Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa học'Lương tháng 120 triệu đồng hấp dẫn với nhà khoa học trong...

‘Lương tháng 120 triệu đồng hấp dẫn với nhà khoa học trong nước’


TP HCMGS Võ Văn Tới, chuyên gia kỹ thuật y sinh, người có 40 năm nghiên cứu tại Mỹ cho rằng, lương tháng 120 triệu đồng khá hấp dẫn với nhà nghiên cứu trong nước.

GS Võ Văn Tới bày tỏ ủng hộ với chính sách thu hút nhân tài khoa học được HĐND TP HCM thông qua hôm 11/11. Đây được cho là chính sách tạo động lực cho người tài yên tâm công tác.

Theo chính sách này, các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập sẽ được hưởng thu nhập ưu đãi, cao nhất lên tới 120 triệu đồng một tháng. Cụ thể, có 4 mức lương cho người đứng đầu và cấp phó: mức 1 (120 triệu đồng cho cấp trưởng và 100 triệu cho cấp phó), mức 2 (100 và 85 triệu), mức ba (80 và 65 triệu), mức bốn (60 và 50 triệu). Tương ứng mỗi mức có yêu cầu riêng về số năm kinh nghiệm và số lượng đề tài, bằng cấp.

GS Tới nhìn nhận đây là mức thu nhập “không quá cao so với nước ngoài, nhưng khá hấp dẫn với nhà nghiên cứu trong nước”.





GS Võ Văn Tới, chuyên gia kỹ thuật y sinh. Ảnh: HCMIU

GS Võ Văn Tới, chuyên gia kỹ thuật y sinh. Ảnh: HCMIU

TS Trịnh Xuân Thắng, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM đánh giá mức lương tháng tháng tối đa 120 triệu đồng khá cao so với mặt bằng chung của thành phố và cả nước.

So với mức lương của các chuyên gia top đầu về nghiên cứu phát triển (R&D) của các tập đoàn lớn ở cùng vị trí là thấp hơn. Các tiêu chí tuyển dụng của các công ty này cũng thấp hơn so với thành phố. Tuy nhiên, “với nhà khoa học làm việc ở khối công lập, mức lương này là cao và đủ sức hấp dẫn để thu hút họ”, ông nói. Sắp tới TP HCM cần có các chính sách thu nhập không chỉ cho nhà khoa học mà dành cho các lĩnh vực khác, đóng góp cho sự phát triển thành phố.

Tuy nhiên cũng còn một số băn khoăn trong việc đánh giá hiệu quả. TS Thắng nêu thực tế, hiện cơ chế đánh giá nhiệm vụ khoa học công nghệ thường theo kết quả đăng ký, tức về đặc tính, hiệu suất của sản phẩm. Nhưng khi nghiên cứu về công nghệ mới, có thể sản phẩm của đề tài sẽ khác so với bản đăng ký ban đầu. Do đó, nên xem xét đánh giá hiệu quả đề tài dựa trên khối lượng và chất lượng công việc.

Về lâu dài, TS Thắng cho rằng thành phố có thể xem xét đánh giá hiệu quả công việc từng năm. Nếu nhà khoa học không hoàn thành thì hạ mức ưu đãi, nếu hoàn thành hoặc vượt mức thì có thể thưởng thêm. Ông kiến nghị có thể cho các trung tâm, đơn vị nghiên cứu trích một phần lợi nhuận từ việc thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ để thưởng cho các chuyên gia, nhà khoa học.

Còn GS Võ Văn Tới nhìn nhận, thành phố từng có chính sách thu hút nhân tài về làm việc với mức lương cao nhưng không thành công. Nguyên nhân ông đánh giá do việc triển khai chỉ ở một số đơn vị nghiên cứu khu vực công. Quan trọng hơn, thành phố chưa có cơ chế giữ chân nhà khoa học. “Để giữ chân người tài không chỉ dừng lại ở tiền lương mà người tuyển dụng họ cần đặt ra tầm nhìn, chỉ tiêu rõ ràng để cùng với nhà khoa học đạt được mục tiêu đó”, ông nói.

Trong nghiên cứu khoa học thường có rủi ro. Để tránh lãng phí nguồn lực, ông đề xuất TP HCM cần xây dựng cơ chế thử nghiệm (sandbox) để nhà khoa học tự do làm việc, có thể vượt lên các quy định hiện hành. Từ một thử nghiệm nhỏ thành công, sẽ có cơ sở tính toán để thử nghiệm quy mô lớn hơn. Với cơ chế thử nghiệm kết hợp lựa chọn đúng người tài để thực hiện đúng mục tiêu, ông tin rằng rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều.

