Trang chủNewsKinh tếXuất khẩu tôm hùm bông gặp khó

Xuất khẩu tôm hùm bông gặp khó


Ách tắc xuất khẩu

Theo phản ánh của một số cơ sở xuất khẩu, nuôi tôm hùm tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, thị trường Trung Quốc đã dừng nhập khẩu tôm hùm bông từ tháng 10 đến nay. Đây không phải là lần đầu tiên xuất khẩu tôm hùm bông sang thị trường này bị gián đoạn. Vào cuối tháng 9 năm nay, khoảng 6 tấn tôm hùm của các doanh nghiệp xuất qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cũng bị ngừng lại, doanh nghiệp phải bán ra thị trường với giá chỉ từ 200.000 – 400.000 đồng/kg, bằng 1/3 giá xuất khẩu, để thu hồi vốn. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn nhất của VN nhưng năm nay, kim ngạch giảm mạnh. Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu tôm hùm của VN sang Trung Quốc đạt 76 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu tôm hùm bông gặp khó  - Ảnh 1.

Cần xây dựng chuỗi liên kết tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu chính ngạch

Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Anh Thư – Giám đốc Công ty TNHH thủy sản và thương mại tổng hợp Thành Nhơn (TP.HCM), xác nhận: “Công ty chúng tôi là đơn vị ký kết xuất khẩu tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc, tuy nhiên, tình hình tiêu thụ tại thị trường này trong năm nay rất khó. Mặc dù khách hàng đã ký hợp đồng hàng ngàn tấn nhưng đơn đặt hàng chỉ rải ra vài tấn, chủ yếu vẫn là tôm hùm xanh, còn tôm hùm bông thì khách không mua”. Thị trường Trung Quốc không ăn hàng khiến tôm hùm bông có kích cỡ to hơn và giá bán cũng cao hơn gấp đôi so với tôm hùm xanh nhưng đang bí đầu ra nên giá tôm hùm bông đang rớt xuống, thấp hơn cả tôm hùm xanh.

Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết năm 2022, xuất khẩu tôm hùm VN sang Trung Quốc đạt trên 257 triệu USD, tăng 8,3 lần so với năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau thời gian dài thị trường này đóng cửa do đại dịch Covid-19. Từ đầu năm đến nay, nhu cầu tiêu thụ tôm hùm của Trung Quốc giữ ổn định, thậm chí tăng trên 15% khối lượng tôm hùm nhập khẩu. Các nguồn cung tôm hùm lớn nhất cho Trung Quốc gồm Canada, Mỹ, New Zealand, Cuba, Ấn Độ, Brazil, Mexico… 

“VN chỉ đứng thứ 14 về cung cấp tôm hùm cho Trung Quốc, chiếm thị phần nhỏ 1%. Các sản phẩm tôm hùm của VN xuất khẩu sang Trung Quốc gồm tôm hùm đá, tôm hùm bông, tôm hùm xanh tươi, sống. Năm nay, trước tình hình tiêu thụ toàn cầu gặp khó khăn do suy thoái kinh tế, giá bán tôm hùm của VN lại khá cao nên không cạnh tranh nổi với các nước khác như Ecuador hay Ấn Độ, chính vì vậy thị trường tiêu thụ có lúc gặp gián đoạn”, đại diện truyền thông VASEP phân tích.

Giải pháp nào?

Đại diện VASEP thông tin hiện nay việc tiêu thụ tôm hùm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Người nuôi tôm hùm luôn gặp nhiều rủi ro khi giá cả lên xuống thất thường, bị thương lái ép giá… Bên cạnh đó, xuất khẩu tiểu ngạch ngày càng hẹp dần khi Trung Quốc đang dần áp dụng những điều kiện nghiêm ngặt. Để đảm bảo thuận lợi trong tương lai, việc đưa tôm hùm xuất khẩu chính ngạch là rất cần thiết. Muốn vậy, cấp thiết phải tạo liên kết sản xuất, thu mua, xuất khẩu tôm hùm gắn với truy xuất nguồn gốc. Để xác minh và kịp thời tháo gỡ vướng mắc, trong tháng 9, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Đại sứ quán và Thương vụ VN tại Trung Quốc và Cục Hải quan Nam Ninh (Tổng cục Hải quan Trung Quốc).

Trong khi chờ phản hồi từ phía Trung Quốc, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường kiểm soát chất lượng tôm hùm giống, phòng trị bệnh; hướng dẫn đăng ký nuôi lồng bè và bố trí lồng bè nuôi phù hợp, đúng kế hoạch. Đồng thời, Cục Thủy sản cũng khuyến cáo người dân lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp, trong đó, giảm nuôi tôm hùm bông, tăng nuôi tôm hùm xanh và thu hoạch vào thời điểm thích hợp. Cơ quan này cũng yêu cầu tổ chức xây dựng chuỗi liên kết tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc.

Ông Lâm Duy Dũng, Phó chủ tịch UBND TX.Sông Cầu (Phú Yên), chia sẻ: “Chúng tôi đang cùng với Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT tiến hành hỗ trợ các hợp tác xã thủy sản xây dựng chuỗi giá trị , tập huấn, triển khai cho bà con tiến hành liên kết giữa công ty giống, công ty thức ăn để tiến hành xây dựng mã số vùng nuôi sau đó xuất bán sang các nước trên thế giới, tăng giá trị cũng như giảm bớt tối thiểu vùng nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường”. Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có khoảng 99.600 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng tôm đã thu hoạch gần 2.000 tấn, việc ra đời hợp tác xã là tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đáp ứng điều kiện xuất khẩu chính ngạch”.

