Việc Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các tổ chức đa phương thể hiện ưu tiên đối với trách nhiệm ngày càng quan trọng và ngày càng cao của mình trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre (Ảnh: ĐSQ Philippines tại Việt Nam) |
APEC đã tạo ra một diễn đàn kinh tế quan trọng cho 21 nền kinh tế thành viên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi thành lập cách đây 34 năm vào năm 1989. Việc Việt Nam gia nhập APEC năm 1998 đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng. Hội nhập kinh tế toàn cầu và thị trường quốc tế cũng được hưởng lợi từ việc Việt Nam trở thành thành viên APEC.
Tôi nghĩ rằng trước những thách thức mà nền kinh tế quốc tế đang phải đối mặt, APEC vẫn là điểm đến và công cụ hiệu quả cho các cuộc đối thoại liên tục có ý nghĩa giữa các nhà lãnh đạo của nền kinh tế thành viên, khu vực doanh nghiệp và giới học thuật. Chủ đề APEC năm nay “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người” phù hợp với các ưu tiên của cả Việt Nam và Philippines trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Vì cả hai nền kinh tế chúng ta phần lớn vẫn dễ bị tổn thương trước các thách thức như biến đổi khí hậu, mất an ninh năng lượng và các cú sốc về chuỗi cung ứng, nên quan điểm và khuyến nghị chung của chúng ta sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế thành viên những thông tin đầu vào có giá trị và thiết thực.
Những trải nghiệm và hạn chế chung mà khu vực kinh tế tư nhân của chúng ta phải đối mặt cũng sẽ có tác dụng giúp các nhà lãnh đạo APEC trong việc xây dựng các chính sách kinh doanh và mô hình doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn với các thách thức; đảm bảo khả năng phục hồi, tính toàn diện, tính bền vững cho lực lượng lao động và môi trường chung.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 tại Indonesia. (Ảnh: TA) |
Việt Nam được cộng đồng ASEAN đánh giá cao như một đối tác tích cực và có giá trị vì sự gắn kết và ổn định, đóng góp vào thành công chung của ASEAN kể từ khi gia nhập Hiệp hội vào năm 1995. Việt Nam cũng trở thành thành viên quan trọng của APEC từ năm 1998 và đóng vai trò có trách nhiệm tại một số diễn đàn liên quan đến APEC, trong đó có việc đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch APEC năm 2006 và 2017.
Việc Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các tổ chức đa phương này thể hiện ưu tiên đối với trách nhiệm ngày càng quan trọng và ngày càng cao của mình trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Philippines có thiện cảm với vai trò của Việt Nam trong các diễn đàn này dựa trên cam kết và nỗ lực chung của chúng ta hướng tới hòa bình khu vực, ổn định của các thể chế dựa trên luật lệ, phát triển bền vững và toàn diện.
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Philippines không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế. Cả Philippines và Việt Nam đều có chung khát vọng đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trong khu vực. Cả hai đều có mục tiêu hàng đầu là đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, đồng thời tôn trọng lợi ích quốc gia của các nước. Những nguyện vọng chung này là nền tảng cho mối quan hệ sâu sắc và lâu dài Philippines – Việt Nam.
Chia sẻ với báo chí vừa qua, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre bày tỏ ấn tượng với những hoạt động sôi động của các cơ quan Chính phủ khác nhau tại Việt Nam. Các chương trình, dự án bị đình trệ bởi Covid-19 trong hai năm qua đã được khởi động lại với sự tham gia mạnh mẽ và nhiệt huyết hơn của các cán bộ, nhân viên và thậm chí của cả người dân. Trong khi Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cấp gạo nhập khẩu hàng đầu và đáng tin cậy của Philippines, thương mại hai chiều giữa hai nước cũng có thể được cải thiện hơn nữa về những mặt hàng như điện tử, chất bán dẫn, thiết bị và phụ tùng. Đại sứ Philippines muốn thấy nhiều công ty và thương hiệu Philippines hiện diện nhiều hơn tại Việt Nam. Theo Đại sứ, các cơ chế đối thoại rất quan trọng để đảm bảo hai nước duy trì mối quan hệ ngoại giao lành mạnh, vốn là ưu tiên hàng đầu của Philippines trong quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam. |