Trang chủNewsThời sựTập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật...

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua


Chiều 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,49 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết được Quốc hội nhấn mạnh là tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

091120230232-z4863713486837_534f51d24b40ec610edd57c340ce0808.jpg
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Nghị quyết đặt ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó, về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, Nghị quyết yêu cầu tập trung thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó tập trung hoàn thiện trình Quốc hội Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên phục vụ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 theo đúng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, phấn đấu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP); đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen; hoàn thành khảo sát, đánh giá năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Trên cơ sở 321 ý kiến nhất trí, 63 ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Nghị quyết đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu:

1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 – 6,5%.

2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 – 4.730 đô la Mỹ (USD).

3. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1% – 24,2%.

4. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 – 4,5%.

5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8% – 5,3%.

6. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 – 28,5%.

8. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

10. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

11. Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

12. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

13. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

14. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

15. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ sau ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội

  Từ ngày 1.8.2024, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực, sẽ giúp công nhân lao động nghèo dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH). Từ ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội. Ảnh: Minh Hạnh Luật Nhà ở Số 27/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27.11.2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2024. Theo đó, luật mới bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách...

6 vấn đề lớn cần tiếp thu, giải trình, chỉnh lý

Tiếp tục Phiên họp thứ 31, chiều 15/3 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).  Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đây dự án Luật khó trong quá trình thiết kế các chính sách. Tại Kỳ họp thứ 6 có 148 lượt ý kiến đại...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

ĐBQH nêu sự cần thiết quy định nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được đưa ra tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Điều 8 dự luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Đây cũng là căn cứ để lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát. Xoay quanh dự...

Sửa Luật Đất đai khai thông điểm nghẽn, tạo động lực phát triển

Bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi “bấm nút” Để có góc nhìn đa chiều trong việc chưa thông qua Luật Đất đai cũng như những kỳ vọng khi dự án Luật này sẽ được thông qua tại kỳ họp gần nhất, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe những chia sẻ, đánh giá từ TS. Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH đoàn Bình Dương. NĐT: Thưa Phó Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Nhiều gia đình ngành TN&MT Yên Bái bị thiệt hại nặng do ngập lụt

Đối với những gia đình bị ngập sâu chưa thể khắc phục, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Giám đốc Sở TN&MT đề nghị huy động cán bộ, đoàn Thanh niên của Sở cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường để các hộ sớm ổn định...

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược quốc gia phát triển...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Cùng chuyên mục

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa...

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Video cảnh sát Mỹ truy đuổi bắt...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến nay, nhà thầu SCC đã lắp đặt thành công 2 đoạn nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại vị...

Bộ Nội vụ có nhiều sáng tạo, đổi mới, không đùn đẩy, né tránh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Mới nhất

Mới nhất