Trang chủChính trịNgoại giaoTrừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa...

Trừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa trông rộng’; tham vọng của Moscow chẳng hề hấn vì Trung Quốc ra tay?


Mỹ trừng phạt dự án khí đốt lớn của Nga trong khi Trung Quốc có thể vẫn trở thành khách hàng lớn của Moscow, cũng như cung cấp công nghệ để xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng.

Trừng phạt dự án khí đốt khủng của Nga, Mỹ ‘nhìn xa trông rộng’; tham vọng của Moscow chẳng hề hấn vì Trung Quốc ra tay? (Nguồn: Novatek)
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga, buộc các cổ đông phải kết thúc các giao dịch và thoái vốn trong dự án trước ngày 31/1/2024. (Nguồn: Novatek)

Tham vọng giành 20% thị phần khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu của Nga đang bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt đối với dự án xuất khẩu LNG quan trọng mà Mỹ mới áp đặt.

Mỹ nhắm mục tiêu vào dự án LNG 2 ở Bắc Cực

Đầu tháng 11 này, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga, buộc các cổ đông phải kết thúc các giao dịch và thoái vốn trong dự án trước ngày 31/1/2024.

Dự án LNG 2 ở Bắc Cực sắp hoàn thành, được coi là trung tâm cho tham vọng trở thành nhà sản xuất LNG lớn thứ tư thế giới của Moscow với sản lượng xuất khẩu 100 triệu tấn LGN mỗi năm vào năm 2035 và tăng hơn gấp đôi thị phần 8% hiện tại trên thị trường thế giới.

Các biện pháp trừng phạt không áp dụng đối với các cơ sở LNG hiện có của Nga mà nhằm vào hoạt động sản xuất trong tương lai của nước này, có thể vì Mỹ lo ngại về việc làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt hiện có cho các đồng minh như Nhật Bản và châu Âu, những nước phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu.

Dự án LNG 2 Bắc Cực, được xây dựng trên bán đảo Gydan ở miền Bắc nước Nga, sẽ là dự án thứ ba trong số các dự án LNG quy mô lớn của Moscow, với vị trí thuận lợi cho phép xuất khẩu sang châu Âu hoặc châu Á.

Dự kiến, dự án ở Bắc Cực này vẫn có thể bắt đầu vận hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trong quý I/2024 và khi hoạt động hết công suất, dự án sẽ chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng LNG của Nga vào năm 2030.

Theo kế hoạch, sẽ có ba chuyến tàu với sản lượng hằng năm khoảng 6,6 triệu tấn LNG mỗi chuyến, trong đó chuyến đầu tiên dự kiến sẽ đạt hết công suất vào đầu năm tới, chuyến thứ hai hoàn thành trong năm 2024 và chuyến cuối cùng vào năm 2026.

Dự án này được xây dựng phần lớn bằng công nghệ phương Tây, có sự tham gia của các cổ đông châu Âu và Nhật Bản. Novatek sở hữu 60% cổ phần trong dự án, TotalEnergies và 2 doanh nghiệp Trung Quốc, gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia (CNPC) và Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia (CNOOC), mỗi bên nắm giữ 10%. 10% còn lại thuộc về Công ty thương mại Nhật Bản Mitsui & Co và Tổ chức An ninh kim loại và năng lượng Nhật Bản (Jogmec) thuộc sở hữu nhà nước.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với xuất khẩu công nghệ sang Nga đã khiến một số nhà cung cấp cho LNG 2 Bắc Cực phải rút lui vào đầu năm nay. Tuy nhiên hiện tại, với việc xây dựng chuyến tàu đầu tiên đã hoàn thành khoảng 90% và chuyến tàu thứ hai khoảng 80%, Trung Quốc đã vào cuộc để giúp hoàn thành. Nga không có công nghệ hoặc chuyên môn để tự xây dựng nhà máy LNG.

Vẫn “ưu ái” đồng minh?

Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ có tác động đầu tiên và lớn nhất tới Nhật Bản, quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Cổ phần tại LNG 2 Bắc Cự do Mitsui nắm giữ, trong liên doanh với công ty nhà nước Jogmec, giúp Nhật Bản có được 2 triệu tấn sản lượng mỗi năm từ dự án.

Có thể hình dung rằng, Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ, sẽ được phép nới lỏng một số biện pháp trừng phạt. Ví dụ, Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản vẫn giữ được cổ phần trong dự án LNG Sakhalin-2 ngay cả sau khi tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai thế giới Shell (Anh) quyết định rút lui và Nga đã quốc hữu hóa dự án này. Về lâu dài, các biện pháp trừng phạt có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hiện tại không phải của Nga, bao gồm cả Australia.

Mỹ đã được hưởng lợi từ việc bán LNG bởi nhu cầu năng lượng ở châu Âu tăng vọt sau khi phần lớn các nước trong lục địa này quyết định chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt qua đường ống của Nga. Nga hiện là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, tiếp theo là Iran, Qatar, Saudi Arabia và Mỹ.

Nếu năng lực xuất khẩu LNG của Nga bị hạn chế, thị trường vốn đã tương đối chặt chẽ này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong vài năm tới trước khi khối lượng sản xuất mới tiếp theo xuất hiện vào nửa sau của thập niên này.

Cơ hội của Trung Quốc

Trung Quốc, vốn là khách hàng lớn mua LNG của Nga, có thể bỏ qua các lệnh trừng phạt và trở thành khách hàng lớn của dự án LNG 2 Bắc Cực, cũng như cung cấp công nghệ để chế tạo đoàn tàu thứ ba.

