Trang chủNewsThời sựDoanh nghiệp nhà nước: Chiến lược quốc gia, cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước: Chiến lược quốc gia, cơ chế thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cần giao nhiệm vụ theo chiến lược quốc gia với mục tiêu cao, tạo ra thách thức để thấy rõ vai trò đi đầu của doanh nghiệp nhà nước.
Tổng tài sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang dần co lại nhưng vẫn rất lớn trong tương quan với các khu vực doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Theo tính toán sơ bộ, tổng tài sản của khối DNNN theo giá trị sổ sách năm 2021 khoảng 4 triệu tỷ đồng; đến năm 2022, tổng tài sản còn 3,8 triệu tỷ đồng. Ước tính, trung bình mỗi DNNN có tài sản khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước. Đóng góp của khu vực DNNN vẫn rất lớn, tương ứng 29% vào GDP của đất nước. DNNN cần phát huy tối đa nguồn lực đang nắm giữ để tập trung phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó, các DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, những ngành mới nổi, tập trung cho phát triển bền vững của quốc gia. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về đổi mới DNNN.
nguyen manh hung 3.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Vừa qua, chúng ta chưa nhấn mạnh đúng mức vai trò đi đầu trong thực hiện chiến lược quốc gia của DNNN”.Ảnh: Lê Anh Dũng.

Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kết hợp sức mạnh của thị trường và sức mạnh của nhà nước, là sự kết hợp của thị trường mạnh và nhà nước mạnh. Doanh nghiệp nhà nước là một đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó là lực lượng vật chất quan trọng để đi đầu trong thực hiện các chiến lược quốc gia, là chỗ dựa và trụ cột quan trọng để Đảng và Nhà nước chấn hưng đất nước.

“Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện các chiến lược dài hạn.” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Chiến lược quốc gia thường là dài hạn, nhưng thị trường thì lại thường mạnh ở ngắn hạn, vì vậy, nhà nước phải mạnh trong dài hạn. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện các chiến lược dài hạn.

Thực hiện chiến lược quốc gia thì DNNN phải đủ lớn, do vậy, nên nắm lớn bỏ nhỏ. Vừa qua, chúng ta chưa nhấn mạnh đúng mức vai trò đi đầu trong thực hiện chiến lược quốc gia của DNNN.

Thứ hai, dựa trên chiến lược tổng thể quốc gia, Nhà nước phải giao nhiệm vụ, đặt mục tiêu cao, tạo ra thách thức cho DNNN. Nhà nước có một đội quân thì phải bày binh bố trận cho cả đội quân này, mà phải làm tập trung để tạo ra hiệu quả cộng hưởng.

Việc này không thể làm phân tán. Hiện nay, lại đang là, doanh nghiệp tự đề xuất chiến lược, kế hoạch cho mình, thường là từ góc nhìn của riêng doanh nghiệp, lợi ích riêng của doanh nghiệp, và cũng thường là không thách thức để an toàn.

 Và cũng chính vì mục tiêu không cao, không nhiều thách thức mà DNNN chưa phát triển xứng tầm, ít xuất hiện các lãnh đạo DNNN xuất sắc.

Cái cần thay đổi là, Chính phủ cầm trong tay các DNNN lớn thì phải giao nhiệm vụ theo chiến lược quốc gia, mục tiêu cao và phải tạo ra các thách thức, tạo ra sự đi đầu của DNNN về phát triển xanh, phát triển số, về quản trị và công nghệ, về tự cường và hội nhập quốc tế, và đặc biệt là về chuyển đổi số (CĐS).

CĐS vừa là không gian phát triển mới vừa là mô hình kinh doanh mới, cách quản trị mới.

dnnn 7.jpg

DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, tập trung chuyển đổi số.Ảnh: Hoàng Hà

Thứ ba, doanh nghiệp thì có lợi nhuận là do chấp nhận rủi ro. Rủi ro bằng không thì lợi nhuận bằng không. Nhưng hiện nay, đại diện chủ sở hữu, thanh tra, kiểm tra lại tập trung nhiều vào một rủi ro cụ thể. Doanh nghiệp mà đánh 10 trận, 7 thắng 3 thua, tổng thể là thắng thì vẫn bị đánh giá là 3 thua. Và đây đang là nỗi sợ chính của các DNNN.

“Cái cần thay đổi là không đánh giá DNNN theo từng dự án, mà đánh giá toàn bộ. Nếu không thay đổi cách đánh giá thì sẽ không tạo ra sự phát triển DNNN.” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Nỗi sợ này làm cho DNNN không dám chấp nhận rủi ro, luôn chọn cái an toàn nhất. Với một doanh nghiệp thì cái an toàn nhất lại thường là cái không an toàn nhất theo góc nhìn phát triển và góc nhìn thị trường. Cái cần thay đổi là, không đánh giá DNNN theo từng dự án, mà đánh giá toàn bộ.

