. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong...

Cùng chuyên mục

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. Những người tham gia chương trình yoga trực tuyến...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân

Không phiếu thu, chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản cá nhân khi khám sức khỏe để đi nước ngoài đang là thực trạng diễn ra tại một số bệnh viện ở Hà Nội. "Chúng tôi đã nhắc nhở toàn bộ nhân viên khoa...

Vì sao cân nặng thay đổi trong ngày?

Theo bài viết trên website Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sự thay đổi cân nặng trong một ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, cách cân. Sự cân bằng giữa năng lượng nạp vào (ăn, uống) và năng lượng tiêu hao (đốt cháy lượng calo đó) là lý do khiến cân nặng của bạn tăng giảm, thay đổi ngay trong một ngày. Nếu bạn nạp vào nhiều...

Mới nhất

TP.HCM bắt đầu phê duyệt 8 dự án cho vay hỗ trợ từ 50-100% lãi suất

Hiện đã có 8 dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục được phê duyệt cho vay hỗ trợ 50-100% lãi suất từ nguồn ngân sách TP.HCM. ...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân...

Mới nhất