Trang chủNewsThế giớiWashington có đang mất dần lợi thế?

Washington có đang mất dần lợi thế?



Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?
Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự. (Nguồn: Asia Times)

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11 (giờ Việt Nam) bên lề Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 vừa qua tại San Francisco, bang California (Mỹ), hai nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có việc đồng ý nối lại liên lạc quân sự, hợp tác chống ma túy (đặc biệt là fentanyl) và thảo luận về rủi ro và biện pháp quản lý tính an toàn của trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: “Chúng ta sẽ tập hợp các chuyên gia để thảo luận về các vấn đề rủi ro và an toàn liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Khi tôi làm việc với các nhà lãnh đạo trên thế giới, họ đều đề cập tác động của trí tuệ nhân tạo. Đây là những bước đi cụ thể đúng hướng để xác định những gì là cần thiết, mức độ nguy hiểm và khả năng có thể chấp nhận được hay không”.

Chính quyền Tổng thống Biden mới đây đã công bố Sắc lệnh hành pháp đầu tiên về trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy mạnh mẽ các tiêu chuẩn toàn cầu về sử dụng AI trong lĩnh vực quân sự. Trung Quốc cũng cho thấy những dấu hiệu sẵn sàng thảo luận, đặc biệt là việc cấm sử dụng AI trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C2) kho vũ khí hạt nhân.

Mặc dù Tổng thống Biden và thông báo của Nhà Trắng không nêu rõ mối liên hệ giữa AI và vũ khí hạt nhân, nhưng theo nhận định của các chuyên gia trước khi cuộc gặp diễn ra, đây là một chủ đề thảo luận quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bonnie Glaser, phụ trách chương trình Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall của Đức nhận định: “Trung Quốc quan tâm đến việc tham gia thảo luận nhằm thiết lập các quy tắc và chuẩn mực cho AI và chúng ta nên hoan nghênh điều đó”.

Vấn đề không của riêng Mỹ và Trung Quốc

Sau khi tờ SCMP dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, “Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng cam kết cấm sử dụng AI trong các hệ thống vũ khí tự động, bao gồm cả việc sử dụng để điều khiển các máy bay không người lái (UAV) và kiểm soát, triển khai các đầu đạn hạt nhân”, dư luận đã thắp lên hy vọng về một tuyên bố chung giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc hay Mỹ sẽ chấp nhận hạn chế mang tính ràng buộc đối với quyền tự do hành động của họ trong lĩnh vực AI.

Đây không chỉ là vấn đề của riêng Mỹ và Trung Quốc. Kể từ tháng 2/2023, sau khi Mỹ đưa ra “Tuyên bố chính sách về sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm cho quân đội”, nước này đã và đang vận động nhằm hướng tới xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về việc phát triển và sử dụng AI quân sự, áp dụng cho không chỉ đối với các vũ khí tự động như UAV mà còn cả các ứng dụng sử dụng thuật toán để phân tích tình báo hay các phần mềm hậu cần.

Mục đích của Mỹ là nhằm đối phó với việc nhiều nhà hoạt động vì hòa bình và các quốc gia không liên kết đang kêu gọi một lệnh cấm mang tính ràng buộc đối với các “robot sát thủ”, qua đó tạo cơ hội cho Mỹ và các đồng minh thực hiện việc sử dụng “có trách nhiệm” AI, một công nghệ đang phát triển nhanh chóng và có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Cũng trong tháng 2/2023, Lầu Năm Góc đã tiến hành cải tổ sâu rộng chính sách của mình về AI quân sự và các hệ thống tự hành. Sau đó, Đại sứ Bonnie Denise Jenkins, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, đã công bố “Tuyên bố chính trị về việc sử dụng có trách nhiệm trí tuệ nhân tạo và quyền tự chủ trong quân sự” tại Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực quân sự (REAIM) tại The Hauge vào tháng 2/2023.

Mục đích của Tuyên bố này là đưa ra cách tiếp cận của Mỹ để được quốc tế đồng thuận áp dụng, theo đó quân đội có thể kết hợp AI và quyền tự chủ một cách có trách nhiệm vào các hoạt động quân sự.

Kể từ thời điểm đó, đã có nhiều quốc gia khác lên tiếng ủng hộ Mỹ, trong đó có cả các đồng minh quan trọng như Australia, Anh, Pháp, Đức và Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác như Hungary, Libya và Thổ Nhĩ Kỳ. Tới ngày 14/11, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Mỹ và 45 quốc gia khác đã ra tuyên bố chung, nêu bật việc sử dụng AI một cách “có trách nhiệm” trong lĩnh vực quân sự.

Một số ý kiến trái chiều đã xuất hiện sau cuộc gặp của hai vị lãnh đạo, trong đó có nhận định về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quân sự. Trong khi một số người cho rằng đây là việc cần thiết thì những ý kiến khác nhận định Washington đang từ bỏ lợi thế của mình. Christopher Alexander, Giám đốc phân tích tại Nhóm Phát triển Tiên phong đã đặt nghi vấn về nhu cầu cần tiến hành thỏa thuận này, đồng thời chỉ ra rằng Mỹ sẽ từ bỏ lợi thế chiến lược mà hiện nay nước này đang nắm giữ.

“Đây là một quyết định tồi tệ. Trung Quốc đi sau Mỹ về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Vì thế, việc tiến hành thỏa thuận trên đồng nghĩa với việc chính quyền Tổng thống Biden từ bỏ lợi thế chiến lược của mình”, ông Alexander nói.

