Trang chủNewsThế giớiThượng đỉnh Joe Biden - Tập Cận Bình: Tìm lại điểm cân...

Thượng đỉnh Joe Biden – Tập Cận Bình: Tìm lại điểm cân bằng


Thượng đỉnh Joe Biden - Tập Cận Bình: Tìm lại điểm cân bằng - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California ngày 15/11 (Ảnh: Reuters).

Việc hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung gặp mặt bên lề hội nghị APEC đã phần nào đưa quan hệ song phương trở lại trạng thái thăng bằng, song mối quan hệ này còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở California vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã một lần nữa khẳng định quan hệ Mỹ – Trung là “mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới”. Đây là điều ít ai có thể phủ nhận.

Gần như trong mọi vấn đề lớn nhỏ ở quy mô khu vực và toàn cầu, sự đồng lòng nhất trí giữa Mỹ và Trung Quốc luôn là động lực lớn thúc đẩy các nước vừa và nhỏ hợp tác thực chất. Ngược lại, cạnh tranh gay gắt và kéo dài giữa hai siêu cường tạo ra môi trường chiến lược đầy bất định, đồng thời gia tăng đáng kể nguy cơ xung đột xảy ra.

Vì vậy, việc các nhà lãnh đạo của hai siêu cường nối lại kênh đối thoại là một điểm sáng rõ rệt trong bức tranh chính trị phức tạp hiện nay.

“Giải mã” thời điểm thượng đỉnh Tập Cận Bình – Joe Biden

Trước khi cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra, nhiều ý kiến cho rằng có thể kỳ vọng vào một số bước cải thiện quan hệ khiêm tốn nhưng thực chất trong các lĩnh vực ít nhạy cảm mà hai bên cùng quan tâm.

Theo các dự báo, trọng tâm chính của cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo vẫn là ngăn chặn quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi, thậm chí rơi vào trạng thái mất kiểm soát có thể dẫn tới leo thang xung đột.

Những lo ngại về kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc dường như đang gặp nhiều thách thức và có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn trước, được cho là sẽ phủ bóng chương trình nghị sự.

Cụ thể hơn, các nhà quan sát nhận định rằng ông Tập sẽ thể hiện một lập trường mềm dẻo, cởi mở hơn về kinh tế – thương mại thông qua kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tăng cường làm ăn và đầu tư vào Trung Quốc, tìm cách nối lại hợp tác kinh tế và kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden xem xét lại các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ và thuế quan từ thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Đối với phía Mỹ, việc nối lại kênh liên lạc giữa quân đội hai nước là một ưu tiên lớn, nhằm quản trị rủi ro, tránh các sự cố ngoài ý muốn có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng quân sự ngoài ý muốn của bất kỳ bên nào.

Ngoài ra, vấn đề Đài Loan cũng được cho là một chủ đề thảo luận quan trọng, bởi hai bên có quan điểm tương đối khác biệt về hòn đảo này và nếu không được quản trị tốt, nó có thể trở thành điểm nóng gần như bất kỳ lúc nào.

Nhìn chung, mục tiêu bao trùm của cả hai bên khi gặp nhau ở cấp cao nhất là thu hẹp khoảng cách trong nhận thức về thực trạng của mối quan hệ cũng như cục diện thế giới và các khu vực trọng yếu, từ đó tìm lại điểm cân bằng cho quan hệ Mỹ – Trung, đảm bảo hai bên cạnh tranh lành mạnh và có trách nhiệm.

Những điều này không bất ngờ đối với giới quan sát. Trên thực tế, lãnh đạo hai nước đều khá cởi mở về những mong muốn của mình và những lợi ích quốc gia chính yếu của cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa thay đổi gì trong những năm vừa qua.

Trên lý thuyết, Chủ tịch Tập và Tổng thống Biden đã có thể gặp nhau sớm hơn để hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ hai nước. Vì vậy, việc lãnh đạo cấp cao Mỹ – Trung gặp nhau tại thời điểm này phản ánh nhiều tính toán phức tạp về cả đối nội lẫn đối ngoại của cả hai.

Thượng đỉnh Joe Biden - Tập Cận Bình: Tìm lại điểm cân bằng - 2

Ông Biden và ông Tập đi dạo trong cuộc gặp ở California (Ảnh: Reuters).

