Trang chủNewsThời sự25 năm Việt Nam gia nhập APEC: Hành trình dấu ấn

25 năm Việt Nam gia nhập APEC: Hành trình dấu ấn

Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo trong trang phục áo dài Việt Nam tại Hội nghị APEC 2006 ở Hà Nội

Ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 10.

Giây phút lịch sử này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước trong hơn 2 thập kỷ qua.

Tiếp theo việc trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, việc tham gia APEC năm 1998 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta lên tầm toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007.

Những hình ảnh tại APEC 1998 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 

Đề cập tới lý do Việt Nam quyết định gia nhập APEC, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng khẳng định, triết lý đối ngoại của Việt Nam là luôn coi mình là một bộ phận của thế giới. Việt Nam sẵn sàng thi hành chính sách mở cửa, sẵn sàng gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, vào thời điểm cuối những năm 90, khi Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới hơn 10 năm, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá cao, bình quân khoảng 8%. Trong khi đó thị trường trong nước với dân số đông, nhưng thu nhập hạn chế nên không gian phát triển hạn chế. Vì thế, các cơ quan chức năng xác định phải tìm mọi cách mở rộng thị trường và APEC là một trong những thị trường lớn của thế giới. Ngoài ra, cuối thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa phát triển rất mạnh, Việt Nam đã chọn con đường đi theo xu hướng này.

Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 38% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu, APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện của đất nước.

Hiện nay, APEC quy tụ 15 trên 31 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 13 trong số 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết là với thành viên APEC.

“APEC là diễn đàn quan trọng trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam. Hợp tác APEC trên các lĩnh vực tự do hoá thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cải cách cơ cấu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, ứng phó với thiên tai, tăng cường kết nối… đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam”, Thứ trưởng Ngoại giao hồi năm 2017 Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Sau khi gia nhập APEC, vị thế của Việt Nam thay đổi, từ chỗ bị bao vây cô lập trở thành có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực.

Không chỉ thúc đẩy hợp tác đa phương, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Nổi bật là với vai trò chủ nhà năm APEC 2006, Việt Nam đã thúc đẩy thực chất quan hệ song phương với nhiều đối tác chủ chốt, đặc biệt là qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006. Thành công của các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực.

Phiên họp kín thứ nhất với chủ đề “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm
bền vững trong kỷ nguyên số”, trong khuôn khổ Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25,
diễn ra tại Đà Nẵng (2017). Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Tham gia APEC và thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh còn góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết cao hơn như WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, đặc sắc của APEC là cơ chế không ràng buộc nên có thể đưa ra những ý tưởng thúc đẩy hội nhập rất mạnh dạn mà qua đó, các thành viên tiên phong có thể khai thác những ý tưởng táo bạo để phát triển, hiện thực hóa thành hành động.

Điều khác biệt của hợp tác APEC so với nhiều cơ chế khác chính là việc APEC đã mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới.

Phiên họp toàn thể Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC và ABAC Ảnh Thống Nhất TTXVN

Nhìn lại chặng đường 25 năm Việt Nam tham gia APEC, có thể thấy quyết định gia nhập APEC năm 1998 là một quyết định chiến lược trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặt nền tảng cho hội nhập toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như của khu vực.

Những đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC.

Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần được các thành viên tín nhiệm ủng hộ đảm nhiệm vai trò chủ nhà các Năm APEC vào các năm 2006 và 2017. Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào thời điểm đó khẳng định, đây là sự “hiếm hoi” trong khu vực APEC. Sau 1 thập kỷ, Thế và Lực của Việt Nam đã khác rất nhiều.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các trưởng đoàn chụp ảnh chung Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25,
tổ chức tại Đà Nẵng, sáng 11/11/2017. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Dưới sự chủ trì của Việt Nam, hai Hội nghị Cấp cao APEC Hà Nội năm 2006 và Đà Nẵng năm 2017 đều được đánh giá hết sức thành công, đạt những kết quả quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với Diễn đàn APEC cũng như hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thậm chí, 2017 được đánh giá năm APEC thành công nhất sau 10 năm khi có sự tham dự của đông đủ các nhà lãnh đạo kinh tế khu vực APEC.

Tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực.

Cùng thời điểm đó, Việt Nam đã ghi dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập…

Tiếp đến, với bản lĩnh và trí tuệ, với quyết tâm và sự đồng lòng, Việt Nam đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với gần 250 sự kiện, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố biển Đà Nẵng năng động và hiện đại. Tại đây, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng tầm nhìn mới của APEC sau năm 2020 và thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC.

Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam chủ động đề xuất nhiều ý tưởng phù hợp với quan tâm chung nhằm tiếp tục đề cao vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương lấy người dân làm trung tâm, thúc đẩy phát triển bao trùm, bền vững, kết nối tiểu vùng, cải cách cơ cấu, kết nối con người, hợp tác kỹ thuật… Các ý tưởng và đề xuất của Việt Nam đã được lồng ghép trong văn kiện Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Có thể nói, thành công và những dấu ấn của hai lần đăng cai APEC khẳng định đóng góp chủ động, tích cực và hết sức trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là động lực của liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thông qua “Tầm nhìn APEC
Putrajaya 2040” tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 được tổ chức trực tuyến.
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến, dự án hợp tác, với gần 150 dự án. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bền vững, bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế số…

