Trang chủDestinationsQuảng NamDưới bóng sưa Hương Trà | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Dưới bóng sưa Hương Trà | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



Giữa các tiết Thanh minh và Cốc vũ, hai khối phố Hương Trà Tây và Hương Trà Đông (phường Hòa Hương, Tam Kỳ) ngập sắc hoa sưa. Những vòm sưa vàng rực, bao đời rợp bóng trên các dấu tích văn hóa, gợi nhớ về quá trình dựng xây làng xã của bao lớp tiền nhân ở một xóm ấp ven ngã ba sông Tam Kỳ.

Con đường đắp Hương Trà. Ảnh: PHÚ BÌNH
Con đường đắp Hương Trà. Ảnh: PHÚ BÌNH

Theo dấu những di tích ở Hương Trà có thể biết chuyện mở đất, chuyện thờ tự, chuyện trị thủy và cả những truyền thuyết dân gian đã từng trở thành biểu trưng của một vùng văn hóa.

Dấu tích mở đất

Hương Trà là một ấp của xã tân lập Tam Kỳ xưa thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa nằm ở bờ bắc sông Tam Kỳ. Đây là cồn đất sa bồi, chỗ dừng chân của hai ông Trần Cảnh Lan và Trần Cảnh Huệ đã từ xã Kim Chuyết (gần cửa biển Y Bích), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào vùng đất ngã ba sông Tam Kỳ hồi đầu thế kỷ 16.

Hương Trà được bao bọc bởi hai nhánh sông, một nhánh đã mở rộng như hiện nay, nhánh kia bị bồi lấp vì ngăn dòng, trở thành cánh đồng bao gồm các xứ Cửa Truông, Bàu Lăng, Bàu Đình, Bãi Sơn (nay nằm giữa các khối phố Hương Trà và Hương Sơn của phường Hòa Hương).

Bờ nam của nhánh sông bị bồi lấp nay còn dấu tích bến đò Gò Găng. Gần bến đò ấy là mộ hai ông thủy tổ tộc Trần nói trên. Con trai ông Trần Cảnh Lan là Trần Văn Bôi (đời thứ 2) và cháu nội là Trần Văn Nghiêm (đời thứ 3) được an táng gần bờ bắc đối diện, về sau hậu duệ tộc Trần cải táng mộ ông Bôi và mộ ông Nghiêm (được sắc phong danh vị đồng Tiền hiền làng Tam Kỳ) cùng vợ ông Nghiêm là bà Mai Thị Thiện về bên mộ hai ông thủy tổ tộc Trần. Khu lăng mộ này là dấu tích mở đất xưa nhất trên đất Tam Kỳ.

Đình làng Hương Trà – Tam Kỳ

Xã Tam Kỳ xưa có đình làng nằm ven đường thiên lý, gần ngã tư Phan Châu Trinh và trục đường Tôn Đức Thắng – Duy Tân hiện nay (về sau di dời về ấp Hương Trà và dân gian quen gọi là đình Hương Trà). Đình lập khi nào không rõ, chỉ biết từ thời Minh Mệnh đến thời Tự Đức đã có các sắc phong triều đình ban cho các thần được thờ trong đình.

Trong số đó có sắc phong: “Bảo an chi thần” cho Thành hoàng làng (ngày 27/9/1826 – niên hiệu Minh Mệnh thứ 7); sắc phong “Hàm hoằng Quang đại Chí đức Chuyện biện Hiển hóa thượng đẳng thần” cho bốn vị Tôn thần có tên “Đại càn Quốc gia Nam hải” và sắc phong “Dương uy Ngự vũ Bảo chứng Kiện thuận Hòa nhu Hàm quang tôn thần” cho thần Bạch Mã (cả hai được cấp cùng ngày 2/11/1852 – niên hiệu Tự Đức thứ 5).

Ngoài ra, nằm sát đình Tam Kỳ còn có miếu Quan Thánh (sau di dời, bộ tượng Quan Thánh được nhập chung vào thờ trong đình) cũng được nhận sắc phong “Quan Thánh đế quân miếu hộ quốc tý dân” (ngày 12/4/1843 – niên hiệu Thiệu Trị thứ 3).