Thứ nhất, nhiều khả năng hai bên gặp nhau ở thời điểm này (chứ không phải sớm hơn) là kết quả của việc cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn đánh giá chính xác mong muốn đối thoại thực chất của bên kia, đồng thời chờ đợi những dấu hiệu nhượng bộ từ phía đối phương, từ đó giành được lợi thế trong đàm phán.

Nói cách khác, lãnh đạo hai bên đã có thể gặp nhau sớm hơn nhưng quyết định chờ đợi để chọn thời điểm có lợi cho mình nhất.           

Sự “kiên nhẫn chiến lược này” có thể được xem như một hình thức đàm phán thầm lặng, trong đó các hành động, chính sách, thậm chí những dấu hiệu thờ ơ sẽ gửi đi thông điệp về lập trường và quyết tâm của mỗi quốc gia.

Do đó, độ trễ của cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo rất có thể là một quyết định có chủ ý của cả hai bên nhằm tối đa hóa sức mặc cả trước khi quá trình đàm phán thực sự diễn ra.

Thứ hai, bối cảnh chính trị trong nước phức tạp đang tạo ra áp lực lớn cho cả hai bên để đưa quan hệ Mỹ – Trung về trạng thái thăng bằng.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ hiểu rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có mức độ lệ thuộc lẫn nhau rất cao và trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, việc khôi phục lại quan hệ thương mại với Mỹ là một trong những ưu tiên hàng đầu để duy trì tăng trưởng cho Trung Quốc.

Cuộc gặp này cũng sẽ củng cố uy tín của ông Tập và khẳng định vai trò của ông trong quá trình ra quyết sách đối ngoại ở một thời điểm khá nhạy cảm của nền chính trị Trung Quốc.

Trong khi đó, từ góc nhìn của ông Biden, việc đưa quan hệ với Trung Quốc về một quỹ đạo ổn định và dễ đoán sẽ cho ông lợi thế trong cuộc bầu cử 2024. Việc đạt được các thỏa thuận thực chất với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề đối nội sẽ nâng cao uy tín của ông Biden trong mắt của cử tri Mỹ nói chung và đảng Dân chủ nói riêng, cho thấy ông là một người có thể “cầm chắc tay lái” ở những giai đoạn khó khăn, nhiều biến động.

Cuối cùng, việc hai bên quyết định gặp nhau nhân dịp hội nghị APEC cũng là một cách để quản trị kỳ vọng và quản trị rủi ro cho cả hai. Điều này vừa giảm bớt sự phức tạp trong khâu chuẩn bị hậu cần, vừa giảm thiểu dư luận tiêu cực trong trường hợp hai bên không tìm được tiếng nói chung và không đạt được các thỏa thuận đáng kể.

Tác động tới cục diện thế giới và khu vực

Thượng đỉnh Joe Biden - Tập Cận Bình: Tìm lại điểm cân bằng - 3

Ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden chủ trì cuộc hội đàm ở California (Ảnh: Reuters).

Cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình không chỉ đơn giản là một hoạt động ngoại giao đơn thuần; đó là một bước quan trọng nhằm ổn định quan hệ Mỹ – Trung.

Theo nghiên cứu của GS. Keren Yarhi-Milo (Đại học Columbia, Mỹ), những cuộc gặp mặt trực tiếp giữa các nguyên thủ có giá trị rất lớn vì chúng cho phép hai bên truyền tải những nội dung và sắc thái thông điệp mà khó tái tạo được thông qua các cấp thấp hơn hoặc các kênh gián tiếp.

Sự tương tác trực tiếp giúp các nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất “đo lường” được phản ứng của nhau, cũng như hiểu rõ hơn về ý định, ưu tiên, cũng như lằn ranh đỏ của nhau.

Đối với ông Biden và ông Tập, cuộc gặp này đặc biệt quan trọng bởi nó tạo ra cơ hội để hai người bạn cũ “ôn lại kỷ niệm xưa”, từ đó củng cố mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo – một yếu tố có thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong các thời điểm khủng hoảng – trong bối cảnh mọi sự hiểu lầm hoặc suy diễn theo hướng tiêu cực có thể để lại hậu quả khôn lường.  

Về kết quả cụ thể, hai bên đã đồng ý khôi phục lại kênh liên lạc giữa hai quân đội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chống biến đổi khí hậu, cũng như tiếp tục thảo luận thêm về vấn đề kiểm soát trí tuệ nhân tạo.

