Trang chủChính trịChủ quyềnNhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh...

Nhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh tế


img_7083.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu tại cuộc họp Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản được tổ chức từ ngày 8-9/11 tại Hà Nội

Tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về địa chất, ông Trần Mỹ Dũng – Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam cho biết các ý kiến chủ yếu tập trung đề nghị bổ sung một số thuật ngữ về địa chất, tài nguyên vị thế; bổ sung tài nguyên năng lượng dòng chảy vào tài nguyên địa chất tái tạo; bổ sung làm rõ trách nhiệm bảo vệ tài nguyên địa chất (nội dung gì cần bảo vệ); bổ sung cụ thể trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác.

Các ý kiến cũng đề nghị bổ sung cho phép UBND các tỉnh tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoảng sản đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh; bổ sung cho phép các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực được thực hiện điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; bổ sung quyền được tham gia lập đề án, kiểm tra, giám sát thi công đề án cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

img_7172.jpg
Ông Trần Mỹ Dũng – Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về địa chất

Đối với các ý kiến trong nhóm chuyên đề về khoáng sản, có nhiều nhóm nhỏ hơn. Trong đó, có các ý kiến đề nghị chỉnh sửa hoặc bổ sung quy định về phân loại khu vực khoáng sản; khu vực hoạt động khoáng sản; khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; sử dụng đất, khu vực biển, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản; sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước trong hoạt động khoáng sản; giấy phép khai thác khoáng sản…

Ông Nguyễn Trường Giang, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, Trưởng nhóm chuyên đề về khoáng sản yêu cầu các nhóm nhỏ trao đổi, thảo luận sôi nổi để tìm ra những điểm cần thay đổi hoặc bổ sung trong dự thảo Luật, đồng thời đại diện các nhóm nhỏ tổng hợp tất cả các ý kiến góp ý thu được sau hai ngày làm việc để gửi Ban soạn thảo, Tổ biên tập sớm hoàn thiện dự thảo.

Tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về công cụ kinh tế, ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, Trưởng nhóm cho biết, đối với các nguồn thu ngân sách (Điều 105 của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản), có một số ý kiến đề xuất gộp khoản 1 (Thuế theo quy định của pháp luật về thuế) và khoản 2 (Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) thành 1 khoản; một số tổ chức, cá nhân đề nghị bỏ khoản 3 (hoàn trả chi phí nhà nước đầu tư) và khoản 4 (tiền cấp quyền); một số địa phương đề nghị bổ sung khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nhóm đề xuất giải trình giữ nguyên khoản 3 và khoản 4 và không bổ sung khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 106), có một số ý kiến đề nghị khi trữ lượng khai thác thực tế thấp hơn trữ lượng khai thác được phê duyệt, thì phải điều chỉnh việc hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đảm bảo phù hợp, công bằng. Về vấn đề này, nhóm đề nghị giữ nguyên theo quy định, nghĩa là tính theo trữ lượng phê duyệt, trong trường hợp khi khai thác hết trữ lượng đã được cấp phép, doanh nghiệp phải báo cáo và chuẩn bị điều chỉnh giấy phép theo hướng tăng trữ lượng để có cơ sở điều chỉnh tiền cấp quyền theo trữ lượng cấp phép điều chỉnh.

Bên cạnh đó, có một số tỉnh đề nghị bổ sung trường hợp hết hạn giấy phép khai thác nhưng chưa khai thác được và có lý do chính đáng được địa phương xác nhận thì sẽ được hoàn trả lại tiền cấp quyền. Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã có quy định đối với những trường hợp vì lý do bất khả kháng và không giải phóng được mặt bằng nên không khai thác được khoáng sản thì sẽ được hoàn trả tiền cấp quyền, còn đề xuất của một số địa phương như trên là đề xuất chung chung, dễ dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện, vì thế nhóm cho rằng không nên quy định như vậy.

img_7225.jpg
Ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam tổng hợp các ý kiến trong nhóm chuyên đề về công cụ kinh tế

Cũng có một vài ý kiến đề nghị không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp khai thác để cung cấp cho các dự án đầu tư công. Tuy vậy, nhóm cho rằng các dự án đầu tư công cũng cần tính đúng tính đủ tất cả các khoản chi phí để xác định giá thành, do vậy cần đảm bảo công bằng về nghĩa vụ tài chính.

Đối với trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 112), đây là nội dung có nhiều ý kiến góp ý nhất trong lĩnh vực tài chính về địa chất và khoáng sản. Trong đó, có 3 nguồn ý kiến gồm: Tính tiền theo trữ lượng huy động vào khai thác; tính tiền theo sản lượng khai thác thực tế và tính tiền theo trữ lượng được phép khai thác. Theo ông Trần Phương, nhóm đã trao đổi và thống nhất đề xuất “Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác” ghi trong giấy phép khai thác và sẽ tính tiền theo trữ lượng đó”.

Về quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 115), dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản quy định “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương, đối với giấy phép do Trung ương cấp; 100% cho ngân sách địa phương, đối với giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp”. Một số tỉnh đề nghị để lại toàn bộ cho ngân sách địa phương, nhóm đề nghị xem xét đề nghị này theo ý kiến của Bộ Tài chính – yêu cầu giải trình căn cứ pháp lý để phân bổ khoản thu giữa ngân sách Trung ương và địa phương đối với các giấy phép của Bộ.

