Trang chủNewsThế giớiBáo Anh: Việt Nam - "con hổ kinh tế" mới của châu...

Báo Anh: Việt Nam – “con hổ kinh tế” mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ



“Chỉ hai thập niên trước, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Giờ đây, đất nước này là một trung tâm thịnh vượng của khu vực với dư địa lớn để phát triển hơn nữa”.

Báo Anh chỉ ra tiềm năng phát triển của Việt Nam
Bài phân tích gần đây trên trang moneyweek.com về triển vọng kinh tế Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình)

Dư địa phát triển rất lớn

Một bài viết gần đây trên trang moneyweek.com (chuyên về phân tích đầu tư của Anh) với tựa đề “Việt Nam, con hổ kinh tế mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ, nhà đầu tư lưu ý” đã khẳng định Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển và được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Mở đầu bài phân tích, tác giả viết: “Chỉ hai thập niên trước, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Giờ đây, đất nước này là một trung tâm thịnh vượng của khu vực với dư địa lớn để phát triển hơn nữa”.

Bài viết đã chỉ ra rằng, Việt Nam thống lĩnh trong lĩnh vực điện thoại thông minh, phần lớn là nhờ khoản đầu tư khổng lồ của tập đoàn Samsung. Việt Nam đang có kế hoạch chuyển dịch từ ngành dệt may và lắp ráp “thâm dụng lao động” sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao như chất bán dẫn.

Điều này đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến Việt Nam trước áp lực ngày càng lớn trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, bài viết đề cập lợi thế thị trường cận biên của Việt Nam. Theo đó, nền kinh tế đang bùng nổ này đã được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý nhưng chưa nhiều bởi Việt Nam vẫn chưa được công ty tài chính MSCI của Mỹ phân loại là thị trường mới nổi (EM) mà hiện vẫn chỉ là “thị trường cận biên”.

Điều này khiến cổ phiếu của Việt Nam xếp ngang hàng với cổ phiếu của Benin, Kazakhstan và Serbia. Trong trường hợp Việt Nam được thăng hạng thành EM, các quỹ theo dõi chỉ số EM chuẩn sẽ đổ vốn mạnh vào Việt Nam, và nhờ đó sẽ đẩy giá trị cổ phiếu trong nước, ước tính khoảng 5-8 tỷ USD, lên cao.

Cổ phiếu của Việt Nam là thành tố lớn nhất trong thị trường cận biên và nhiều năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh cược rằng, việc thăng hạng chỉ là vấn đề thời gian.

Theo bài viết, thị trường chứng khoán cũng là một trong những khía cạnh mà các nhà đầu tư cần lưu ý. Việt Nam ghi nhận mức lạm phát thấp hơn so với nhiều nền kinh tế phương Tây. Điều này cho phép Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2023, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô vào thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với gửi tiền ở ngân hàng.

Tác giả bài viết nhận định, đối với các nhà đầu tư, sự biến động của thị trường chứng khoán trong nước có nghĩa là Việt Nam chưa phải là quốc gia quan trọng trong danh mục đầu tư, nhưng vẫn đáng để quan tâm.

Trong trường hợp được nâng hạng, cổ phiếu của Việt Nam sẽ có lực đẩy mạnh. Ngay cả khi là thị trường cận biên, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn.

Hoàn toàn lạc quan trước mục tiêu năm 2045

Bài viết dẫn lại một báo cáo của Viện Brookings, tổ chức tư vấn của Mỹ, lưu ý rằng “để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình ít nhất 7% trong 25 năm tới”. Điều này không phải là dễ dàng. Mức lương thấp của Việt Nam là điểm thu hút chính đối với nhà đầu tư, nhưng lợi thế đó không thể tồn tại mãi nếu mục tiêu cuối cùng là một xã hội giàu có hơn.

Tuy nhiên, cũng có những lý do để lạc quan về mục tiêu nêu trên. GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở mức 4.000 USD. Con số này chưa bằng 1/3 mức trung bình toàn cầu, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để “bắt kịp” tăng trưởng trước khi nguy cơ về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra.

Theo bài viết, hiện nay, nhiều quốc gia nhận thấy con đường đạt đến mức thu nhập cao bị cản trở bởi nguồn nhân lực có trình độ thấp khiến lực lượng lao động bị bó buộc vào những công việc nhàm chán trong nhà máy. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chi nhiều hơn đáng kể cho giáo dục tính theo phần trăm GDP so với nhiều quốc gia.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), số năm đi học trung bình của người Việt Nam dài thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam cao nhất trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Do đó, lực lượng lao động có trình độ học vấn và kinh doanh của Việt Nam đang được trang bị tốt để đảm bảo cho lộ trình phát triển của đất nước.

Tờ báo Anh cho rằng, Việt Nam được mệnh danh là con hổ châu Á mới, gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore trong nửa sau thế kỷ XX. Các nhà đầu tư Việt Nam chắc chắn hy vọng rằng đất nước có thể noi gương những “con hổ” trước đó để vào nhóm thu nhập cao, được WB định nghĩa là những quốc gia có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên 13.845 USD.

Tác giả bài viết cũng đưa ra một lưu ý cho Việt Nam rằng, cần nhìn vào kinh tế của các nước láng giềng gần gũi ở Đông Nam Á để rút ra bài học. Trong những năm 1990, Thái Lan và Malaysia có mức tăng trưởng ấn tượng nhưng phải vật lộn để lấy lại đà cũ trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Do vậy, con đường để đạt được mục tiêu sẽ không dễ dàng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Thay đổi để bứt phá

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố trong tháng 10, đã chỉ ra cơ hội mới cho Việt Nam trong kết nối thương mại toàn cầu, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại quốc tế tạo động lực thúc đẩy vị thế của các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam cũng đưa ra nhiều nhận định tích cực,...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Cách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam.

Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó, xác định thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc-Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Tuy nhiên, “sóng” bán tháo mạnh sẽ sớm qua, giới phân tích vẫn lạc quan. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.

Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Từ ngày 1-30/11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ngày 2/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".

Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách "Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất mới' trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Hộp xà phòng Boeing cấp cho Không quân Mỹ đội giá gần 8.000%

Trang Newsweek ngày 31.10 đưa tin báo cáo kiểm toán của Lầu Năm Góc chỉ ra Boeing đã tính giá quá cao với nhiều thiết bị cấp cho máy bay vận tải C-17. ...

Cùng chuyên mục

Đặc nhiệm Israel đột kích miền bắc Li Băng, bắt thuyền trưởng tàu dân sự?

Bộ trưởng Li Băng ngày 2.11 xác nhận một công dân nước này là thuyền trưởng tàu dân sự đã bị lực lượng đặc nhiệm Israel bắt giữ khi đột kích miền bắc Li Băng. ...

Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách "Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất mới' trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.

Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử

Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm...

Mới nhất

Vun đắp thêm tình đoàn kết giữa nhà báo các cơ quan báo chí

(CLO) Chiều 2/11, Hội khỏe Hội Nhà báo TP. Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại sau những ngày thi đấu, tranh tài sôi...

Những tân cử nhân đầu tiên của ngành quản trị sự kiện

95% cử nhân có việc làm đúng chuyên môn đào tạo trước khi nhận bằng tốt nghiệp, 5% còn lại học lên thạc...

Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá. Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải...

Các “ông lớn” ký hợp tác chiến lược, đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Halal

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản...

Mới nhất