Những kết quả đạt được cho thấy lãnh đạo cả hai nước có lợi ích trong việc giảm căng thẳng và chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu.

Bên cạnh đó, tại buổi tiệc chiêu đãi với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, ông Tập Cận Bình cũng tái khẳng định “Trung Quốc dù phát triển tới đâu cũng sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền hay áp đặt ý chí của mình lên nước khác. Trung Quốc không tìm kiếm “sân sau” và sẽ không tiến hành chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng nhằm vào bất kỳ ai”.

Về phía Mỹ, ông Biden khẳng định Mỹ tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc” và không mong muốn xung đột với Trung Quốc. Các cam kết này góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy ổn định chiến lược ở cả cấp độ toàn cầu lẫn khu vực bởi nó gửi tín hiệu khá rõ rằng, Trung Quốc không tìm cách “soán ngôi” siêu cường số một của Mỹ và cũng không ưu tiên việc cạnh tranh với Mỹ bằng việc tập trung cho phát triển nội lực của mình.

Ngược lại, Mỹ sẽ tiếp tục cạnh tranh nhưng trong giới hạn cho phép và vẫn xem Trung Quốc như một đối tác tiềm năng trong nhiều vấn đề. Điều này sẽ ít nhiều giảm bớt sự nghi kỵ ở cả Bắc Kinh và Washington về ý đồ của cả hai bên, thậm chí có thể dẫn tới một số điều chỉnh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả việc giảm áp lực chọn bên lên các nước vừa và nhỏ trong khu vực.

Việc quan hệ Mỹ – Trung hạ nhiệt sẽ khó tác động được đến diễn biến trên chiến trường Ukraine, song có thể có những tác động tích cực nhất định tới xung đột ở Dải Gaza.

Trung Quốc ngày càng trở thành một nhân tố có ảnh hưởng ở Trung Đông, đồng thời có quan hệ tương đối hữu hảo với Iran, do đó có thể góp phần hạn chế khả năng xung đột hiện nay lan rộng thành một cuộc chiến quy mô khu vực, đồng thời thúc đẩy đối thoại và một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.

Nhìn chung, những điểm đồng thuận mà hai bên đạt được qua cuộc gặp thượng đỉnh Joe Biden – Tập Cận Bình là dấu hiệu tích cực, cho thấy hai siêu cường có thể tạm “gác tranh chấp” để cùng nhau ứng phó với những vấn đề thuộc mối quan tâm của cả hai.

Quỹ đạo quan hệ Mỹ – Trung hậu APEC 2023

Để quan hệ Mỹ – Trung tận dụng được duy trì được đà hợp tác hiện nay và tiếp tục phát triển bền vững theo hướng đôi bên cùng có lợi, sẽ cần có nhiều yếu tố phụ trợ trong thời gian tới. Một trong những yếu tố chủ chốt sẽ là quyết tâm “giảm bớt rủi ro” (de-risk) của Mỹ và các đồng minh.

Nếu các nước này quyết tâm rời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc để giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong một cuộc thương chiến trong tương lai thì quan hệ Mỹ – Trung sẽ có thể xấu đi nhanh chóng. Tuy nhiên điều này không nhất thiết phải xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khó khăn và cả hai bên đều có nhu cầu hợp tác.

Yếu tố thứ hai là những diễn biến kinh tế, địa chính trị ở châu Á nói chung và ở Trung Quốc nói riêng. Điều quan trọng nhất ở đây là việc có sự kiện bất ngờ nào xảy ra ở khu vực này trong thời gian tới hay không.

Để quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục phát triển theo một quỹ đạo tích cực cần tránh được những sự cố “thiên nga đen”, khó đoán trước nhưng lại có tác động hết sức sâu rộng. Ở thời điểm này, có lẽ ẩn số lớn nhất vẫn là “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc.

Một Trung Quốc tăng trưởng tốt sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bình ổn quan hệ Mỹ – Trung nói riêng và cục diện khu vực châu Á nói chung.

Cuối cùng là kết quả của bầu cử Mỹ năm 2024. Việc ông Biden tái đắc cử nhiều khả năng sẽ đồng nghĩa với sự kế tục trong chính sách, củng cố quỹ đạo quan hệ hiện nay.

