Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBỏ thi bắt buộc môn Tiếng Anh có hợp lý?

Bỏ thi bắt buộc môn Tiếng Anh có hợp lý?


Thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm hai môn bắt buộc Toán, Văn, không có Ngoại ngữ, theo đề xuất của Bộ Giáo dục, gây không ít băn khoăn, nhưng đa số đồng tình.

Ngày 14/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn trong các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (phương án 2+2). Điều này đồng nghĩa học sinh không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, trong đó phần lớn là tiếng Anh.

Thầy Trần Ngọc Hữu Phước, giáo viên tiếng Anh trường THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM, nói khá băn khoăn. Với kinh nghiệm 12 năm giảng dạy, thầy Phước nhận thấy rõ sự tiến bộ của học sinh từ khi Tiếng Anh trở thành môn thi tốt nghiệp bắt buộc vào năm 2015. Phải mất một thời gian dài, năng lực ngoại ngữ của học sinh mới được nâng lên như hiện nay, nếu không bắt buộc thi, thầy lo học sinh có thể xem nhẹ, lơ là, học đối phó môn này.

“Nhiều học sinh sẽ tập trung cho các môn thi theo khối xét tuyển đại học mà bỏ qua tiếng Anh. Trong khi bất kỳ lĩnh vực nào hiện nay đều rất cần tiếng Anh, kể cả Y Dược, khoa học kỹ thuật”, thầy Phước nói.

Dù vậy, qua một số khảo sát, số đông đồng tình với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thăm dò của VnExpress ngày 14/11 với hơn 9.200 độc giả tham gia, khoảng 80% đồng ý thi bắt buộc Toán, Văn và hai môn tự chọn (2+2), trong đó, Ngoại ngữ là môn tự chọn.

Khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo với khoảng 18.000 cán bộ, giáo viên ở một số tỉnh thành hồi tháng 8 cho kết quả 60% chọn phương án 2+2. Trong phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hôm 14/11, đa số đại biểu cũng ủng hộ phương án này.

Theo nhiều nhà giáo, phương án thi tốt nghiệp 2+2 với môn Ngoại ngữ không bắt buộc là hợp lý, bởi nhiều lý do, trong đó không phải cứ thi thì năng lực ngoại ngữ của học sinh sẽ tốt hơn.





Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Đầu tiên, phương án thi hai môn bắt buộc sẽ gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội mà vẫn hiệu quả, theo GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên. So với hiện tại, phương án này giảm hai môn thi và một buổi thi.

Ông Quang cho rằng Toán và Ngữ văn là hai môn nền tảng, đại diện cho khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, học sinh có định hướng đi làm ngay hay học tiếp cao đẳng, đại học đều cần.

Với các môn còn lại, không nên quan niệm đâu là môn chính, môn phụ mà tất cả có giá trị như nhau bởi đều kiến tạo năng lực cơ bản cho người học. Việc có hai môn tự chọn trong các môn còn lại cũng giúp học sinh tập trung vào tổ hợp xét tuyển đại học mà mình mong muốn.

Thứ hai, thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, chuyên gia Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP HCM, nhận định phương án 2+2 đảm bảo sự cân bằng về số lượng môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong khi đó, hai phương án còn lại (thêm môn bắt buộc Ngoại ngữ, Lịch sử) đều gây thiệt thòi cho các thí sinh khối tự nhiên.

Ngoài ra, theo nhiều nhà giáo, lo ngại học sinh bỏ bê tiếng Anh nếu Ngoại ngữ là môn tự chọn là không cần thiết.

GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, tại cuộc họp Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực hôm 14/11, nói không phải cứ thi là năng lực tiếng Anh của học sinh sẽ tăng lên.

Ở Nghệ An, chất lượng dạy và học tiếng Anh tốt hơn so với cách đây 5 năm nhưng theo GS Thành, nguyên nhân chính là tỉnh có những có chế tác động tới người dạy, người học, quan tâm tới môi trường học tập. Đây là một trong số ít địa phương chi ngân sách bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế (TOEIC), xét tuyển lớp 10 với học sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.0 hoặc tương đương.

Ông Sỹ Anh cũng cho rằng không nên lo ngại bởi hầu hết trường đại học đã đưa tiếng Anh vào tổ hợp xét tuyển, hoặc xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp.

“Vì thế, học sinh muốn xét tuyển đại học thì vẫn bắt buộc học và thi Tiếng Anh”, ông Sỹ Anh nói.

Đồng tình, cô Thành, giáo viên tiếng Anh một trường THPT ở Hà Nội cho rằng việc thi môn Ngoại ngữ bắt buộc hay tự chọn không nhiều tác động.