Theo một tư liệu còn lưu, vào năm 1886, sau các cuộc giao tranh giữa quân Pháp và tay sai với quân Nghĩa hội Cần vương Quảng Nam ở Tam Kỳ và sau trận lụt lớn tiếp theo, một số sắc phong ở đình xã Tam Kỳ bị mất hoặc hư hỏng. Vào ngày 14/12/1887 – niên hiệu Đồng Khánh thứ 2, lý trưởng xã Tam Kỳ đã sao lục lại các phó bản sắc phong và làm đơn gửi lên quan phủ Tam Kỳ và quan Tuần phủ Nam Ngãi xin (chuyển ra triều đình) cấp lại.

Lai lịch một đường hoa

Các vị cao niên Hương Trà kể: đến khoảng giữa thời Tự Đức, cồn đất Hương Trà vẫn lẻ loi giữa hai nhánh sông Tam Kỳ; muốn lên đường thiên lý để ra huyện, ra phủ phải qua đò. Có viên chánh tổng Chiên Đàn sở tại là dân ở ấp Hương Trà đã huy động các nhà giàu trong làng góp của cùng dân chung sức đắp con đập bổi ngăn nhánh sông Hương Trà chảy ra hướng bắc để làm đường đi.

Thấy việc có lợi, lại có thể chặn dòng để biến đất thành ruộng, toàn dân các ấp bộ trong xã Tam Kỳ nhất tề hưởng ứng. Họ vào tận hai làng Bích Ngô và Thạch Kiều ở phía nam sông Tam Kỳ (nay là thôn Bích Ngô và Thạch Kiều ở xã Tam Xuân I, Núi Thành) để mua cây chà rang trên đồi Trà Quân và các đồi chung quanh chở về làm bổi độn đắp đập. Thấy việc công ích chính đáng, lý trưởng hai làng Bích Ngô và Thạch Kiều đã đồng ý cho dân Tam Kỳ vào chặt bổi, không lấy đồng nào.

Đập bắt đầu đắp từ phía đường thiên lý Bắc Nam, phải cừ nhiều lớp tre bên ngoài, sát chân đập trồng cừa, lớp trong cùng trồng sưa. Công việc tiến hành liên tục gần 6 – 7 năm mới xong. Hàng năm xã Tam Kỳ bố trí dân đinh tu bổ. Nhờ có cừa chống xói lở, có sưa giữ chân đất, con đập có tên “Đường đắp” vững vàng qua thời gian. Những hàng sưa ken dày hai bên trở thành những vòm cây cổ thụ phủ kín con đường đắp, đến mùa hạ nở hoa vàng ruộm, tạo thành một cảnh quan độc đáo.

Ngôi mộ huyền thoại của thầy Lánh

Ở Hương Trà – Tam Kỳ (và nhiều nơi ở Quảng Nam) từng lưu hành truyền thuyết về một vị pháp sư (thầy phù thủy) họ Nguyễn Đức tên là Lánh có ngoại hiệu Bích nhãn tôn sư (ông Thầy mắt xanh).

Truyền thuyết có nhiều dị bản này chủ yếu nói về các hành động đầy quyền phép của “Đức Thầy” như: lấy của người giàu chia cho người nghèo, quấy nhiễu quân lính và quan lại triều đình bằng các đội âm binh được hóa phép từ các hạt đậu (sái đậu thành binh) và dời một ngôi đình lớn (thường được kể mặc định là đình Trà Luông) về thay cho ngôi đình tranh tre khiêm tốn ở làng Diêm Điền – quê thầy Lánh.

Đỉnh điểm kịch tính của huyền thoại này là chuyện vợ chồng ông Thầy bị bắt giải về sân triều đình để chịu xử tội theo luật “tam ban triều điển” (chọn một trong ba cách chết: dùng lụa tự thắt cổ, tự đâm vào tim hoặc tự uống thuốc độc).

Thầy Lánh xin chọn dải lụa và đã hô biến dải lụa thành con rồng để vợ chồng cưỡi lên đào thoát về phương Nam. Khi bay ngang qua ấp Hương Trà, ông Thầy đánh rơi chiếc giày và ngay chỗ chiếc giày rơi dân làng đắp một ngôi mộ để tưởng niệm, về sau dân gian gọi là “mộ giày thầy Lánh”.

Huyền thoại trên có nguồn gốc thực tế. Hậu duệ ông Nguyễn Đức Lánh xác nhận “mộ giày” đúng là nơi an táng thân xác ông Lánh và hàng năm con cháu tộc Nguyễn – Diêm Điền lên giẫy mả và cúng kính (ngày 12 tháng 8 âm lịch). Trên bia mộ hiện còn rõ dòng chữ “Thượng đợi Bích nhãn Tôn sư Nguyễn Đức Lánh tiên sinh thần mộ” (đây là mộ linh của ông Tổ cao đời của chúng tôi là Nguyễn Đức Lánh có ngoại hiệu là Bích nhãn tôn sư).

