Theo Khoản 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008:
“4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau”
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn“.
“Điều 11: Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường“.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nếu không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt ở mức sau:
Đối với ô tô: Bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Đối với xe máy: Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Bên cạnh đó, lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hay vạch kẻ đường còn được quy định riêng trong trường hợp đi qua đường ngang, cầu chung và hầm đường sắt. Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này như sau:
Đối với người đi bộ: Bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng.
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ: Bị phạt từ 80.000 – 100.0000 đồng.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Bị phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Đối với xe ô tô và các xe tương tự ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
BẢO HƯNG