“Nếu chỉ học để thi, học vì bị ép, kỹ năng của các em cũng không cao, sớm quên sau khi tốt nghiệp”, cô nói. Bài thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh hiện nay cũng không có phần Nghe, Nói nên học sinh thi điểm cao chưa chắc đã có thể ứng dụng.

Thực tế, nhiều học sinh hiểu vai trò của ngoại ngữ hơn, chủ động đi học để phát triển cả bốn kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết chứ không chỉ chăm chăm học ngữ pháp để thi tốt nghiệp THPT. Như năm nay, gần 47.000 thí sinh được miễn thi và tính điểm 10 môn Ngoại ngữ vì đã có chứng chỉ quốc tế. Số này tăng 12.000 so với năm ngoái.

Cuối cùng, các nhà giáo cho rằng ở nhiều quốc gia, kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng diễn ra gọn nhẹ, tuy không có mẫu số chung về số môn thi. Như tại Nga, thí sinh chỉ thi hai môn bắt buộc là Tiếng Nga và Toán. Nếu muốn học tiếp đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi môn mà trường yêu cầu.

Tại Trung Quốc, thí sinh làm ba bài bắt buộc là Toán, Trung văn, Tiếng Anh và một môn tự chọn. Tuy nhiên, việc thi Tiếng Anh bắt buộc cũng gây tranh cãi khi thời lượng học môn này chỉ 6-8%, ít hơn môn Toán và Trung văn nhưng trọng số điểm thi lại như nhau. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể giỏi hoặc cần dùng ngôn ngữ này sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Nếu Tiếng Anh không còn là môn thi tốt nghiệp bắt buộc, cô Thành đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn chứng chỉ VSTEP (kỳ thi năng lực tiếng Anh của Việt Nam, gồm 6 cấp độ) để công nhận trình độ cho học sinh khi học xong chương trình THPT. Các trường đại học hay doanh nghiệp có thể sử dụng chứng chỉ này để xét tuyển.

“Khi có một thước đo chính xác, hữu ích, học sinh sẽ không bỏ bê ngoại ngữ”, cô chia sẻ.

Còn theo ông Sỹ Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường phổ thông cần tích cực đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ, làm sao để học sinh yêu thích và tự giác học môn này, thay vì chỉ học để xét tuyển đại học.

“Những năm gần đây, Bộ nhiều lần nhấn mạnh vào việc đổi mới cách dạy và học Lịch sử, Ngữ văn, và giờ là lúc áp dụng những điều đó vào môn Ngoại ngữ”, ông Sỹ Anh nói.

Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp. Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Phương án thi cuối cùng sẽ do Chính phủ phê duyệt, dự kiến công bố trong năm nay.

Dương Tâm – Thanh Hằng – Nhật Lệ




Source link

Cùng chủ đề

Học viện Ngoại giao lấy điểm sàn xét điểm thi tốt nghiệp cao nhất 23,5

Học viện Ngoại giao vừa công bố điểm sàn xét tuyển đối với các thí sinh ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Mức điểm sàn thang điểm 30 (đã bao gồm điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới

Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới (World Invention Creativity Olympic -WICO) lần thứ 13 vừa được tổ chức bởi Hiệp hội Phát minh Sáng chế các trường Đại học Hàn Quốc và được Quốc...

Các trường đại học Y khoa Việt Nam hướng tới mục tiêu kiểm định y khoa quốc tế

Đây là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội tại Hội thảo "Kiểm định chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa tại Việt Nam”, vừa diễn ra tại Trường Đại học Y Hà Nội. Hội thảo do Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại...

Khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt Nam

Chương trình do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Séc, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) và các hội, đoàn người Việt...

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa “người học trò xuất sắc”

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt "người học trò xuất sắc".

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thắp hương và chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(Chinhphu.vn) - Tối ngày 27/7, tại căn nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nằm trên phố Thiền Quang, Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cùng phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng thống Biden cử đã đến thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tình yêu văn học

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, từ khi còn là sinh viên của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến sau này trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm và dành nhiều tâm...

Tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma nhân ngày Thương binh Liệt sĩ

Khánh Hoà - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, nhiều đoàn khách đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ trong sự kiện Gạc Ma. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/tuong-nho-64-chien-si-gac-ma-nhan-ngay-thuong-binh-liet-si-1372238.ldo

Thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin

Bộ công an cho biết bắt đầu từ ngày hôm qua (27/7), Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội phối hợp với Công an TP Hà Nội triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin để đưa vào ngân hàng gen (ADN) phục vụ xác định danh...

Ủy viên Bộ Chính trị được thuê nhà ở công vụ tối đa 500m², nội thất không quá 350 triệu đồng

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 11 của Thủ tướng về tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ. Một khu nhà ở công vụ - Ảnh: T.TR. Theo đó, đối với các chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, bố trí...

Mới nhất