Ngược lại, một sự thay đổi trong chính quyền, đặc biệt nếu ông Donald Trump thắng cử, nhiều khả năng sẽ đảo ngược mọi tiến bộ hợp tác và gây leo thang căng thẳng. Kết quả của cuộc bầu cử không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Mỹ – Trung mà còn ảnh hưởng đến các chính sách khác của Mỹ, như thương mại, quốc phòng và các liên minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, làm thay đổi đáng kể cấu trúc đang định hình ở khu vực này.

Ngô Di Lân là Tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế (Đại học Brandeis, Mỹ). Các mối quan tâm nghiên cứu chính bao gồm: an ninh quốc tế, xung đột vũ trang, tác động của AI đối với quan hệ quốc tế và các ứng dụng của AI trong hoạch định chiến lược & chính sách an ninh quốc gia.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Bắc Giang phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực thu hút đầu tư

Vị trí địa lý thuận lợi; kinh tế tăng trưởng cao, ổn định; các chính sách thông thoáng, môi trường đầu tư luôn được đánh giá cao là những lý do khiến tỉnh Bắc Giang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

APEC: 35 năm gắn kết hai bờ Thái Bình Dương

Kể từ khi thành lập năm 1989, đến nay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với 21 nền kinh tế thành viên đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu...

Xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Chile, Peru và hợp tác APEC

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile, thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 tại thủ đô...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia đình Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái Cece Trương hát về chủ đề “Mẹ”

(Dân trí) - Ca sĩ Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái Cece Trương sẽ cùng tham gia chương trình "Quê hương biển gọi" số 6 với chủ đề "Mẹ". Quê hương biển gọi là dự án nghệ thuật có sự tham gia của các nghệ sĩ, hoa hậu, người mẫu... sinh ra, lớn lên hoặc từng học tập và công tác tại Khánh Hòa, yêu mến Khánh Hòa. Chương trình nhằm chung tay xây dựng nguồn ngân sách hỗ...

Hãng điện thoại Trung Quốc ra mắt S25 và S25 Ultra trước cả Samsung

(Dân trí) - Itel, hãng điện thoại có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, vừa cho ra mắt bộ đôi smartphone S25 và S25 Ultra, có thiết kế giống những hình ảnh bị rò rỉ về Galaxy S25 Ultra của Samsung. Trong khi Samsung dự kiến sẽ ra mắt dòng smartphone Galaxy S25 vào đầu năm sau, những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này đã bị rò rỉ trên mạng. Có thể dựa vào...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

(Dân trí) - Theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách là tín hiệu rất đáng mừng vì người Việt đặc biệt quan tâm tới lịch sử. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách...

Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 đã yêu cầu Israel tránh tiến hành các cuộc không kích, như một phần của cuộc chiến chống lại Hezbollah tại Li Băng, gần một trong những căn cứ của Moscow tại Syria. "Israel thực sự đã tiến hành một cuộc không kích ngay tại vùng lân cận Hmeimim", ông Alexander Lavrentiev, đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cận Đông, nói với hãng thông tấn RIA Novosti.Và ông nhấn mạnh...

Nga lên tiếng về việc Mỹ đặt căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 cho rằng, việc Mỹ mở một căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Moscow bằng cách di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của nước này hơn. Mỹ ngày 13/11 chính thức khai trương căn cứ tên lửa mới tại Redzikowo, phía Bắc Ba Lan. Căn cứ này bắt đầu được xây dựng từ những năm 2000, tại thị trấn...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Philippines mua hàng chục tàu tuần tra mới từ Pháp, Nhật Bản

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chuẩn bị trang bị ít nhất 49 tàu tuần tra mới nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải trong bối cảnh nhiều biến động. ...

Mới nhất

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% Theo đánh giá của Sở...

Thuế VAT phân bón: Trăn trở của nông dân miền Tây

Trước đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với mặt hàng phân bón, nông dân trồng lúa, cây ăn trái ở miền Tây mong muốn cơ quan quản lý nhà nước làm sao giảm giá phân bón để giảm chi phí đầu vào. ...

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua...

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã...

Ông Trump sắp quay lại Nhà Trắng gặp ông Biden

Theo Fox News, ông Biden sẽ chào đón ông Trump đến Nhà Trắng và thăm Phòng Bầu dục. Đây là một phần truyền thống của quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình - sự kiện mà ông Trump từ chối tham gia bốn năm trước.Ngoài ra, ông Trump cũng có kế hoạch gặp các thành viên...

Mới nhất

Bitcoin phá mốc 90.000 USD