Nếu chúng ta không thay đổi cách đánh giá DNNN thì sẽ không tạo ra sự phát triển DNNN, các DNNN sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng thấp như hiện nay để an toàn. Số liệu cho thấy, tăng trưởng của các DNNN giai đoạn 2016-2020 thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của đất nước, tức là khu vực DNNN đang nhỏ dần đi.

Thứ tư, đổi mới sáng tạo (ĐMST) là hoạt động có rủi ro cao nhất. DNNN kém về ĐMST chính là vì nỗi sợ rủi ro. Giải được câu chuyện đánh giá trên thì cũng giải được câu chuyện ĐMST của DNNN. Ngoài ra, ĐMST còn liên quan đến đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ của DNNN đang bị quản như tiền ngân sách.

Nếu không sớm thay đổi cách quản lý quỹ theo hướng nghiên cứu là dự án có rủi ro cao thì tiền này sẽ vẫn còn nằm đó, doanh nghiệp sẽ không dám sử dụng. Và thực tế thì quỹ này được trích đến 10% lợi nhuận trước thuế, nhưng hiện nay sử dụng chỉ xung quanh 1%, tức là mới dùng khoảng 1/10.

dnnn 3.jpg

Giá trị tạo ra của doanh nghiệp là do vốn và lao động.Mô hình giá trị tạo ra được chia thành 2 phần đã thí điểm hơn chục năm nay đang chứng tỏ hiệu quả.Ảnh: Hoàng Hà

Thứ năm, Nhà nước quản lý DNNN chặt chẽ phần nhiều là vì do không nhìn thấy nên sợ, và vì sợ nên chặt. Nếu Nhà nước xây dựng được hệ thống giám sát toàn diện DNNN, tức là nhìn thấy, thì Nhà nước sẽ thả nhiều hơn cho DNNN.

“Khi DNNN chuyển đổi số, Nhà nước yên tâm vì nhìn thấy, sẽ giao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì được cảnh báo sớm mà sửa sớm, giảm tai nạn, bảo vệ được cán bộ.” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

 Bởi vậy, Chính phủ nên yêu cầu các DNNN chuyển đổi số, trước mắt, đưa toàn bộ hoạt động quản lý của DNNN lên môi trường số, và kết nối online về cơ quan quản lý nhà nước, về cơ quan chủ sở hữu, về cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rồi dùng công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo, để giám sát, đánh giá, cảnh báo sớm, nhắc nhở sớm.

Khi đó, Nhà nước thì yên tâm vì nhìn thấy, và cũng vì yên tâm hơn mà sẽ giao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thì được cảnh báo sớm mà sửa sớm, giảm tai nạn, bảo vệ được cán bộ.

Thứ sáu, giá trị tạo ra của doanh nghiệp là do vốn và lao động. Mô hình giá trị tạo ra, tức là lợi nhuận trước thuế và trước lương, được chia thành 2 phần, một phần cho quỹ lương doanh nghiệp, phần còn lại là cho Nhà nước, đã được thí điểm hơn chục năm nay và chứng tỏ hiệu quả thì nên cho áp dụng rộng rãi.

Thí dụ, Viettel được giao khoán 20% lợi nhuận trước thuế và trước lương để lập quĩ lương. Nó hơi giống việc người lao động sở hữu 20% doanh nghiệp, đây là động lực rất mạnh mẽ để DNNN tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm ra nhiều thì được hưởng nhiều, và nhà nước cũng được hưởng nhiều, trong trường hợp của Viettel là nhiều gấp 4 lần phần người lao động được hưởng. Đây cũng là cách cổ phần hoá mà không cổ phần hoá.

Thứ bảy, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cần phải bình đẳng. Giai đoạn đầu mở cửa, chúng ta dành nhiều ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, có lúc đến mức như bảo hộ ngược, khó với doanh nghiệp trong nước, dễ với doanh nghiệp nước ngoài.

“Các doanh nghiệp Việt chỉ lớn lên được khi giao những dự án lớn.” –  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Qua 35 năm đổi mới, đã đến lúc phải coi trọng hơn thị trường trong nước. Coi trọng sự tự cường và doanh nghiệp trong nước thì việc đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước là cần thiết.

Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp trong nước, trong đó có DNNN. Nuôi dưỡng, phát triển các doanh nghiệp trong nước là câu chuyện lâu dài và khó hơn là thu hút đầu tư nước ngoài, bởi vậy cần có bàn tay nhà nước.

Cần chuyển từ cách làm giao Tây rồi Tây thuê ta làm thầu phụ thành giao ta rồi ta thuê Tây làm những phần mà ta chưa làm được. Các doanh nghiệp Việt chỉ lớn lên được khi giao cho họ những dự án lớn.

Thứ tám, quản lý DNNN nên tránh nhảy từ cực này sang cực kia. Về kinh doanh, có lúc thì đa ngành quá đà, có lúc lại đơn ngành cực đoan làm cho DNNN hết không gian phát triển. Về tổ chức, có lúc thì DNNN sinh con đẻ cái quá thoải mái, có lúc đến thành lập một trung tâm cũng phải lên đến Thủ tướng, làm cho DNNN không còn sự linh hoạt.

