Trang chủNewsThế giớiLãnh đạo Mỹ-Trung trao đổi ‘thực chất’, IDF có động thái ở...

Lãnh đạo Mỹ-Trung trao đổi ‘thực chất’, IDF có động thái ở Al-Shifa



Tổng thống Ukraine thừa nhận một điều, Ngoại trưởng Anh lên tiếng, ADMM+ mở màn ở Indonesia…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(11.15) Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 15/11 tại vườn Filoli, bang California, Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 15/11 tại vườn Filoli, bang California, Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga kiên định lập trường việc Ukraine gia nhập NATO: Ngày 15/11, phát biểu tại họp báo hàng tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova tuyên bố việc nước láng giềng gia nhập một “liên minh quân sự hung hăng” đe dọa tới an ninh của Nga.

Bà nhắc lại mục tiêu của Nga là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine. Theo đó, Ukraine phải giữ thái độ trung lập và không tham gia bất kỳ khối quân sự nào, trước tiên là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đồng thời, bà Zakharova khẳng định NATO coi thường luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và không thể nhận thức được lợi ích của các trung tâm quyền lực thay thế. Theo bà, Nga coi gói trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) là ví dụ về “chính sách hung hăng của phương Tây” và vi phạm luật pháp quốc tế.

Trước đó, trả lời phỏng vấn The Guardian (Anh) ngày 11/11, cựu Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen gợi ý rằng Ukraine nên gia nhập NATO mà không có các vùng lãnh thổ đã mất. Ông lập luận rằng việc loại trừ các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát khỏi NATO sẽ làm giảm nguy cơ xung đột giữa hai bên. (TASS)

* Ukraine tuyên bố bắn hạ loạt UAV Nga: Ngày 16/11, Lực lượng Không quân nước này cho biết đã bắn hạ 16/18 máy bay không người lái (UAV) tấn công do quân đội Nga triển khai cũng như một tên lửa trong các cuộc tấn công qua đêm.

Giới chức trách Ukraine cũng cho biết cơ sở hạ tầng dân sự ở khu vực Kharkov đã bị S-300 làm hư hại. Hiện chưa có thông tin về thương vong. (Reuters)

* Ukraine “sẽ khủng hoảng nếu thiếu hỗ trợ phương Tây: Ngày 15/11, trong video cuộc họp trên kênh YouTube của Văn phòng Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: “Tôi sẽ nói thẳng với các bạn – nếu không có sự hỗ trợ (từ phương Tây) thì sẽ rất khó khăn. Tất cả số tiền kiếm được, Ukraine đều chi cho quân đội.

Nếu chúng tôi không được hỗ trợ về an sinh xã hội cho các lĩnh vực quan trọng như thanh toán cho người hưu trí, cũng như một số hỗ trợ cho người đang cần, mọi thứ sẽ rất khó khăn. Chúng tôi sẽ phải giảm hỗ trợ cho quân đội, tiền lương cho họ hoặc không trả trợ cấp. Đó sẽ là một cuộc khủng hoảng”.

Ông tuyên bố việc chấm dứt hỗ trợ tài chính không ảnh hưởng đến diễn biến cuộc xung đột quân sự và khả năng Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) tác chiến. Nhà lãnh đạo này cũng không đồng tình với quan điểm rằng Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ quân sự của phương Tây. Ông nói: “Nhận định Ukraine chỉ phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của phương Tây là không đúng”.

Gần đây, truyền thông phương Tây thường nêu chủ đề về sự mệt mỏi của các đối tác với xung đột, cũng như bất đồng gia tăng với Kiev khi VSU chưa đạt thành công thực sự, song lại yêu cầu thêm nhiều hỗ trợ tài chính và quân sự. (Reuters)

* Ngoại trưởng Anh khẳng định London ủng hộ Ukraine: Ngày 16/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp với Ngoại trưởng Anh David Cameron tại Kiev, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của quan chức này.

Trong đoạn video do Văn phòng Tổng thống Ukraine đăng tải, ông Cameron đã nhấn mạnh sự ủng hộ của London với Kiev. Quan chức này nêu rõ: “Điều tôi muốn nói khi có mặt ở đây là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn về mặt tinh thần, hỗ trợ về mặt ngoại giao… Song trên hết, đó là sự hỗ trợ về mặt quân sự mà các bạn cần không chỉ trong năm nay, năm tới, chừng nào còn cần thiết”. Người đứng đầu ngành ngoại giao Anh nói thêm rằng London sẽ phối hợp với các nước đồng minh “để bảo đảm cộng đồng quốc tế chuyển sự chú ý tới cuộc xung đột ở Ukraine”.