Đối với ý kiến về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, một số địa phương đề nghị các khu vực trước khi đấu giá phải giải phóng mặt bằng, nhóm đề xuất không thay đổi theo hướng này, mà cần áp dụng theo quy định của Luật Đất đai, bởi nếu giải phóng mặt bằng trước thì sẽ gây áp lực cho ngân sách địa phương khi phải dành một khoản chi cho giải phóng mặt bằng…

Cũng có ý kiến cho rằng chỉ đấu giá các mỏ đã có kết quả thăm dò, nhóm thống nhất chỉ tiếp thu một phần ý kiến này theo hướng với những trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, chi phí của đề án thăm dò không quá lớn thì địa phương có thể chi ngân sách để đảm bảo tính chính xác của thông tin trữ lượng trước khi đấu giá, tạo tính khách quan, minh bạch. Tuy nhiên đối với những mỏ khoáng sản không phải là vật liệu xây dựng thông thường, đề án thăm dò có quy mô lớn, nếu sử dụng khoản chi ngân sách nhà nước để thăm dò sẽ tạo gánh nặng lớn, do vậy nhóm cho rằng vẫn cần thực hiện đấu giá ở các mỏ chưa thăm dò và đang thăm dò.

img_7086.jpg
Các thành viên của Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản và đại diện các đơn vị liên quan làm việc rất miệt mài trong hai ngày 8-9/11

Liên quan đến đấu giá tại khu vực có nhiều loại khoáng sản, Luật Đấu giá tài sản quy định đấu giá theo một loại khoáng sản, do vậy nhóm đề xuất bổ sung thêm một khoản để quy định trường hợp đối với một mỏ có hai loại khoáng sản trở lên thì sẽ chọn một loại khoáng sản đưa ra đấu giá, khoáng sản còn lại sẽ được xác định tiền cấp quyền theo kết quả trúng đấu giá của khoáng sản kia và những khoáng sản được phát hiện sau khi cấp phép thăm dò khai thác thì sẽ tính theo tiền cấp quyền đối với khu vực không đấu giá.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản ghi nhận và đánh giá cao quá trình làm việc miệt hài, hăng say của các thành viên Tổ biên tập và đại diện các cơ quan liên quan. Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp thu tất cả các ý kiến góp ý của các nhóm chuyên đề để nghiên cứu, tham khảo, sớm hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, trình Chính phủ và Quốc hội thông qua đúng kế hoạch.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâmChính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích...

Toàn tâm, toàn lực, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành nhiệm vụ

Chiều 17/9, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã chủ trì Hội nghị Giao ban công tác tháng 8/2024 của Bộ. Tham dự Hội nghị có các...

‘Vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão’ để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

Cụ thể, Phó Thủ tướng chấp thuận Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO là nhà đầu tư dự án.Dự án được thực hiện tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ

Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác thay Đồng chí Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương;Đồng chí Nguyễn Hải...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thăm, tặng quà chiến sĩ và nhân dân huyện Côn Đảo

Tham dự có các đại biểu: Chuẩn đô đốc Trần Ngọc Quyết, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”; nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ...

Vùng 4 Hải quân cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Phát biểu tại chương trình, Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Uỷ viên Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân khẳng định, “Hải quân vùng 4 cùng với các lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng tự hào, vinh dự đồng hành cùng với bà con ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ...

Lan tỏa hiệu quả công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa

Sáng 13/9, tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa-DK1 lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 8 đầu cầu tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ...

Lực lượng Cảnh sát biển nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3

 Lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão...

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị: Vùng 1, Lữ đoàn 126, Lữ đoàn 131, Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân cùng các dụng cụ, phương tiện cầm tay và 20 xe tải, xe chở quân.

Mới nhất

Điều ước giản đơn ngày Tết Trung thu của những bệnh nhi ung thư máu

Với các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, mong ước duy nhất trong ngày Tết Trung thu là khỏe mạnh để có thể đi học, trở về bên gia đình. Dantri.vn

Cựu Tổng thống Donald Trump lần đầu kể về khoảnh khắc bị ám sát hụt lần hai

Ông Trump lần thứ hai thoát khỏi một vụ ám sát (Ảnh: AP)   Một "kết quả tốt hơn nhiều" Mật vụ Mỹ đã nhanh chóng phát hiện ra một âm mưu ám sát nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump khi ông đang chơi golf tại câu lạc bộ Trump International tại West Palm Beach, Florida, ngày 15/9. Sáng 17/9, lần đầu tiên trực...

Petrovietnam trao kinh phí 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại bão lũ

Petrovietnam trao kinh phí 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại bão lũ 08:30 | ...

Đà Nẵng có 4.446 tình nguyện viên sơ cấp cứu

Bà Thái Thị Hà, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng khẳng định: "Thông qua hoạt động diễn tập đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sơ cấp cứu trong việc ứng phó với tai nạn thương tích nói chung và tai nạn giao thông nói riêng. Từ...

Mới nhất