Đặc biệt, trong 2021 – thời điểm dịch COVID-19 gây khó khăn cho hoạt động hợp tác, Việt Nam thể hiện là quốc gia tích cực, trách nhiệm với APEC, đưa ra nhiều sáng kiến, đóng góp quan trọng. Những ý kiến của Chủ tịch nước khi đó là Nguyễn Xuân Phúc đưa ra được các nhà lãnh đạo APEC đánh giá cao. Nổi bật trong đó là sáng kiến chia sẻ công bằng vaccine, kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vaccine, hướng tới miễn dịch cộng đồng. Về phát triển, Việt Nam cũng đề ra các biện pháp rất mới, như đề nghị APEC có tầm nhìn và cách tiếp cận mới trong phục hồi kinh tế như thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử, rỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy. Trong quá trình đó thì cần hỗ trợ các các nhóm yếu thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, trong công tác điều hành hoạt động của APEC, Việt Nam đã khẳng định vai trò điều hành, thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác của APEC thông qua đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các cơ chế của Diễn đàn. Nổi bật là vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (2005 – 2006), Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC, Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều ủy ban, nhóm công tác quan trọng của Diễn đàn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đóng góp và tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Riêng trong giai đoạn 2016 – 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có rất nhiều sự bất ổn, thách thức thì diễn đàn kinh tế APEC lần này sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế bàn thảo về các vấn đề thách thức này và các biện pháp để khắc phục, cũng như là sự phối hợp về chính sách giữa các nền kinh tế, làm thế nào để mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh nhất, đồng thời bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh và vững mạnh trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường tham dự APEC 2023 tại Hoa Kỳ. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Chuyến thăm tới Hoa Kỳ tham dự diễn đàn APEC năm nay của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng với các nước thành viên để đưa tiến trình này phát triển hơn nữa, bảo đảm một sự phát triển kinh tế bền vững và đem lại những cơ hội mới, những thuận lợi mới và đặc biệt là những điều kiện để khắc phục những khó khăn, bất cập hiện nay, những bất ổn, những thách thức hiện nay do tình hình thế giới đang rất phức tạp đặt ra.

Năm 2023, Việt Nam đã tích cực ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Chủ nhà Hoa Kỳ, các thành viên APEC chủ chốt và các thành viên ASEAN trong APEC duy trì nguyên tắc thương mại – đầu tư tự do và mở của Diễn đàn, thúc đẩy đà hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nỗ lực ứng phó dịch bệnh, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, bao trùm trong dài hạn, bảo đảm thành công của Năm APEC 2023; thúc đẩy đoàn kết và đề cao vai trò của ASEAN.

Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đóng vai trò tích cực trong triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm 2040 và tiếp tục phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017. Đáng chú ý, Việt Nam là thành viên duy nhất tự nguyện báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa trên cả 3 trụ cột…

Ông Matt Murray, quan chức cấp cao Vụ Đông Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam là một đối tác thực sự quan trọng với Hoa Kỳ trong APEC, khi đóng góp vào tất cả những nỗ lực và quy trình làm việc khác nhau trong suốt năm APEC.

“Hiện tại, Hoa Kỳ đang có sự quan tâm đặc biệt đến vai trò, vị trí của Việt Nam trong việc duy trì chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Hoa Kỳ và các thành viên đã và đang tiến hành một số cuộc họp và thảo luận khác nhau trong khuôn khổ APEC về cách thức đảm bảo chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn và Việt Nam thực sự đóng một vai trò to lớn tại đây”, ông Murray cho hay.

Có thể thấy, việc Việt Nam gia nhập APEC là quyết định có tầm nhìn chiến lược của Ðảng và Nhà nước. Cùng với việc gia nhập ASEAN, tham gia sáng lập ASEM và khởi động đàm phán gia nhập WTO, tham gia Hiệp định CPTPP, gia nhập APEC thể hiện hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế và đóng góp vào xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Đây là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm châu Á – Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, khẳng định quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng.

Bài: An Ngọc

Biên tập: Nhật Minh

Tổng hợp – Trình bày: Hồng Hạnh

Ảnh, đồ họa: TTXVN

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của Việt Nam tới APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 9-16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương.  Về song phương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng...

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công tác nước ngoài đầu tiên

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm Chile, Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024. Nhận lời mời của Tổng thống Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Chile từ̀ ngày 9-12/11; thăm chính thức Peru và tham dự Tuần...

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

06/11/2024 12:48 (PLVN) - Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 từ ngày 15 – 23/11 với nhiều hoạt động đặc sắc. Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 là sự kiện quan trọng của tỉnh Hòa Bình được chuẩn bị chu đáo nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa...

Nhiều hoạt động thu hút du khách tại Tuần lễ Văn hóa

Từ ngày 15 - 23/11/2024, tại TP Hòa Bình, sẽ diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là dịp để tỉnh Hòa Bình giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc sắc của địa phương tới du khách trong và ngoài nước. ...

Hấp dẫn Tuần lễ Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

05/11/2024 16:07 (PLVN) - Chương trình "Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024" là chuỗi những sự kiện văn hóa hấp dẫn diễn ra từ ngày 15/11/2024 đến hết ngày 23/11/2024 tại Thành phố Hòa Bình. Chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2024 diễn ra trong 9 ngày từ ngày 15 – 23/11/2024 là chuỗi những sự kiện văn hóa đặc sắc như: Tối 15/11 sẽ tổ chức Lễ cầu ngư,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11, buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Buổi sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc

Chiều 7/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thành phố Trùng Khánh, tiếp tục chuyến làm việc tại Trung Quốc. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-thanh-pho-trung-khanh-trung-quoc-20241107203319221.htm

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Cùng chuyên mục

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy

(ĐCSVN) – Chương trình nhằm tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những...

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Trưa 8/11, trao đổi với PV VietNamNet, bà Bun Sốm Lào, Chủ tịch UBND xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) xác nhận, địa phương đã nhận được thông tin từ Quân khu 5 về việc treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm được máy bay Yak-130 nghi rơi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Mới nhất

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để...

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Mới nhất