Về phần mình, ông Zelensky cảm ơn động thái trên của Anh. Nhà lãnh đạo này cũng cho rằng xung đột ở Trung Đông thu hút sự chú ý của toàn cầu khỏi xung đột Nga-Ukraine, hiện đã bước sang tháng thứ 21 và chưa có hồi kết. Tổng thống Zelensky nói: “Thế giới không còn quá tập trung vào tình hình ở Ukraine. Rõ ràng, việc phân chia trọng tâm này thực sự không giúp ích gì”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Na Uy ‘mạnh tay’ chi tiền kỷ lục cho lĩnh vực này

* Quân đội Israel rút khỏi khu vực bên trong bệnh viện Al-Shifa: Ngày 15/11, AFP dẫn lời một nhà báo bị mắc kẹt trong bệnh viện này cho biết, binh lính Israel đã rút khỏi bên trong địa điểm này và đang triển khai ở các khu vực xung quanh.

Trước đó, đầu giờ sáng ngày 15/11, các lực lượng Israel đã đột kích vào bệnh viện lớn nhất Dải Gaza, làm dấy lên quan ngại về an toàn của hàng nghìn bệnh nhân, nhân viên y tế và những thường dân bị mắc kẹt bên trong bệnh viện.

Trả lời kênh MSNBC (Mỹ) sau đó, ông Mark Regev, cố vấn của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm thấy vũ khí và thứ khác. Chúng tôi tiến vào bệnh viện dựa trên thông tin tình báo đáng tin cậy”. (AFP/Reuters)

* Israel thông tin về vụ tấn công ở Nam Jerusalem: Sáng 16/11, truyền thông Israel đưa tin về một vụ “tấn công khủng bố” bằng súng tại chốt an ninh lối vào Đường số 60, còn được gọi là “đường hầm” ở phía Nam thành phố Jerusalem khiến 8 người bị thương. Theo truyền thông, các kẻ tấn công đã đi trên xe ô tô, mang súng tiểu liên M-16 và 2 khẩu súng ngắn. Trước tình hình đó, Lực lượng an ninh Israel đã bắn hạ 3 tay súng, được cho là đến từ thành phố Hebron ở Bờ Tây của Palestine, từ đó ngăn chặn nguy cơ vụ việc diễn biến nghiêm trọng hơn.

Vụ tấn công đã khiến 6 nhân viên an ninh và 2 dân thường Israel bị thương, trong đó có một người bị thương nặng. Tất cả nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện gần đó để chữa trị. Các lực lượng an ninh Israel đang mở rộng điều tra tại khu vực. (Times of Israel)

* Israel yêu cầu cư dân của Khan Yunis sơ tán: Sáng 16/11, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã thả truyền đơn xuống phía Đông thành phố Khan Yunis ở miền Nam Dải Gaza, cảnh báo người dân phải rời khỏi khu vực này. Tờ này yêu cầu dân thường phải sơ tán ngay khỏi khu vực và bất kỳ ai ở gần vị trí các tay súng Palestine sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng. Trước đó, IDF đã rải những tờ truyền đơn tương tự xuống phía Bắc dải Gaza trước khi đổ bộ vào khu vực này.

Hiện nay, IDF thực hiện ngừng bắn nhân đạo khoảng 4 tiếng/ngày để người dân Palestine di dời xuống phía Nam Dải Gaza. Việc lực lượng này rải truyền đơn yêu cầu người dân ở phía Đông thành phố Khan Yunis phải sơ tán là dấu hiệu cho thấy Nhà nước Do Thái chuẩn bị đánh mạnh vào địa điểm này. (Jerusalem Post)

* Phong trào Houthi đe dọa tấn công tàu Israel: Ngày 16/11, tờ Al-Akhbar (Lebanon) có lập trường ủng hộ phong trào Hồi giáo Hezbollah cho biết, lực lượng Houthi ở Yemen đã lập danh sách các mục tiêu để tấn công, trong đó có toàn bộ tàu thuyền của Israel, cả dân sự và quân sự. Theo đó, Houthi vừa tấn công các tàu chở dầu chạy tuyến Eilat-Ashkelon, theo lộ trình từ Biển Đỏ vào Địa Trung Hải.

