Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDự kiến có 30 đại học trọng điểm ở Việt Nam

Dự kiến có 30 đại học trọng điểm ở Việt Nam


Việt Nam sẽ có 30 đại học trọng điểm, tiến vào các bảng xếp hạng thế giới, gồm 5 đại học quốc gia, 18-20 trường trọng điểm ngành và 5 đại học vùng, theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin trên được đề cập trong dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (trừ các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng, các trường cao đẳng sư phạm), do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Theo đó, Bộ dự kiến đến năm 2030, cả nước có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu. Trong đó có 30 cơ sở đào tạo trọng điểm (gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng, 18-20 trường trọng điểm ngành).

Cụ thể, ngoài hai đại học quốc gia ở TP HCM và Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng dự kiến trở thành đại học quốc gia vào năm 2030. Các cơ sở đào tạo này sẽ có quyền tự chủ cao hơn các mô hình còn lại, có sứ mạng dẫn dắt và vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia về phát triển nhân tài, nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Do đó, các đại học này phải có năng lực, uy tín và chất lượng đứng đầu cả nước về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và một số lĩnh vực, ngành trọng điểm khác của quốc gia. Mục tiêu là các đại học quốc gia vào nhóm hàng đầu châu Á, có ít nhất 20 lĩnh vực nằm trong top 1.000 của các bảng xếp hạng quốc tế uy tín.

Quy mô và lĩnh vực trọng điểm của 5 đại học quốc gia (dự kiến):

Đại học Quốc gia Quy mô sinh viên Lĩnh vực, ngành trọng điểm
Hà Nội 65.000-70.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và sư phạm, xã hội và nhân văn
TP HCM 120.000-130.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, xã hội và nhân văn
Đà Nẵng 60.000-65.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến, sư phạm, tài chính
Huế 60.000-65.000 Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và SP, y dược, nông lâm, du lịch
Bách khoa Hà Nội 45.000-50.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến

Với các trường đại học trọng điểm ngành, Bộ cho biết mỗi ngành sẽ có 1-2 trường, tổng số lượng khoảng 18-20. Những trường này sẽ được chú trọng nâng cao chất lượng, tăng quy mô đào tạo sau đại học gắn với phát triển nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Từ đó, ít nhất 20 lĩnh vực có mặt trong các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.

18 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Trường đại học trọng điểm Ngành
Sư phạm Hà Nội Giáo dục và Sư phạm
Sư phạm TP HCM Giáo dục và Sư phạm
Y Hà Nội Y Dược
Y Dược TP HCM Y Dược
Luật Hà Nội Luật pháp
Luật TP HCM Luật pháp
Kinh tế Quốc dân Kinh tế và Tài chính
Kinh tế TP HCM Kinh tế và Tài chính
Hàng hải Việt Nam Giao thông – vận tải, kinh tế biển
Giao thông Vận tải Giao thông – vận tải
Xây dựng Hà Nội Xây dựng và Kiến trúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Báo chí và Truyền thông
Học viện Bưu chính Viễn thông Thông tin, Truyền thông
Học viện Hành chính Quốc gia Hành chính
Học viện Tài chính Tài chính
Học viện Âm nhạc Quốc gia Nghệ thuật
Sân khấu Điện ảnh Nghệ thuật

Bốn trường được quy hoạch trở thành đại học vùng, bên cạnh Đại học Thái Nguyên, gồm: trường Đại học Vinh, Nha Trang, Tây Nguyên, Cần Thơ.

Với các trường đào tạo giáo viên, Bộ dự kiến sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, căn cứ năng lực và uy tín, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của các địa phương, từng vùng và cả nước. Đến năm 2030, cả nước có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên các trình độ. Trong đó, 11 trường giữ vai trò hạt nhân với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo sư phạm toàn quốc.

Những trường này là: Sư phạm Hà Nội, Sư phạm 2, Sư phạm TP HCM, trường Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng), trường Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Vinh, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Cần Thơ.

Cũng theo dự thảo này, những trường đại học công lập không đạt chuẩn của Bộ sẽ được tái cấu trúc, tập trung đầu tư để đạt chuẩn trong 3-5 năm; sáp nhập vào trường khác; hoặc đình chỉ hoạt động trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030. Cách làm cũng tương tự với các phân hiệu trường đại học không đạt chuẩn.

Trong giai đoạn tới, Bộ không chủ trương thành lập đại học công lập mới, trừ một số trường hợp đặc biệt.





Khu vực bên ngoài cổng Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Khu vực bên ngoài cổng Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Việt Nam từng quy hoạch mạng lưới đại học vào năm 2013. Một số mục tiêu đến năm 2020 là cả nước có 460 cơ sở giáo dục đại học (224 trường đại học, 236 trường cao đẳng) với 2,2 triệu sinh viên. Ngoài ra, một cơ sở đào tạo lọt top 200 thế giới, khoảng 3% tổng số sinh viên là người nước ngoài.

Hiện, cả nước có khoảng 650 cơ sở giáo dục đại học (gồm 244 đại học, trường đại học, còn lại là cao đẳng) với 2,1 triệu sinh viên. Trong số này, 4 trường lọt top 1000 của hai bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới là THE và QS, thứ hạng cao nhất là 514. Số sinh viên quốc tế ở Việt Nam khoảng 45.000, tương đương hơn 2% tổng số sinh viên.

Quy hoạch mạng lưới đại học đến 2030 và tầm nhìn tới 2050 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học này. Mục tiêu là củng cố, phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam theo hướng đồng bộ, hiện đại và mạch lạc, tạo một hệ thống mở, công bằng, chất lượng với quy mô và cơ cấu hợp lý. Về lâu dài, quy hoạch này sẽ giúp Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực.

Lệ Nguyễn – Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4%.

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau 30 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có những đóng góp nổi bật, trở thành niềm tự hào của học viện. ...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều thay đổi

NDO - Ngày 31/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2024 trở về trước, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông triển khai theo Chương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo doanh nghiệp và ứng viên GenZ

(NLĐO) – Không chỉ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, ngày hội Thực tập và Việc làm TP HCM 2024 còn mở rộng cơ hội ứng tuyển là người lao động khu vực lân cận. ...

Mới nhất

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ...

Thúc đẩy hợp tác thông tin và truyền thông với các nước Trung Đông

Các buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại UAE, Saudi Arabia và Qatar góp phần đưa quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông của Việt Nam với Trung Đông ngày càng thiết thực, hiệu quả. Từ ngày 28-31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến...

Thống nhất trình Quốc hội chính sách thí điểm ‘gỡ vướng’ cho nhà ở thương mại

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện tình hình thực tiễn việc phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Ảnh: GIA HÂN Ngày 3-11, Ủy ban Thường...

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không được đặt quá gần?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết các nhà ga thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần để đảm bảo hiệu quả đầu tư. ...

Mới nhất