Để giữ chân nhà khoa học, khi họ làm tốt cần được tăng lương, đầu tư chế độ làm việc tốt hơn. Ngược lại khi không hoàn thành mục tiêu đề ra, họ cũng có thể bị sa thải, theo đúng quy luật thị trường. Chuyên gia này nhìn nhận, cơ chế rõ ràng, minh bạch sẽ giúp TP HCM thu hút và giữ chân được nhân tài.





Nhà khoa học làm thí nghiệm công nghệ nano tại phòng lab Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Hà An

Nhà khoa học làm thí nghiệm công nghệ nano tại phòng lab Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Hà An

Trả lời VnExpress, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM Nguyễn Việt Dũng cho biết, trên cơ sở chính sách ưu đãi về lương cho nhà khoa học vừa được HĐND thông qua, Sở đang trình UBND thành phố đề án hỗ trợ hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, đạt trình độ quốc tế. Sắp tới, các đơn vị nghiên cứu mạnh có mục tiêu trở thành trung tâm xuất sắc sẽ được hướng dẫn trình tự thực hiện. “Sở khuyến khích các đơn vị chủ động chuẩn bị chương trình nghiên cứu, kế hoạch cụ thể xây dựng trung tâm nghiên cứu xuất sắc. Khi chúng tôi công bố tuyển chọn, các đơn vị chủ động nộp hồ sơ đề xuất”, ông Dũng nói.

Hà An




Source link

Cùng chủ đề

Quy định về 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7

Theo Nghị quyết 27, 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7 như phụ cấp kiêm nhiệm; thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; trách nhiệm công việc; lưu động; ưu đãi theo nghề... Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nghị quyết...

Xây dựng, ban hành văn bản để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7

Thúc đẩy thị trường BĐS, chứng khoán Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28 ngày 5/3/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội để kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả, chủ động, thích ứng với tình hình, xu thế...

Chính phủ chốt thời hạn ban hành Nghị định chế độ tiền lương mới

Tại Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Chính phủ có những chỉ đạo quan trọng liên quan đến cải cách tiền lương. Theo đó, Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Ban chấp hành Trung ương...

Bơm vốn cho nền kinh tế; thu, chi ngân sách năm 2024 giảm

{"article":{"id":"2221789","title":"Bản tin kinh tế 1/12: Bơm vốn cho nền kinh tế; thu, chi ngân sách năm 2024 giảm","description":"Phó Thủ tướng đề nghị các ngân hàng bơm vốn cho nền kinh tế; năm 2024, giảm thu, chi ngân sách...

Từ 1/7/2024, áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bỏ cơ chế đặc thù

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền

DNVN - Tập đoàn công nghệ Meta (Mỹ) vừa giới thiệu thêm các tính năng mới trên ứng dụng Messenger, bao gồm hỗ trợ gọi video chất lượng HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo phông nền. ...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Cùng chuyên mục

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV 2

Hương nhu chứa một hợp chất gọi là SQDG, hợp chất này ức chế mạnh mẽ hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với sự nhân lên của virus được gọi là “main protease” trong virus corona. Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu (Holy Basil) có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona và các nhà nghiên cứu đặt...

TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025. Chiều 22-12, lãnh đạo TP.HCM đã có buổi gặp gỡ các thành viên hội đồng quản lý, thành viên sáng...

UAV “Made in Vietnam” tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

UAV dân sự và những công nghệ cho tương lai ...

Đặc sắc lễ hội cam, bưởi ở Bắc Giang

TPO - Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã, thị trấn và hợp tác xã trên địa bàn, thu hút hàng nghìn người dân đến xem. TPO - Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các...

Lộ diện “thế giới song song” 13,2 tỉ năm trước của Ngân Hà

(NLĐO) - Firefly Sparkle, vừa lộ diện giữa vùng vũ trụ chỉ 600 triệu năm hậu Big Bang, là bản sao "sơ sinh" của Ngân Hà. ...

Mới nhất

4 dấu hiệu đau mắt cá chân là do bệnh gout

Đau mắt cá chân là một trong những cơn đau gây phiền toái nhất. Phần lớn các trường hợp đau mắt cá chân...

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

(NLĐO) - Tối 22-12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ -...

Cú hích để TP HCM bứt phá

(NLĐO) - Trân trọng những cống hiến tâm huyết; Metro số 1 mở ra không gian đô thị mới; Mở rộng miễn, giảm học phí… là những bài viết đáng chú ý ...

Chiến sĩ “áo vàng” nhuộm xanh mùa Xuân tình nguyện 2025

(NLĐO) – Không chỉ mang mùa xuân đến với những gia đình khó khăn, trẻ em mồ côi, các chiến sĩ Xuân tình nguyện còn thực hiện...

TP.HCM phát triển đô thị vệ tinh

TP.HCM đang triển khai chiến lược phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) dọc các tuyến metro và đường Vành đai 2, Vành đai 3. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực giao thông, mà còn tạo nền tảng cho việc xây dựng môi trường sống hiện đại, tiện ích. TP.HCM đang triển khai...

Mới nhất