Đồng thời, Houthi đang “chuẩn bị cho bất cứ phản ứng nào từ phía Mỹ”. Theo đó, mọi hành động của Washington “sẽ bị đáp trả bằng việc tấn công hàng loạt các mục tiêu khác, bao gồm cả tàu bè của Mỹ di chuyển qua Biển Đỏ”.

Đáng chú ý, tờ này cho rằng, Mỹ đã đề nghị trao cho Houthi một số lợi ích như trong vấn đề nhân đạo, dỡ bỏ phong tỏa các quỹ để Houthi trả lương cho nhân viên ở Sanaa, gỡ phong tỏa đường biển và mở một đường bay quốc tế cho các nước khác bay tới Yemen. Tuy nhiên, Houthi từ chối đề nghị này từ phía Mỹ.

Các nguồn tin của tờ Al-Akhbar cho biết “có một vài cuộc đối thoại giữa chính quyền Saudi Arabia và Yemen, cũng như tìm kiếm một thể thức có thể hài hòa lợi ích cho cả đôi bên vốn đang trong tình trạng xung đột hiện nay”. (Reuters)

* Mỹ ủng hộ loại bỏ nguy cơ từ Hamas: Ngày 15/11, phát biểu sau hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định ông “không biết xung đột ở Dải Gaza sẽ kéo dài bao lâu, nhưng Israel sẽ kết thúc chiến dịch khi Hamas không còn khả năng gây ra sự đe dọa đối với người Do Thái”.

Nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Israel có nghĩa vụ cẩn thận khi tấn công các mục tiêu trong Dải Gaza… Sẽ là sai lầm nếu Israel tái chiếm đóng Dải Gaza”. Tổng thống Mỹ cũng cho biết, ông đã trao đổi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, khẳng định: “Giải pháp duy nhất (chấm dứt xung đột) là giải pháp hai nhà nước”.

Cùng ngày, quan chức cấp cao Mỹ cho biết, ông Biden đã đề nghị ông Tập can thiệp để Iran không leo thang căng thẳng ở Trung Đông, dẫn đến các hành vi khiêu khích. Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc cũng cho hay đã thảo luận với quan chức Iran liên quan những nguy cơ ở Trung Đông. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel – Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

* Thượng đỉnh Mỹ-Trung khép lại với nhiều kết quả: Ngày 15/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống chủ nhà Joe Biden tại khu nghỉ dưỡng Filoli, bang California, cách San Francisco 40km về phía Nam.

Tại đây, ông khẳng định Trung Quốc luôn cam kết về mối quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng hai nước có thể là đối tác tôn trọng lẫn nhau và cùng tồn tại hòa bình. Ông kêu gọi Trung Quốc và Mỹ cùng nhau giải quyết bất đồng một cách hiệu quả, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi.

Nhà lãnh đạo này nêu rõ hai nước có lợi ích chung trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực truyền thống như kinh tế, thương mại và nông nghiệp, cũng như các lĩnh vực mới nổi như biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, quan trọng là phải tận dụng tối đa các cơ chế trong chính sách đối ngoại, kinh tế, tài chính, thương mại, nông nghiệp và các lĩnh vực khác, thực hiện hợp tác trong chống tội phạm ma túy, tư pháp và thực thi pháp luật, AI, khoa học và công nghệ.

Về phần mình, cùng ngày, Nhà Trắng khẳng định, hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp “thực chất và mang tính xây dựng về một loạt vấn đề song phương và toàn cầu, cũng như trao đổi quan điểm về các lĩnh vực khác biệt”.

Phát biểu tại cuộc gặp, ông Joe Biden nhấn mạnh song phương cần bảo đảm rằng cạnh tranh hiện nay “không dẫn đến xung đột” và quản lý quan hệ một cách “có trách nhiệm”. Đồng thời, nhà lãnh đạo xứ cờ hoa nhấn mạnh rằng các vấn đề như biến đổi khí hậu, chống ma túy và AI đòi hỏi sự quan tâm chung của hai nước.

Tại cuộc gặp, lãnh đạo song phương nhất trí thiết lập đối thoại cấp chính phủ về AI và tái khởi động đàm phán quân sự cấp cao. Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy giao lưu nhân dân, mở rộng hợp tác về du lịchgiáo dục, tăng thêm đáng kể số lượng chuyến bay thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vào đầu năm tới. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Kỳ vọng gì ở thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc?