Để xuất khẩu tôm hùm chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và chứng thư kiểm dịch do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) cấp. Do đó, người nuôi cần tập trung chăm sóc và theo dõi sát diễn biến của thị trường, thả nuôi mật độ vừa phải và đúng quy hoạch, có đăng ký, kê khai đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước. Theo đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025 của Bộ NN-PTNT, mục tiêu tổng sản lượng nuôi đạt 3.000 tấn một năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD một năm. Các tỉnh sản xuất tôm hùm lớn nhất cả nước gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Doanh nghiệp thủy sản vẫn khó khăn về vốn

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN vừa có báo cáo về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.

Theo VASEP, phần lớn doanh nghiệp của VN chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, nên nguồn vốn ngân hàng là kênh chính để đầu tư, phát triển, đặc biệt giai đoạn hiện nay ngoài nguồn vốn vay, các kênh huy động vốn từ thị trường tài chính gần như không hiệu quả. Việc quy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, từ đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. Giao dịch cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp cần được nhận định là một hoạt động kinh doanh bình thường trong đó sản phẩm là nguồn vốn. Việc áp trần chi phí lãi vay này sẽ khiến doanh nghiệp không có đủ tiềm lực hoặc ngại đầu tư, đổi mới công nghệ. Trong khi đầu tư, đổi mới là sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, cũng như nền kinh tế của đất nước nói chung.



Source link

Cùng chủ đề

Trung Quốc cấp C/O theo phiên bản mới từ 1/9/2024

Từ ngày 1/9/2024, Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT) sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo phiên bản mới, số C/O sẽ được thay đổi từ 16 chữ số thành 17 chữ số. Số C/O do CCPIT cấp bằng phiên bản mới của hệ thống sẽ được thay đổi từ 16 chữ số thành...

Sức sống mạnh mẽ của hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Trang tin của Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc ngày càng trở nên mật thiết, thể hiện sức sống mạnh mẽ.

Đánh bật Mỹ, Trung Quốc lấy lại vị trí nhà nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc

Trung Quốc một lần nữa trở thành điểm đến hàng đầu cho các sản phẩm của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, do nhu cầu về chất bán dẫn tăng cao.

Trung Quốc tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc trong tháng 5/2024 giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1,43 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 7,235 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc phục hồi ấn tượng

Thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc còn nhiều dư địa tăng trưởng, dựa trên nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định thương mại đa phương như ACFTA, RCEP.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại Giá nhiều mặt hàng tăng vọt nhờ được hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và cung cầu. Đáng chú ý, trên...

Bạc thế giới suy giảm nhẹ

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 911.000 đồng/lượng mua vào và 956.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 913.000 đồng/lượng mua vào và 958.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới đang ở mức giá 754.000/ounce mua vào và 759.000/ounce bán ra. Cụ thể thông tin mới nhất về giá bạc hôm nay...

VN-Index “thử thách” trước nhiều sự kiện quan trọng

VN-Index giảm hơn 22 điểm qua 1 tuần giao dịch, loạt nữ lãnh đạo bán mạnh cổ phiếu, thị trường chờ tín hiệu quan trọng, cổ phiếu ACB được kỳ vọng tăng 28%, lịch trả cổ tức. ...

Loại quả chua lè trước cho không ai lấy, nay bán giá 430.000 đồng/kg

Từ cuối tháng 8 đến nay, ngày nào chị Lê Kiều Vân ở Cầu Giấy, (Hà Nội) cũng nhập vài chục cân nhót xanh Đà Lạt về để trả đơn khách đặt. Khách lẻ, chị bán theo set 3 lạng với giá 130.000 đồng/set, tức 1kg nhót xanh có giá lên tới 430.000 đồng.  Với mức giá này, theo chị Vân nhót xanh vượt qua giá của tất cả trái cây nội địa, thành hàng đắt đỏ nhất chợ....

Giá vàng hôm nay 16/9/2024: Vàng nhẫn tăng không ngừng, lập kỷ lục mới

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng theo giá vàng thế giới. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng tăng giá vàng nhẫn...

Cùng chuyên mục

Giá gạo tăng từ 100 -150 đồng/kg, giá lúa biến động trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 100 - 150 đồng/kg với gạo nguyên liệu và thành phẩm. Giá lúa biến động trái chiều từ 100 - 200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như An Giang, Hậu Giang giao dịch lúa mới ít, giá lúa tăng nhẹ. Tại Hậu Giang, giao dịch lúa Thu Đông...

Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam

Đến ngày 31/8, vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh vào bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Việc nới lỏng điều kiện mua nhà đối với người nước cũng giúp thị trường địa ốc dự kiến có thêm hàng tỷ USD từ vốn ngoại. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, vốn...

Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng

Sản xuất chiếm 1/4 nền kinh tế của Việt Nam, do đó, sự phục hồi trong sản xuất nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng, có khả năng đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,1% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm nay. Lô hàng sơ mi rơ moóc của Thaco Trailers xuất khẩu sang Mỹ năm 2024. Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân...

Hàng loạt cổ phiếu bị cảnh báo, doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn bị nêu tên

Cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) do ông Bùi Thành Nhơn làm chủ tịch, bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/9. HoSE cho biết, Novaland chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định Trước đó, ngày 10/9, HoSE thông báo, Novaland chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá hạn 5 ngày, cổ...

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu Sáng 17/9, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì tổ chức Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho tổ chức hỗ trợ kinh doanh -...

Mới nhất

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với nạn nhân bão lụt

Ngày 16/9, Bộ Y tế có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, Ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão...

Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành mới HarmonyOS Next vào cuối tháng 9 này và không còn hỗ trợ các ứng dụng Android.

Mới nhất