Tuy nhiên, trước bài học từ châu Âu, Bắc Kinh có thể sẽ cảnh giác về việc Moscow vũ khí hóa năng lượng và trở nên phụ thuộc quá mức vào Nga. Trung Quốc cũng có thể sẽ nhận thức được rằng Mỹ và các đồng minh có khả năng trừng phạt các công ty giúp Moscow xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng bị trừng phạt.

Điều đó có thể tác động đến các công ty năng lượng của Trung Quốc, vốn hoạt động trên toàn cầu và có mối quan hệ lâu dài với các công ty và nền kinh tế phương Tây.

Việc Mỹ chỉ nhắm mục tiêu trừng phạt xuất khẩu LNG trong tương lai của Nga phù hợp với chiến lược trừng phạt năng lượng của nước này từ trước tới nay, với mục đích giảm doanh thu của Moscow từ hoạt động sản xuất hiện tại trong khi vẫn duy trì khối lượng xuất khẩu dầu và khí đốt ra thị trường thế giới.

Nga tung thêm các đòn trừng phạt ngắm vào Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Bất chấp các lệnh trừng phạt, doanh thu từ dầu khí của Nga trong tháng 10/2023 vẫn cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: Reuters)

Nhờ thời tiết ấm hơn thường lệ cũng như lượng nhập khẩu LNG đáng kể của Mỹ và Nga, châu Âu đã có thể duy trì điện chiếu sáng và sưởi ấm trong mùa Đông năm ngoái mặc dù đã mất đi nguồn khí đốt qua đường ống của Nga, vốn từng cung cấp 40% nhu cầu của châu lục.

Nhập khẩu LNG của Nga vào châu Âu, chủ yếu qua Tây Ban Nha và Bỉ, vì hai nước này có cảng và cơ sở tái hóa lỏng cần thiết, tăng 40% so với mức trước khi nổ ra xung đột tại Ukraine (tháng 2/2022). Trong đó, các quốc gia này là cửa ngõ cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế lớn hơn như Pháp và Đức.

Châu Âu sẽ có thể vượt qua một mùa Đông nữa mà không bị mất điện hoặc không phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm quá mức, với mức dự trữ khí đốt đạt gần 96% công suất và rất nhiều cảng nhập khẩu LNG được xây dựng bổ sung.

Trừng phạt kém hiệu quả?

Mỹ lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), cùng với Australia, đối với hoạt động sản xuất dầu hiện tại của Nga đang bị các công ty vận tải biển và “hạm đội xám” tàu chở dầu mua lại, cũng đã ra tín hiệu rằng họ sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ của Nga.

Doanh thu xuất khẩu dầu của Moscow ngày càng tăng khiến các nước phương Tây cho rằng, dầu của Nga được xuất khẩu với giá cao hơn mức giá trần 60 USD/thùng do G7 áp đặt.

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã gửi thông báo tới 30 công ty quản lý tàu biển, tìm kiếm thông tin về khoảng 100 tàu mà họ nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt.

Điều đó phù hợp với cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào tháng trước rằng Washington và các đồng minh sắp tăng cường thực thi các lệnh trừng phạt. Thông báo này thể hiện một bước tiến tới hành động thực thi đầu tiên kể từ khi lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga được áp dụng vào năm ngoái.

Doanh thu từ dầu khí của Nga trong tháng 10/2023 đã cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ việc tiếp tục cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga cũng như cuộc chiến ở Trung Đông.

Bất chấp xung đột ở Israel và Gaza và khả năng gây bất ổn cho khu vực rộng lớn hơn, giá dầu đã đạt mức cao nhất trong tháng 9, ở mức hơn 96 USD/thùng và hiện giao dịch ở mức trên 82 USD/thùng.

Đó là những biện pháp trừng phạt áp dụng với nguồn thu hiện tại của Nga, trong khi việc áp trừng phạt đối với dự án LNG 2 ở Bắc Cực nhằm hạn chế thu nhập của Moscow trong tương lai.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị…

Cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với những người tham gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, diễn ra ngày 7/11 ở thủ đô Moscow, đã lập kỷ lục về thời lượng của diễn đàn này, kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ.

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới & Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman – 55 tuổi, một công dân Mỹ gốc Do Thái đang sinh sống tại Mỹ – người đã từng tham gia vận động tranh cử trong nhiều kỳ bầu cử Tổng thống và đã đoán trúng ứng viên Donald Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm nay.

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, “cơn ác mộng” thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?

Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.

Liên hợp quốc cảnh báo các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Khoảng 5.000 đại biểu sẽ tham dự Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Cùng chuyên mục

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Giá cà phê robusta thế giới mất hơn 100 USD phiên cuối tuần, trong nước đã tăng trở lại, nguồn cung nhiều hơn dự...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,76 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023-9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 137,27 triệu bao, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Mới nhất

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường...

Một cán bộ quản lý thị trường ở Sóc Trăng bị tố xin tiền chủ cây xăng

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng vào cuộc xác minh làm rõ nội dung tố cáo. Còn người bị tố cáo nói rằng không nhớ có nhắn tin hay điện thoại xin tiền hay không. ...

Chồng giở trò biến thái với phụ nữ rồi bị bắt quả tang, vợ chia sẻ câu chuyện khiến CĐM dậy sóng

Sau khi giở trò biến thái với một cô gái trẻ và bị ghi lại hình ảnh, người chồng đã nổi "như cồn" trên MXH và lập tức bị sa thải ở nơi làm việc. ...

Mới nhất