Đông Nam Á

* Hội nghị ADMM+ lần thứ 10 khai mạc tại Indonesia: Ngày 16/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) đã khai mạc tại Jakarta, Indonesia.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng chủ nhà Prabowo Subianto nêu rõ: “Indonesia cho rằng nhiều vấn đề an ninh khu vực, từ các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống, chỉ có thể được giải quyết với sự hợp tác toàn cầu rộng mở và toàn diện”. Tuy nhiên, ông lại không đề cập vấn đề cụ thể nào.

Trước đó, phát biểu tại ADMM ngày 15/11, ông đã nhắc tới Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và Myanmar là “điểm nóng có thể gây bất ổn khu vực”. Tại đây, các bộ trưởng quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza và giải pháp bền vững ở Myanmar, trong bối cảnh các cuộc xung đột ngày càng gay gắt. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN nhất trí thúc đẩy hoàn tất COC

Đông Bắc Á

* Hàn Quốc: Triều Tiên có thể thử IRBM nhiên liệu rắn: Ngày 16/11, người phát ngôn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS), Đại tá Lee Sung Jun cho rằng Triều Tiên có thể phóng thử một loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) mới. Ông cho biết, tên lửa IRBM sử dụng nhiên liệu rắn đang được Bình Nhưỡng phát triển có tầm bắn vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam, cũng như các căn cứ hậu phương của Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc ở Nhật Bản.

Theo quan chức này, Triều Tiên “nhiều khả năng tiến hành một vụ thử nghiệm thực tế (của IRBM) trong tương lai”. Hoạt động thử nghiệm nhiên liệu rắn sẽ khó bị phát hiện hơn do thời gian chuẩn bị ngắn hơn. Đồng thời, nó là một phần trong kế hoạch của Bình Nhưỡng theo đuổi tên lửa nhiên liệu rắn với các tầm bắn khác nhau, bên cạnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới và tên lửa Hwasong-18, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từng được phóng thử vào hồi tháng 4 và tháng 7 năm nay.

Ông cho biết: “Tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang phối hợp giám sát chặt chẽ sự phát triển công nghệ, hoạt động và khả năng gây ra nhiều hành động khác nhau của Triều Tiên”. Trước đó một ngày, Triều Tiên tuyên bố thử thành công động cơ mới sử dụng nhiên liệu có lực đẩy cao dành cho một loại IRBM mới tuần qua. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ chuyển giao tên lửa AIM-9X cho đồng minh Đông Á

* Nga cảnh báo trả đũa Czech vì phong tỏa tài sản: Ngày 16/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Tất cả các cơ sở có thể là tài sản của chúng tôi ở đó, ngoại trừ những cơ sở có tư cách ngoại giao, hiện đang bị đe dọa. Tình hình hiện đang được đánh giá để giảm thiểu rủi ro bằng cách nào đó. Tất nhiên, quan điểm chống Nga sâu sắc của Czech nhằm gây hoang mang. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ quan điểm này. Điều này là không thể chấp nhận được”.

Trước đó, ngày 15/11, Chính phủ Czech tuyên bố nước này đã đóng băng tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Nga trên lãnh thổ Czech, qua đó gia tăng các lệnh trừng phạt áp đặt đối Moscow liên quan tới xung đột tại Ukraine. (Reuters)

* Nga hoàn tất sửa chữa cáp thông tin ngầm trên Biển Baltic: Ngày 16/11, Lực lượng bảo vệ bờ biển Phần Lan cho hay Nga đã hoàn tất việc sửa chữa đường cáp viễn thông ngầm dưới Biển Baltic của xứ bạch dương, vốn bị hư hỏng cách đây 6 tuần. Đường cáp viễn thông này kéo dài từ Kingisepp chạy tới khu vực Kaliningrad của Nga thông qua vùng đặc quyền kinh tế Phần Lan, có chức năng kết nối khu vực Kaliningrad với hệ thống kỹ thuật số của Liên bang Nga.

Trước đó, Nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật số Nga (Rostelecom) đã thông báo cho Phần Lan về sự cố cáp viễn thông đi qua vùng đặc quyền kinh tế của nước này và dự định đến hiện trường để tiến hành sửa chữa ngày 12/10. Tuy nhiên, chính quyền Phần Lan đã yêu cầu hoãn tiến trình sửa chữa do đang điều tra vụ việc liên quan sự cố đường ống dẫn khí Balticconector. Vị trí sửa chữa nằm cách đoạn đường ống dẫn khí đốt Balticconector 28 km.