Nhà bình luận Samuel Mangold-Lenett cũng hoài nghi liệu Trung Quốc có tôn trọng một thỏa thuận như vậy hay không, đồng thời chỉ ra việc thiếu tuân thủ của nước này trong Thỏa thuận Khí hậu Paris. Trong khi đó, Phil Siegel, người sáng lập Trung tâm CAPTRS nhận định rằng một thỏa thuận như vậy là cần thiết mặc dù ông nhận định các nước lớn như Nga cũng nên nằm trong thỏa thuận này.

Bắc Kinh muốn gì?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận cách tiếp cận của Mỹ. Chuyên gia Tong Zhao cho biết: “Chiến lược ngoại giao của nước này vẫn tập trung vào việc cạnh tranh và làm đối trọng với những nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập các tiêu chuẩn quản trị AI trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự”.

Ngoài ra, cũng theo chuyên gia này, trong việc quản lý các công nghệ quân sự mới, Trung Quốc thường xuyên phản đối việc tán thành các hoạt động “có trách nhiệm”, cho rằng đây là một “khái niệm mang tính chính trị, thiếu rõ ràng, khách quan”.

Nhà nghiên cứu Catherine Connolly tại Stop Killer Robots, một tổ chức quốc tế tập hợp các tổ chức phi chính phủ tìm cách ngăn cấm các vũ khí sát thương tự động , cho biết: “Hiển nhiên chúng tôi mong muốn Mỹ hướng tới sự hỗ trợ rõ ràng và mạnh mẽ cho việc thiết lập các công cụ pháp lý nhằm hạn chế các hệ thống vũ khí tự động. Chúng tôi nghĩ rằng các định hướng và tuyên bố chính trị là chưa đủ và phần lớn các quốc gia cũng vậy”.

Thời gian gần đây, nhóm chuyên gia hàng đầu của các chính phủ (GGE) về vũ khí tự động hoá đã nhiều lần tổ chức các phiên thảo luận tại Geneva về các vấn đề liên quan nhằm đề xuất xây dựng và áp dụng một bộ luật về loại vũ khí này như đã từng áp dụng đối với vũ khí hóa học trước đây. Tuy nhiên, cho đến nay các nỗ lực này đều bất thành do không đạt được sự đồng thuận giữa các nước.

Vì vậy, phong trào chống vũ khí AI đã đề xuất một dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York. Thay vì kêu gọi một lệnh cấm ngay lập tức – điều chắc chắn sẽ thất bại, nghị quyết do Áo đề xuất, chỉ “yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc tìm hiểu quan điểm của các quốc gia thành viên”.

Kết quả là ngày 1/11/2023, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết L.56, nghị quyết đầu tiên về vũ khí tự động, trong đó nhấn mạnh “nhu cầu cấp thiết của cộng đồng quốc tế phải giải quyết những thách thức và mối lo ngại do hệ thống vũ khí tự động đặt ra”. Cả giới doanh nghiệp, giới nghiên cứu học thuật và các tổ chức phi chính phủ gửi báo cáo và chính thức đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.

Nghị quyết L.56 được thông qua với 164 phiếu ủng hộ, 5 phiếu chống và 8 phiếu trắng. Trong đó, Trung Quốc là nước bỏ phiếu trắng.

Nhà nghiên cứu Catherine Connolly cho rằng việc Mỹ và phần lớn các nước đã bỏ phiếu ủng hộ là một tín hiệu tích cực, nhưng đáng tiếc là Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng.

Tuy nhiên, đối với Nghị quyết lần này, có một số nội dung Trung Quốc không đồng ý về đặc điểm và định nghĩa. Trên thực tế, Bắc Kinh có xu hướng sử dụng một định nghĩa hẹp duy nhất về “vũ khí tự động”, một định nghĩa chỉ tính tới các hệ thống mà một khi được sử dụng thì “không có sự giám sát của con người và không thể dừng lại”. Điều này khiến Trung Quốc tuyên bố ủng hộ lệnh cấm, trong khi thực tế nó loại trừ phần lớn các hệ thống tự hành đang được quân đội nhiều nước đang tìm cách nghiên cứu, chế tạo.

Học giả James Lewis cho rằng, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc không mang tính ràng buộc, nhưng nếu Mỹ có thể lôi kéo những nước khác như Anh, Pháp và có thể cả EU vào một nỗ lực toàn diện thì có thể sẽ có tiến bộ trong việc thiết lập các quy tắc trong lĩnh vực này.

Cho đến nay, cuộc thảo luận quốc tế về một “tuyên bố chính trị” không mang tính ràng buộc đã thực sự khiến Washington phải hạ thấp tham vọng khi loại bỏ một đoạn liên quan đến việc trao cho AI khả năng kiểm soát vũ khí hạt nhân.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, “cơn ác mộng” thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?

Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nín thở” chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc

Vị Tổng thống mới đắc cử từ đảng Cộng hòa hứa hẹn với người ủng hộ về một "nước Mỹ hoàng kim", đồng thời cam kết thay đổi các chính sách mà Washington đã áp dụng kể từ năm 1945...

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Tân Hoa xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định Bắc Kinh và Washington sẽ "được hưởng lợi từ hợp tác và sẽ chịu tổn hại nếu đối đầu".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Mới nhất