Tìm về Diêm Điền (thôn 4 – nay có tên là Bản Long), xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, trong gia phả tộc Nguyễn Văn ghi tên nhân vật huyền thoại này với dòng “Thượng tằng tổ Bích nhãn tôn sư Nguyễn Đức Thêm tiên sinh” (Tằng tổ đời bên trên của chúng tôi có tên là Nguyễn Đức Thêm – hiệu Bích nhãn tôn sư).

Các dấu tích văn hóa trên đã trở thành những điểm đến đáng nhớ trong lễ hội hoa sưa Hương Trà được tổ chức hàng năm tại Tam Kỳ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thượng tướng Võ Minh Lương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bình Dương

(Bqp.vn) - Chiều 15/11, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Rạch Bắp, phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.Các đại biểu dự ngày hội.Phát biểu tại ngày hội, Thượng tướng Võ Minh Lương bày tỏ vui mừng về thành tích, sự năng động, sáng...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI hàng đầu trong khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục thuộc Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD & ĐT) với tiêu đề “Bộ Giáo dục...

Chủ nhân hit ‘Đi giữa trời rực rỡ’ từng có lúc ‘đánh mất mình’

Ngô Lan Hương - chủ nhân bản hit "Đi giữa trời rực rỡ" nói từng vấp ngã, cảm giác loay hoay và đôi khi đánh mất mình khi đứng trên sân khấu. Ngày 15/11, sự kiện ra mắt show Blue bus – Chuyến xe xanh diễn ra tại TPHCM. Dàn khách mời gồm những cái tên trẻ tuổi nổi bật của làng nhạc. Ca sĩ Ngô Lan Hương, rapper Mai Âm Nhạc, MC Bùi Quang Huy, nhạc sĩ Đỗ Hiếu...

Ứng dụng AI trong y tế đã ra đời để giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện

Mới đây, Sở Y tế Cà Mau đã chủ trì tổ chức hội thảo với chủ đề: “Nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán hình ảnh bằng các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI)”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Chỗ dựa của người lao động | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Những năm qua, Công đoàn Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (đóng tại xã Duy Trinh, Duy Xuyên) chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển sản xuất - kinh doanh của...

Hà Đông – Tam Kỳ: Làng và tư liệu chữ Nho | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Ngoài các tư liệu đã được các cơ quan văn hóa, bảo tồn ở địa phương công bố và bảo quản, hiện còn khá nhiều tư liệu chữ Nho lưu trong các gia đình, gia tộc cũng như trên thực địa ở các huyện Núi Thành, Phú Ninh và TP.Tam...

Đại hội Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028 | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 20/3, Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Nam tổ chức đại hội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Ông Trần Đình Hà - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Trung đến dự. ...

230ha lúa ở Núi Thành được phun thuốc trừ đạo ôn bằng máy bay không người lái | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Trước tình hình bệnh đạo ôn cổ bông gây hại mạnh trên lúa đông xuân, sáng nay 24/3, Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành phối hợp Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang) tổ chức phun thuốc bằng máy bay không người lái để phòng trừ bệnh. ...

Chả bê ống tre – món quen mà lạ | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Là một trong những món ăn đặc sản quen thuộc và nổi tiếng của xứ Quảng, nhưng qua bàn tay khéo léo của anh Trương Thanh Hiên, chả bê Cầu Mống trở nên mới lạ, ấn tượng và hấp dẫn bao thực khách… ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Đầu tư 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác thực chất và hiệu quả giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong thời gian qua, trong đó có các khuyến nghị quan trọng của Đoàn tham vấn Điều IV dành cho Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, duy trì các...

Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc

(ĐCSVN) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tối 15/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và...

Tôn vinh 25 điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình tôn vinh những điển hình trong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với tên gọi Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài...

41 HCV, 63 HCB cho nghệ sĩ tranh tài tại Liên hoan sân khấu cải lương 2024

(NLĐO) - Liên hoan bế mạc trong niềm hân hoan của đông đảo nghệ sĩ cải lương hướng về những tác phẩm sẽ sáng đèn sau những...

Mới nhất