Rostelecom bắt đầu sửa chữa từ ngày 5/11. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, thông tin liên lạc ở Kaliningrad hoạt động bình thường, dữ liệu được truyền qua các tuyến mặt đất cũng như qua các kênh liên lạc dự phòng. (TTXVN)

* Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tranh luận về việc Thụy Điển gia nhập NATO: Ngày 16/11, Ủy ban đối ngoại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã tranh luận về nguyện vọng của Thụy Điển gia nhập NATO. Các cuộc thảo luận cho thấy một thời điểm quan trọng đối với an ninh châu Âu, cũng như quan hệ của Ankara với phương Tây.

Trước đó, năm 2022, Thụy Điển cùng với Phần Lan xúc tiến các thủ tục gia nhập NATO. Để chính thức trở thành thành viên của NATO, đơn xin gia nhập của hai nước này phải được toàn bộ các nước thành viên liên minh phê chuẩn. Hồi tháng 4 vừa qua, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary là hai nước thành viên vẫn chưa phê chuẩn nghị định thư về việc Thụy Điển gia nhập NATO. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Sự cố đường ống Balticconnector: Phần Lan tiết lộ về tiến trình điều tra, Trung Quốc cam kết điều gì?

* APEC 2023: Các nước CPTPP tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận thành viên mới: Ngày 15/11, các bộ trưởng thương mại của 12 nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã họp bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 tại San Francisco, Mỹ. Đây là cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên có sự tham dự của Anh, quốc gia thành viên mới gia nhập khối thương mại này hồi tháng 7 vừa qua.

Theo một tuyên bố chung được đăng trên trang web của Bộ Thương mại Anh, tại cuộc họp này, các bộ trưởng tái khẳng định “CPTPP mở cửa đón nhận các nền kinh tế sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định này và có một khuôn mẫu thể hiện tuân thủ các cam kết thương mại”. Văn bản này cũng nêu rõ việc kết nạp các thành viên mới cần có sự đồng thuận của toàn khối. Kể từ tháng 7 vừa qua, khối này đã “thu thập thông tin về việc liệu các nền kinh tế có nguyện vọng gia nhập có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không”. Ngoài ra, khối này cũng sẽ áp dụng những bài học đã rút ra trong quá trình kết nạp Anh.

Hiện CPTPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Vương quốc Anh và Việt Nam. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Hậu trường’ cuộc gặp lịch sử Biden-Trump tại Nhà Trắng

Cuộc gặp lịch sử của ông Trump và ông Biden tại Nhà Trắng. Cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump sau chiến thắng toàn diện của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024 đã có khả năng trở thành một sự kiện khó xử. Nhưng trái với dự đoán, những gì diễn ra lại là những lời nói nhẹ nhàng và nụ cười trước ngọn lửa...

Luật mới của Israel đe doạ tương lai giáo dục của Dải Gaza

Ông Philippe Lazzarinim, Tổng ủy viên Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ngày 13/11 khẳng định trẻ em Dải Gaza đang đứng trước nguy cơ "bị tước đoạt quyền học tập" nếu tổ chức này sụp đổ do luật mới của Israel.

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Tổng thống đắc cử Trump gặp ông Biden ở Nhà Trắng

Sáng 13/11 (giờ địa phương, 23h cùng ngày giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ.Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại văn phòng quyền lực của nước Mỹ kể từ khi rời đi 4 năm trước.Việc Tổng thống đắc cử gặp Tổng thống đương nhiệm tại Nhà Trắng là một truyền thống kéo dài hàng thập kỷ -...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Biết cách tạo và bật phần trưng bày trên TikTok giúp tối ưu tài khoản, thu hút tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện để bạn dễ dàng áp dụng ngay!

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

iPhone 18 Pro Max sẽ có nâng cấp lớn về camera

Theo nguồn tin mới nhất, bộ đôi iPhone 18 Pro và iPhone 18 Pro Max sẽ được Apple trang bị camera có khả năng thay đổi khẩu độ, hứa hẹn nâng tầm trải nghiệm chụp ảnh cho người dùng.

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ra mắt ‘bánh xe biến hình’ giúp xe lăn leo cầu thang

Reuters ngày 14.11 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc vừa phát triển loại bánh xe có thể linh hoạt thay đổi hình dáng khi gặp địa hình. ...

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Mới nhất

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của...

Đồng chí Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thái Bình

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Trung,...

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

NDO - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Khu dân cư Khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

Mới nhất