Về vốn, có lúc để lại cả 100% lợi nhuận sau thuế để tăng vốn, có lúc lại hạn chế việc tăng vốn. Bởi vậy, chính sách cho DNNN cần có sự điều chỉnh tiệm tiến. Lắng nghe kỹ DNNN, phân tích khoa học, tổng thể, không nên vì một tai nạn mà nóng vội thay đổi lớn về chính sách.

Nói tóm lại, đổi với DNNN, chiến lược thì quốc gia, cơ chế vận hành thì thị trường.

Vietnamnet.vn

Cùng chủ đề

Cần xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành cổ phần hóa

Theo PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân), cần phải có cơ chế xử lý với tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ này. PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân). Kể từ khi bắt đầu tiến trình CPH, thoái vốn nhà nước vào đầu những năm 2000 đến nay, ông có cho rằng, chưa bao...

Quan điểm mới “cởi trói” cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước

Qua tiếp cận dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các chuyên gia đánh giá cao quan điểm xây dựng luật đã xác lập nguyên tắc: Nhà nước được xác định là một nhà đầu tư vốn đặc biệt tại doanh nghiệp, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. ...

Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ

Báo VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Vietnam Open Summit 2020 được tổ chức vào tháng 11/2020. Bài viết vẫn còn nguyên tính thời sự khi đề cập đến mã nguồn mở, trong điều kiện các quốc gia trên thế giới đều mong muốn làm chủ công nghệ mà mình sử dụng như hiện nay. Công nghệ thông tin, công nghệ số đã, đang và sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025.  Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025. Dự thảo tờ trình lần này, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất...

Nhà sáng lập Google trở về

Hiện tại, CEO Sundar Pichai là người cầm trịch tại Google, tuy nhiên, vẫn còn một số nhân vật khác đang cùng ông điều hành. Một trong số đó là đồng sáng lập Sergey Brin. Ông đã rời công ty một thời gian nhưng dựa theo cuộc phỏng vấn gần đây, điều này hiện thay đổi. Brin trở lại làm việc tại Google cho các dự án AI. Brin được mời tham gia trao đổi tại hội nghị All-In...

Vietravel Airlines bất ngờ thay tổng giám đốc

Người được bổ nhiệm thay thế ông là ông Đào Đức Vũ. Ông Vũ đảm nhận cương vị Tổng giám đốc Vietravel Airlines thay cho người tiền nhiệm Nguyễn Minh Hải, người vừa rút khỏi ghế tổng giám đốc sau chưa đầy 1 năm nắm giữ. Lễ bổ nhiệm diễn ra ngày 4/9. Tuy nhiên, thông tin chính thức vừa được hãng phát ra sáng nay (17/9), tức sau đó gần hai tuần. Ông Đào Đức Vũ có hơn 35...

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cùng chuyên mục

Giải quyết sự cố cầu Phong Châu: Giám định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm

(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục bảo vệ hiện trường và các biện pháp đảm bảo an toàn cho đến khi hoàn thành công tác giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật. Bảo vệ hiện trường, bảo...

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Theo Reuters cập nhật ngày 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội từ 180.000 lên 1,5 triệu quân nhân tại ngũ, khiến quốc gia này có lực lượng quân đội lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Tổng cộng, số người của lực lượng vũ trang Nga có thể lên tới 2,38 triệu người. Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược...

Trăng rằm Trung thu 2024 đón cùng lúc 3 hiện tượng kỳ thú

  Theo NASA, siêu trăng tháng 9 (tức trăng rằm Trung thu) năm nay là một sự kiện đặc biệt hiếm khi diễn ra cùng lúc 3 hiện tượng thiên văn. Cụ thể, trăng rằm này sẽ đạt đỉnh vào khoảng 9h35 sáng 18/9 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên người quan sát tại Việt Nam có thể thấy trăng tròn xuyên suốt 3 đêm từ thứ Ba, 17/9 đến thứ Năm, 19/9. Trăng Trung thu năm nay cũng được coi...

Bắt đầu bán vé máy bay Tết

TPO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không Việt Nam đã đồng loạt mở bán vé máy bay dịp Tết ngay từ giữa tháng 9.  Ngày 16/9, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO công bố mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/01 - 12/02/2025, tức ngày 14 tháng Chạp...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Mới nhất

Bắt đầu bán vé máy bay Tết

TPO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không Việt Nam đã đồng loạt mở bán vé máy bay dịp Tết ngay từ giữa tháng 9.  Ngày 16/9, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO công bố mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên...

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc...

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Theo đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ GDĐT giá cao tinh thần tương thân,...

55 học sinh Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc Trung thu

Ngày 17-9, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xín Mần - thông tin bệnh viện có tiếp nhận 55 bệnh nhân là học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần (Hà Giang), chẩn đoán nghi...

Mới nhất